Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
BÀI 3: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
(14 câu)
- NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX:
- In-đô-nê-xi-a:
+ Thế kỉ XVI: Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía Đông.
+ Sau đó, thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.
+ Giữa thế kỉ XIX: Hà Lan hoàn thành nhiệm vụ xâm chiếm nước này.
- Mã Lai: từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai, Miến Điện.
- Phi-lip-pin: giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hết các quần đảo và áp đặt thống trị suốt 350 năm.
- Ba nước Đông Dương: từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng.
- Xiêm (Thái Lan):
+ Thế kỉ XVI: thương nhân châu Âu xâm nhập vào nước này.
+ Giữa thế kỉ XIX: sau khi hoàn thành xâm chiếm Ấn Độ, một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Xiêm.
Câu 2: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Trả lời:
Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân:
- Chính trị:
+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc, làm tay sai cho thực dân.
+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh do các quan chức thực dân điều hành.
- Kinh tế:
+ Vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Mở rộng hệ thống đường giao thông như: đường sắt, đường bộ, bến cảng để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
+ Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,...
- Văn hóa:
+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.
+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.
- Xã hội:
+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.
+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề.
+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 3: Mô tả một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX:
- Ở In-đô-nê-xi-a: sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tít (1683 - 1719), khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830),... nhưng đều thất bại.
- Ở Phi-lip-pin:
+ Ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521).
+ Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh đã có bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là khởi nghĩa, của Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844),...
- Ở Miến Điện:
+ Ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824- 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện.
+ Đến năm 1825, Ban-đu-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.
Câu 4: Hoàn thành bảng thống kê các thuộc địa của thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
Thực dân cai trị | Hà Lan | Anh | Pháp | Tây Ban Nha |
Các thuộc địa |
Trả lời:
Thực dân cai trị | Hà Lan | Anh | Pháp | Tây Ban Nha |
Các thuộc địa | In-đô-nê-xi-a, Mã Lai | In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Ba nước Đông Dương | Mã Lai, Ba nước Đông Dương | In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ba nước Đông Dương |
Câu 5: Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu sau:
Tình hình chính trị | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội | Tình hình văn hóa |
Trả lời:
Tình hình chính trị | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội | Tình hình văn hóa |
- Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc, làm tay sai cho thực dân. - Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh do các quan chức thực dân điều hành. | - Vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng. - Mở rộng hệ thống đường giao thông như: đường sắt, đường bộ, bến cảng để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. - Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,... | - Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân. - Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. - Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. | - Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước. - Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị. |
- THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
Trả lời:
- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,…
- Nhận xét về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á: Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân phát triển gay gắt, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực dâng cao.
Câu 2: Theo em, chính sách cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức trồng trọt của chính quyền thực dân gây ra hậu quả gì cho người dân thuộc địa?
Trả lời:
Chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân đã gây ra hậu quả cho người dân thuộc đọa:
- Nông dân ở các nước Đông Nam Á không có ruộng đất để trồng trọt, lâm vào cảnh đói khổ, bần cùng hóa.
- Mặt khác, do bị mất ruộng đất, bị tước đoạt tư liệu sản xuất, nên người nông dân buộc phải bán sức lao động của mình, tới làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ hay nhà máy, xí nghiệp,… từ đó, dần hình thành nên đội ngũ công nhân.
Câu 3: Theo em, những ngành kinh tế nào được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển?
Trả lời:
Những ngành kinh tế được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 4: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia trong phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?
Trả lời:
Nhận xét về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:
- Hình thức đấu tranh: đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Lực lượng tham gia: nhân dân, thổ dân, quân đội,….
=> Phong trào đấu tranh vũ trang của các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX:
+ Tạo thành một sức mạnh to lớn, bước đầu làm chậm bước tiến của thực dân phương Tây.
+ Là sức mạnh của sự đoàn kết quân dân, nhiều giai tầng trong xã hội, mặc dù bị thất bại, nhưng nó tạo cơ sở cho các phong trào đấu tranh thời kỳ sau phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi hoàn toàn.
+ Các cuộc đấu tranh chống lại thực dân phương Tây do người nông dân lãnh đạo, hay do một nhà sư, một trí thức phong kiến, một hoàng thân hoặc một thủ lĩnh bộ lạc đứng đầu, đều chung một mục tiêu bảo vệ cho kỳ được đất nước, giữ cho kỳ được xóm làng quê hương không để rơi vào tay giặc.
Câu 5: Giải thích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á.
Trả lời:
Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á:
- Chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.
- Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ dàng bị các nước thực dân phương Tây đàn áp.
- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.
Câu 6: Nhận xét về các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á.
Trả lời:
Nhận xét về các cuộc đấu tranh chống thức dân phương Tây của các nước Đông Nam Á:
- Tinh thần và ý chí chiến đấu quật cường, mỗi người dân góp một phần sức lực nhỏ bé của mình công cuộc bảo vệ sự tồn vong của quốc gia dân tộc.
- Quá trình đấu tranh chống xâm lược diễn ra không cùng thời điểm cụ thể, không giống nhau về hình thức, lại khác về phương pháp đấu tranh, nhưng lại có điểm chung, thống nhất ở mục tiêu: ngăn chặn quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân, cố gắng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Trong quá trình xâm lược, thực dân phương Tây vấp phải sự kháng cự kéo dài và kiên cường, liên tục của nhân dân từng nước. Ngay trong một nước cuộc kháng cự này thất bại, cuộc khởi nghĩa khác lại nổi lên, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược.
- VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu”. Em đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Trả lời:
- Không đồng ý với ý kiến: “Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu”
- Giải thích: Bản chất quá trình xâm nhập và đô hộ của các nước thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực.
Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Trả lời:
- VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn (khỏng 150 chữ) về một người anh hùng dân tộc của các nước Đông Nam Á trong thời kì chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Trả lời:
Trương Định quê ở làng Tư Cung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng làm Hữu thủy quân ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị. Năm 1850, hưởng ứng khẩn trương của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định đã bỏ tiền chiêu mộ dân nghèo vào lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công) nên được nhà Nguyễn phong làm Quản đạo, giữ chức chức vụ trưởng phòng. Năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ nhất, Trương Định dẫn quân phối hợp với quân của tướng Nguyễn Tri Phương phòng thủ tuyến Chí Hòa. Thực vậy, ông đã từ chối thư của tướng Pháp Bonard, bất chấp sắc lệnh của nhà vua ra lệnh phế truất Phan Thanh Giản và rút quân về Gò Công, tự xưng là Trung Thiên tướng quân, được nhân dân kính trọng là Bình Tây Đại nguyên soái, lấy nơi đây làm đại bản doanh, xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Ngày 16-12-1862, Trương Định ra lệnh tấn công các cứ điểm của Pháp ở cả 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào thế khó xử, bị động. Tháng 2 năm 1863, Pháp phản công ở Biên Hòa, Chợ Lớn, vây Gò Công. Ngày 26-2-1863, Pháp chiếm được thành, ông thoát khỏi vòng vây kéo quân về Biên Hòa. Ngày 19-8-1864, tên phản quốc Huỳnh Công Tấn dẫn quân Pháp bất ngờ bao vây và tấn công. Sở chỉ huy Tối lá rụng, Trương Định trọng thương. Hầu hết các nguồn đều cho rằng ông đã hy sinh bản thân để tránh rơi vào tay kẻ thù. Mặt khác, theo Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, “ông và 28 thuộc hạ bị bắn chết”. Khi đó, ông 44 tuổi.
=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX