Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6

VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế dưới thời Nguyễn?

Trả lời:

Những nét chính về tình hình kinh tế dưới thời Nguyễn:

- Về nông nghiệp:

+ Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,...

+ Nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Về thủ công nghiệp, thương nghiệp:

+ Có điều kiện phát triển.

+ Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

+ Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng. Tuy nhiên, do Nhà nước có những quy định ngặt nghèo (về thuế, mẫu mã,...) và thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, thợ giỏi bị bắt vào làm trong các quan xưởng nên một số ngành, nghề không phát triển được. Nhiều trung tâm, đô thị dần sa sút.

Câu 2: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp? Tại sao?

Trả lời:

Theo em, chính sách của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp là tổ chức việc khai hoang, cho phép đất khai hoang thành đất tư.

 Đem lại hiệu quả kích thích sản xuất nông nghiệp.

Câu 3: Em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa dưới thời Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.

Trả lời:

Một số thành tựu văn hóa dưới thời Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới:

- Mộc bản triều Nguyễn.

- Chân bản triều Nguyễn.

- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

- Quần thể di tích Cố đô Huế.

-…..

Câu 4: Trình bày một vài hiểu biết của em về Đại nội Huế (Thừa Thiên Huế) ngày nay.

Trả lời:

- Đại Nội Huế được xây dựng vào đầu thế kỉ XIX  đến đầu thế kỉ XX  đã được công nhận là di sản Văn Hóa Thế Giới từ năm 1993. Đại Nội Huế chính là nơi đã lưu giữ nhiều điểm đặc sắc của phong kiến của triều đình nhà Nguyễn hơn hàng trăm năm nay.

- Đây là nơi sinh sống và diễn ra nhiều hoạt động của vua chúa Nguyễn. Đồng thời đây còn là một công trình có quy mô vô cùng đồ sộ với quá trình xây dựng kéo dài trong nhiều năm với những công việc như lấp sông, đào hố, lắp thành,…

- Đại Nội Huế là một phần trong Quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

Câu 5: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta.

Trả lời:

Quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta:

- Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử Ph. Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội.

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự.

- Ph. Gác-ni-ê cho quân mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh thành vùng đồng bằng sông

Hồng. Quân dân ta ở khắp nơi đã nổi lên kháng chiến.

- Ngày 20 - 11, quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Chiến thắng tại đây đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm quân Pháp hoang mang, dao động.

- Năm 1874, triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

Câu 6: Qua việc kí kết các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?

Trả lời:

Việc kí kết hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt cho thấy sự yếu đuối, bất lực, bạc nhược của Triều đình Huế, không lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược mà nhanh chóng đầu hàng Pháp. Các bản Hiệp ước này đã từng bước đặt dấu chấm hết cho triều đại phong kiến Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đặt Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp.

Câu 7: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

Trả lời:

Diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế:

- Năm 1884: khởi nghĩa nông dân tại Yên Thế (Bắc Giang) bùng nổ dưới sự lãnh đạo của  Hoàng Hoa Thám với mục tiêu chủ yếu là giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.

- Nghĩa quân đã đánh bại nhiều trận càn của quân Pháp vào căn cứ của cuộc khởi nghĩa.

- Sau các lần giảng hoà, thực dân Pháp lại mở cuộc vây ráp quy mô (từ đầu năm 1909),

quyết dập tắt cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng.

- Tháng 2 - 1913, Hoàng Hoa Thám bị tay sai Pháp giết hại. Khởi nghĩa suy yếu rồi tan rã.

 Là cuộc khởi nghĩa nông dân chống xâm lược lớn nhất ở Việt Nam thời kì cận đại.

Câu 8: Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao?

Trả lời:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất, 11 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Câu 9: Trình bày một vài hiểu biết của em về Hoàng Hoa Thám.

Trả lời:

Một số thông tin về Hoàng Hoa Thám:

Hoàng Hoa Thám  còn gọi là Đề Dương, Đề Thám (“Đề đốc” Thám) hay Hùm thiêng Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913).

Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870–1875), và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (tháng 11 năm 1873), Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn, lãnh binh Bắc Ninh. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (tháng 4 năm 1882), ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng (1882–1888). Cuối năm 1885 ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.

Câu 10: Kể tên một số địa danh, đường phố,… mang tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế mà em biết.

Trả lời:

- Ở Việt Nam rất nhiều thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang,…. có đường phố mang tên Hoàng Hoa Thám.

- Tên đường phố Đề Thám cũng được đặt ở rất nhiều nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Thái Bình, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Cà Mau và một số địa danh khác.

- Đặc biệt, trường THPT Hoàng Hoa Thám ở Đà Nẵng là trường có bề dày truyền thống trong việc đào tạo học sinh khá giỏi của 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.

Câu 11: Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1904: Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân với mục đích đấu tranh, lập nên nước Việt Nam độc lập.

- Năm 1905:

+ Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

+ Hội Duy tân phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập.

- Năm 1909: Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào tan rã.

- Năm 1912: Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.

- Đầu năm 1913:

+ Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai, nhưng thất bại.

+ Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông. Giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của ông chấm dứt.

Câu 12: Nêu những nội dung chính trong cải cánh của nguyễn trường tộ, em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của ông.

Trả lời:

-Nội dung chính trong đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ :

+ Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên Triều đình 30 bản điều trần, bao gồm những nội dung cơ bản : chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - nông - thương nghiệp, chỉnh đốn võ bị, đoàn kết lương giáo, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

-Nhận xét :

+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của 3 yếu tố : kính chúa, yêu nước, kiến thức sâu rộng do ông được đi ra nước ngoài từ sớm nên có cái nhìn thức thời, tiến bộ

+Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập tới những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,ngoại giao, tôn giáo.

+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, trong đó có những đề nghị có thể thực hiện được.

Ví dụ: Thay đổi chứng kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của các nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục ... không đòi hỏi quá nhiều tiền của mà chỉ cần đòi quyết tâm vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy.

Câu 13: Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1904: Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân với mục đích đấu tranh, lập nên nước Việt Nam độc lập.

- Năm 1905:

+ Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

+ Hội Duy tân phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập.

- Năm 1909: Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào tan rã.

- Năm 1912: Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.

- Đầu năm 1913:

+ Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai, nhưng thất bại.

+ Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông. Giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của ông chấm dứt.

Câu 14: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

Sự giống nhau và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:

- Giống nhau:

+ Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.

+ Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.

+ Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.

+ Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.

+ Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.

- Khác nhau:

+ Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước.

+ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.

Câu 15: Tại sao các nhà yêu nước của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX lại noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản? 

Trả lời:

Các nhà yêu nước của Việt Nam thời bấy giờ noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản là vì: Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có cuộc cải cách duy tân và con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh nên đã kích thích nhiều người yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường của họ.

Câu 16: Hãy nêu nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

Trả lời:

Một số nét nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX:

- Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.

- Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số.

- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Thái Bình, của Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình, của Nông Văn Vân (1833 - 1835) ở Cao Bằng, của Cao Bá Quát (1854 - 1856) ở Hà Nội,...

Câu 17: Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nhà Nguyễn.

Trả lời:

Quá trình thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nhà Nguyễn:

- Vua Gia Long: lập hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

- Vua Minh Mạng: hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:

+ Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện.

+ Nhà vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...

Câu 18: Câu ca dao sau cho em biết điều gì về tình hình nông nghiệp dưới thời Nguyễn?

Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên

Ghe thuyền xuôi người, bán buôn dập dìu.

Trả lời:

Tình hình nông nghiệp dưới thời Nguyễn qua câu ca dao: nhà Nguyễn cho đào nhiều sông và kênh rạch ở phía Nam.

 Mang lại hiệu quả cho việc trị thủy, quốc phòng, giao thông, định cư,…

Câu 19: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về Luật pháp dưới thời vua Gia Long?

“Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80 tuổi mà lại bịnh nặng, trong nhà không có ai thay mình hầu hạ, lại không chịu về hầu hạ mà tham vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha mẹ. Tội này cũng khép vào tội bó nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ”.

(Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ Luật Gia Long, Tập 3, NXB Văn hoá  Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.448)

Trả lời:

Luật pháp Gia Long qua đoạn tư liệu: quy định chặt chẽ về tôn ti trật tự phong kiến, đề cao tính nhân đạo.

Câu 20: Kể tên một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa dưới thời Nguyễn còn tồn tại và có giá trị đến ngày nay.

Trả lời:

Một số thành tựu tiêu biểu về văn học dưới thời Nguyễn còn tồn tại và có giá trị đến ngày nay:

- Văn học: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương),….

- Nghệ thuật:

+  m nhạc: nhã nhạc (nhạc cung đình), quan họ, trống quân, hát ví, hát cò lả,...

+ Hội hoạ: tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống,….

+ Kiến trúc, điêu khắc: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế), chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...

- Tôn giáo: Phật giáo.

- Khoa học: Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay