Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 1: Cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
BÀI 1: CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ
(23 câu)
- NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: Em hãy trình bày các nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh?
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
- Công nghiệp len dạ phát triển.
- Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi cừu.
à Trở thành tầng lớp quý tộc mới; nông dân không có đất trồng trọt, chăn nuôi, đời sống khổ cực.
+ Xã hội: Phân hóa thành những giai cấp có địa vị kinh tế, chính trị khác nhau, chia thành hai phe đối lập.
- Vua và các thế lực phong kiến.
- Giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị.
=> Sự thay đổi về kinh tế, mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội (đại biểu là quý tộc mới và tư sản), nhằm tăng thêm các khoản thuế mới. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động ngày càng gay gắt.
+ Tháng 8 - 1642, vua tuyên chiến với Quốc hội.
=> Cách mạng bùng nổ.
Câu 2: Trình bày kết quả, tính chất và đặc điểm chính của cuộc Cách mạng tư sản Anh.
Trả lời:
Về cuộc cách mạng tư sản Anh:
- Kết quả:
+ Đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.
+ Là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.
- Tính chất: không triệt để vì đã không xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến và giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân.
- Đặc điểm chính:
+ Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo.
+ Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 3: Trình bày nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Nhiều nước châu Âu tiến hành xâm chiếm châu Mỹ. Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa (tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ) đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh.
- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xoá bỏ các luật cấm vô lí. Vua Anh tuyên bố sẽ trừng trị các thuộc địa.
=> Tháng 4 - 1775, Chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Câu 4: Trình bày những sự kiện chính của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Trả lời:
Những sự kiện chính của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- 12 – 1773: Sự kiện trà Bô-xtơn.
- 4 – 1775: Chiến tranh bắt đầu.
- 4 – 7 – 1776: Tuyên ngôn Độc lập được thông qua; Hợp chủng quốc Mỹ được thành lập.
- 10 – 1781: Quân đội Anh đầu hàng.
- 9 – 1783: Hiệp ước Paris được kí kết. Anh công nhận nền độc lập của 13 nước thuộc địa.
Câu 5: Trình bày kết quả, tính chất và đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Trả lời:
Về cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Kết quả:
+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.
+ Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Tính chất: là một cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX.
- Đặc điểm chính:
+ Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo.
+ Diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.
Câu 6: Lập bảng hệ thống về nguyên nhân, giai cấp lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cuộc Các mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Trả lời:
Nội dung | Các mạng tư sản Anh | Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ |
Nguyên nhân | - Sự thay đổi về kinh tế, mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế. - Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thêm các khoản thuế mới. Tháng 8 - 1642, vua tuyên chiến với Quốc hội. => Cách mạng bùng nổ. | - Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh. - Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xoá bỏ các luật cấm vô lí. Vua Anh tuyên bố sẽ trừng trị các thuộc địa. => Tháng 4 - 1775, Chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. |
Giai cấp lãnh đạo | Giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị. | Tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ. |
Kết quả, ý nghĩa | - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng. - Là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. - Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Tính chất | Không triệt để vì đã không xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến và giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân. | Là một cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX. |
Đặc điểm chính | - Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo. - Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. | - Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo. - Diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống. |
Câu 7: Hãy nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Công thương nghiệp kém nhưng có bước phát triển.
- Chế độ hội phường kìm hãm nền sản xuất công nghiệp, hạn chế tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất.
+ Chính trị, xã hội:
- Vua Lu-I XVI nắm mọi quyền hành. Sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại trở thành gánh nặng đối với đời sống nhân dân.
- Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba (giai cấp tư sản, nông dân, bình dân thành thị).
à Mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp tăng lữ và quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
+ Tư tưởng: các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản phá bỏ chế phong kiến và Giáo hội thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5/5/1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
+ Bất bình trước hành động của nhà vua, 14/7/1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến.
à Cách mạng Pháp bùng nổ.
Câu 8: Lập niên biểu những sự kiến chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Trả lời:
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII | |
Thời gian | Sự kiện chính |
Giai đoạn 1 - 14/7/1989 - 16/8/1789 |
- Quần chúng tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti. - Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. |
Giai đoạn 2 - 10/8/1972 |
- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền cộng hòa đầu tiên. |
Giai đoạn 3 - 2/6/1973 - 27/7/1794 |
- Phái Gia-cô-banh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp à Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh. - Tư sản phản cách mạng đảo chính, cách mạng thoái trào và kết thúc. |
Câu 9: Hãy nêu kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp.
Trả lời:
Về Cách mạng tư sản Pháp:
- Kết quả, ý nghĩa:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hoà, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu;
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, đã thiết lập chế độ cộng hoà cùng các quyền tự do, dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân, xoá bỏ
chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
- Đặc điểm:
+ Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc.
- THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về các khái niệm sau
- Cách mạng tư sản.
- Quân chủ lập hiến.
- Quý tộc mới.
Trả lời:
- Cách mạng tư sản: là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (có nơi liên kết với quý tộc mới - quý tộc tư sản hoá), nhằm đánh đổ chế độ phong kiến lỗi thời, đem quyền lợi lại cho giai cấp tư sản, tạo tiền đề cho quan trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Quân chủ lập hiến: là chế độ xã hội mà vua không có thực quyền. Chỉ có Quốc hội – cơ quan quyền lực của tư sản và quý tộc mới có quyền định đoạt các chính sách và thông qua các đạo luật.
- Quý tộc mới: có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản, muốn xóa bỏ những trở ngại của quan hệ sản xuất phong kiến, nhưng quyền lợi chính trị, địa vị xã hội của họ lại gắn bó với chế độ phong kiến.
Câu 2: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh và những hệ quả của nó.
Trả lời:
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:
+ Đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu (công nghiệp len dạ phát triển).
+ Nhiều công trường thủ công ra đời.
+ Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính được thành lập.
+ Nhiều phát minh mới về kĩ thuật ra đời, làm tăng năng suất lao động.
+ Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi cừu.
- Hệ quả:
+ Tầng lớp quý tộc mới được hình thành.
+ Xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ, quý tộc) => Cách mạng tư sản Anh bùng nổ.
+ Xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 3: Theo em, Cách mạng tư sản Pháp cần phải giải quyết những vấn đề gì?
Trả lời:
Cách mạng tư sản Pháp cần giải quyết những vấn đề:
+ Mâu thuẫn về kinh tế:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Công thương nghiệp kém nhưng có bước phát triển.
- Chế độ hội phường kìm hãm nền sản xuất công nghiệp, hạn chế tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất.
+ Mâu thuẫn về chính trị, xã hội:
- Vua Lu-I XVI nắm mọi quyền hành. Sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại trở thành gánh nặng đối với đời sống nhân dân.
- Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba (giai cấp tư sản, nông dân, bình dân thành thị).
à Mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp tăng lữ và quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
Câu 4: Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp:
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.
- Thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương dấn chuyển sang hàng ngũ phản cách mạng.
+ Giai đoạn 1: Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti. Cách mạng nổ ra và thắng lợi, hạn chế quyền của vua lập nền quân chủ lập hiến, xóa bỏ đẳng cấp.
+ Giai đoạn 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chế độ phong kiến, lập nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp, xử tử vua Lu-i XVI.
+ Giai đoạn 3: Quần chúng cách mạng lật đổ phái Gi-rông-danh, đưa phái Gia-cô-banh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp, lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng và đưa cách mạng Pháp tới đỉnh cao.
- Giải quyết yêu cầu về ruộng đất cho nông dân, quyết định quyền lợi cho nhân dân,…
Câu 5: Vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến?
Trả lời:
Chế độ cộng hòa ở Anh được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến vì:
- Chế độ cộng hòa được thiết lập nhưng quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản.
- Nông dân, binh lính không được hưởng quyền lợi gì. Vì vậy họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ mà vẫn giữ vững thành quả cách mạng => nền quân chủ lập hiến được thiết lập.
Câu 6: Sự tham gia lãnh đạo của tầng lớp quý tộc mới có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của Cách mạng tư sản Anh?
Trả lời:
- Tầng lớp quý tộc mới là một trong những lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh đi đến thành công.
- Tuy nhiên, sự tham gia của tầng lớp này là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng tư sản Anh.
+ Tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến không triệt để.
+ Quý tộc mới không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải tạo nền quân chủ chuyên chế sao cho phù hợp với lợi ích của mình.
=> Thể chế chính trị của nước Anh sau cách mạng là quân chủ lập hiến.
Câu 7: Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
Trả lời:
Cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:
- Thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa.
- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau.
Câu 8: Tại sao sao nói: Cách mạng tư sản Anh là cuộc Cách mạng tư sản không triệt để?
Trả lời:
Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
- Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp nắm quyền là quý tộc mới, quý tộc mới chính là địa chủ, đại diện cho chủ nghĩa phong kiến.
- Giai cấp tư sản không duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.
à Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, ngôi vua vẫn tồn tại.
- Là cuộc cách mạng chỉ mang lại thắng lợi, lợi ích của giai cấp tư sản và quý tộc mới, không mang đến bất cứ quyền lợi nào cho người lao động như nông dân, thợ thủ công. Sau đó, những cuộc đấu tranh đòi quyền lợi vẫn tiếp tục được diễn ra.
- VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Lập bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII về nguyên nhân, nhiệm vụ mục tiêu, lãnh đạo, hình thức đấu tranh, kết quả, tính chất, ý nghĩa, đặc điểm chính.
Trả lời:
Nội dung | Cách mạng tư sản Anh | Chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa | Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII |
Giống nhau | Đánh đổ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | ||
Khác nhau - Nguyên nhân: | Sự thay đổi về kinh tế, mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế.
| Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh. | - Kinh tế lạc hậu. - Mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp tăng lữ và quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến). |
- Nhiệm vụ, mục tiêu | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển. | - Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
- Lãnh đạo | Quý tộc mới, tư sản. | Tư sản , chủ nô. | Tư sản. |
- Hình thức | Nội chiến | Cách mạng giải phóng dân tộc | Nội chiến, chiến tranh vệ quốc. |
Kết quả, ý nghĩa | - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. | Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. | Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. - Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu. - Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. |
Tính chất | Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. | Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. | Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. |
Đặc điểm chính | - Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo. - Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. | - Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo. - Diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống. | - Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo. - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc. |
Câu 2: Đánh giá về thắng lợi của cuộc Cách mạng tư sản Anh, C.Mác cho rằng “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”. Em hiểu như thế nào về câu nói này của C.Mác?
Trả lời:
“Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, bởi:
- Thắng lợi của cuộc cách mạng chính là thắng lợi của giai cấp tư sản đã lật đổ những rào cản của chế độ phong kiến.
- Từ trong thắng lợi đó, một chế độ xã hội mới đã ra đời – chế độ của giai cấp tư sản nắm quyền.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 3: Kể tên một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến.
Trả lời:
Một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến: Nhật Bản, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Ca-na-đa, Úc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Ma-lay-si-a, Bu-tan,...
Câu 3: Có ý kiến cho rằng “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc Đại cách mạng”. Em có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao?
Trả lời:
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc Đại cách mạng bởi:
- Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân (nông dân). Nhân dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng, là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thắng lợi của của cách mạng: lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.
- Với những kết quả mà cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã đạt được không chỉ có ý nghĩa đối với nước Pháp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với thế giớ.
+ Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở châu Âu.
+ Sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu.
Câu 4: Bức tranh biếm họa “Tình cảnh người nông dân nước Pháp trước cách mạng” cho em thấy điều gì?
Trả lời:
- Nội dung của bức tranh biếm họa “Tình cảnh người nông nước Pháp trước cách mạng”:
+ Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải cõng trên lưng mình hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh.
+ Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ. Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc.
+ Trong túi quần và túi áo của tăng lữ, quý tộc là những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân.
+ Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của người nông dân còng xuống, tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt.
à Biểu hiện cho công cụ sản xuất thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nền nông nghiệp của Pháp trước cách mạng.
+ Dưới chân người nông dân là những con vật thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ… sản phẩm làm ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại.
- Ý nghĩa của bức tranh biếm họa: chế độ đẳng cấp của Pháp đè nặng lên đôi vai của người nông dân.
- VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945) với bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776).
Trả lời:
Mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945) với bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776).
- Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776):
+ Được ra đời từ sau cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ thời kỳ Khai sáng, bản Tuyên ngôn là lời khẳng định thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế, hướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình đẳng, bác ái.
+ Là bản Tuyên ngôn mang đậm giá trị nhân văn, nhân bản, là nền tảng để xây dựng các bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của nước Mỹ sau đó.
- Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945):
+Từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh trích dẫn: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”.
à Xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà cách mạng Mỹ đã giương cao.
+ Hồ Chí Minh khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc.
à Là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
+ Hồ Chí Minh thể hiện rõ chủ thể của cuộc cách mạng là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và nhân dân là người bảo vệ thành quả đó.
à Nguyên tắc “chủ quyền nhân dân”, nhân dân là chủ thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân không bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo, giai cấp.
è Kết luận:
- Ra đời sau bản Tuyên ngôn lịch sử của Mỹ hơn một trăm năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ quát nhất.
- Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, mà còn đóng góp quan trong cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc của con người.
Câu 2: Theo em, tính chất tiến bộ của “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
Tính chất tiến bộ của “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ thể hiện ở điểm:
- Tuyên ngôn mang tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu các nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Tuyên ngôn khẳng định: Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong số những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King và Abraham Lincoln. Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ cũng ảnh hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước khác như Việt Nam và Dim-ba-bu-ê.
Câu 3: Trình bày sự liên quan của Quốc kì nước Pháp hiện nay với Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và ý nghĩa của điều này.
Trả lời:
Ngày 14/7, mở đầu Cách mạng tư sản Pháp được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp. Lá cơ với ba màu xanh làm – trắng – đỏ (Quốc kì của nước Pháp hiện nay) xuất hiện đầu tiên trong cuộc tấn công nhà tu Ba-xti.
=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ