Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.

BÀI 11: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

 (17 câu)

  1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Giai cấp công nhân ra đời như thế nào?

Trả lời:

Sự ra đời của giai cấp công nhân:

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện. Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,...

à Giai cấp công nhân đã dần hình thành trong bối cảnh đó và cùng với giai cấp tư sản,

trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Trong những năm 30, 40 của thế kỉ XX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về nhận thức.

Câu 2: Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C.Mác và Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trả lời:

- Những hoạt động chính của C.Mác và Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

- Năm 1842: Ph.Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây, biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

- Năm 1843: sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C.Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.

- Năm 1844: Ph.Ăng-ghen từ Anh sang Pháp gặp C.Mác. 2 ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản – chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

- Đầu năm 1848: C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – Cương lĩnh của đồng minh những người cộng sản.

- Năm 1864: Quốc tế thứ nhất được thành lập, C.Mác tham gia Ban lãnh đạo, trở thành linh hồn của tổ chức này.

- Năm 1889: Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph.Ăng-ghen.

Câu 3: Nêu những nét chính về Công xã Pa-ri.

Trả lời:

Những nét chính về Công xã Pa-ri:

- Sau khi Pháp thất bại thảm hại trong chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản đã khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập nhưng lại tìm cách thoả hiệp với Phổ, kí hoà ước chấp nhận những điều kiện nhục nhã.

- Ngày 18 - 3, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngả tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ. Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.

à Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của một chế độ mới, xã hội mới.

Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri:

- Là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Là sự cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Câu 5: Mô tả một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thé kỉ XIX – đầu thể kỉ XX:

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 – 1876):

+ Tháng 9 - 1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

+ Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội. Cùng với những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

- Sự ra đời của các Đảng công nhân:

+ Ở Mỹ, ngày 1 - 5 - 1886, hàng chục vạn công nhân đình công đòi ngày làm 8 giờ; bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô.  Từ năm 1889, ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.

+ Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác và sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản: Đang Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879),…

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 – 1914):

+ Ngày 14 - 7 - 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

+ Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

+ V. I. Lê-nin đã vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, tác hại của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Câu 6: Lâp và hoàn thành bảng về những hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu:

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

    
    

Trả lời:

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

 

9/1864

Pa-ri (Pháp)

Thành lập Quốc tế thứ nhất

 

1/5/1886

Mỹ

Hàng chục vạn công nhân đình công đòi ngày làm 8 giờ.

 

1889

Pa-ri (Pháp)

Thành lập Quốc tế thứ 2

 

1893

Pháp

Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893

 

1899

Anh

Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.

Câu 7: Em hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời vào hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân:

- Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.

- Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…

à Giai cấp công nhân ra đời.

  1. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: C.Mác và P.Ăng-ghen  có những hoạt động gì cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trả lời:

Năm 1842

- C.Mác là Tổng biên tập Báo sống Ranh (Rhine) – một tờ báo có tư tưởng cách mạng, chống lại chủ nghĩa quân phiệt Phổ.

- Ph. Ăng-ghen sang Anh. Sau khi tìm hiểu đời sống của công nhân, Ăng-ghen đã biên soạn tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

Năm  1843

- C.Mác bị trục xuất khỏi Đức. Tại Pa-ri (Pháp), Mác tiếp tục hoạt động cách mạng của phong trào côn nhân, xuất bản Biên niên Pháp – Đức.

Năm 1844

- C.Mác gặp P.Ăng-ghen ở Pa-ri. Liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa của công dân châu Âu.

Tháng 2 – 1848

- C.Mác và P.Ăng-ghen soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, được công bố ở Luân Đôn.

Năm 1864

- Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Anh. C.Mác được bầu vào Ban chấp hành Trung ương.

Năm 1889

- Quốc tế thứ hai được thành lập tại Pháp, Ph. Ăng-ghen tham gia tích cực có nhiều đóng góp quan trọng.

Câu 2: Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

Trả lời:

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) trình bày những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân. Việc công bố văn kiện này đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Câu 3: Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX:

+ Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước Âu - Mỹ diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (vào tháng 6/1848),…

+ Sau cách mạng 1848, phong trào đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi, như: Bỉ, Đức, Anh, Mỹ,…

+ Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là: Quốc tế thứ nhất) được thành lập. C.Mác và Ph. Ăng-ghen đã trở thành những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức này. Trong thời gian tồn tại (1864 - 1876), Quốc tế thứ nhất đã có nhiều hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, thúc đẩy sự phát triển của phong trào Công nhân quốc tế.

+ Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...

+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.

 

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: C.Mác và Ph.Ăng-ghen có vai trò như thế nào trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời

Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Là lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) soạn thảo đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Hai ông đã sáng lập và lãnh đạo Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I), đặt nền tảng tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời, hoạt động của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.

- Cùng với việc khởi thảo những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của phong trào công nhân quốc tế, C.Mác, Ph.Ăngghen và những người mácxít thường xuyên đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng phản động và chủ nghĩa cơ hội tiểu tư sản, vô chính phủ trong suốt 12 năm tồn tại của Quốc tế I (1864-1876).

Câu 2: Trình bày sự hiểu biết của em về C.Mác.

Trả lời:

Trình bày sự hiểu về C.Mác:

  1. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, năm 23 tuổi đỗ Tiến sĩ và sớm có khuynh hướng cách mạng nên bị trục xuất khỏi Đức. Ông đã sang Pa-ri (Pháp) tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào công nhân.

Câu 3: Trình bày sự hiểu biết của em về Ph.Ăng-ghen.

Trả lời:

Trình bày sự hiểu biết về Ph.Ăng-ghen:

Ph. Ăng-ghen (1820 - 1895) sinh ra trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố

Bác-men (Đức). Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân Anh.

Câu 4: Em hãy nêu đôi nét hiểu biết về ngày  Quốc tế lao động 1 – 5.

Trả lời:

Ngày 1-5-1886, tại Si-ca-gô (Chicago) và nhiều thành phố khác của Hoa Kỳ đã bãi công, biểu tình, đòi ngày làm 8 giờ. Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề.

Dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Đại Hội lần thứ nhất của Quốc tê thứ hai (1889) đã quyết định lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng lao và đấu tranh chung  của vô sản các nước.

  1. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tìm hiểu về ngày Quốc tế Lao động 1/5 và ý nghĩa củ sự kiện này trong cuộc sống hiện tại.

Trả lời:

- Ngày 1/5 bắt nguồn từ thành phố công nghiệp lớn Chicago, Mỹ. Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “... Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.

 

- Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40.000 người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ: “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”. Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.

     Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

- Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 2: Trình bày sự hiểu biết của em về bài hát Quốc tế ca nổi tiếng, ra đời sau Công xã Pa-ri năm 1871.

Trả lời:

Bài hát Quốc tế ca – ra đời sau Công xã Pa-ri năm 1871:

- Quốc tế ca (nguyên bản tiếng Pháp: L’Internationale) là bài hát ra đời là từ Công xã Paris (1871).

- Năm 1848, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của hai lãnh tụ thiên tài của cách mạng vô sản thế giới là C.Mác và Ăng-ghen ra đời với lời hiệu triệu: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Kể từ đó, phong trào cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ mà trung tâm là một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức…, được đánh dấu bằng sự ra đời của Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế (Quốc tế I) năm 1864 tại London (Anh) do C.Mác và Ăng-ghen sáng lập. Với sự kiện Công xã Pari (1871), nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời - sự thể nghiệm lịch sử đầu tiên về giá trị và ý nghĩa của Tuyên ngôn.

- Chính phủ tư sản Pháp đã dìm cuộc khởi nghĩa của thợ thuyền Paris trong biển máu. Cuộc đấu tranh của các chiến sỹ công xã là nguồn cảm hứng để nhà thơ Ơ-gien Pôt-chi-ê  sáng tác bài thơ kêu gọi sự thống nhất lực lượng vô sản của tất cả các nước, lấy đầu đề “Quốc tế”. Năm 1888, một nhạc sỹ công nhân là Pi-e Đơ-gây-te  đã phổ nhạc bài thơ thành bài “Quốc tế ca”.

- Năm 1894, bài Quốc tế ca được in cả bản nhạc và lời ca tại thành phố Lilơ (Pháp), cả người sáng tác nhạc lẫn chủ nhà in bị lùng bắt. Năm 1899, đại hội đầu tiên thống nhất các tổ chức của Đảng xã hội Pháp đã lấy Quốc tế ca làm đảng ca chính thức.

 

Câu 3:  Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

Trả lời:

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay