Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 2: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Câu 1: Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các  nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời:

Những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX:

- In-đô-nê-xi-a:

+ Thế kỉ XVI: Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía Đông.

+  Sau đó, thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.

+ Giữa thế kỉ XIX: Hà Lan hoàn thành nhiệm vụ xâm chiếm nước này.

- Mã Lai: từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai, Miến Điện.

- Phi-lip-pin: giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hết các quần đảo và áp đặt thống trị suốt 350 năm.

- Ba nước Đông Dương: từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng.

- Xiêm (Thái Lan):

+ Thế kỉ XVI: thương nhân châu  u xâm nhập vào nước này.

+ Giữa thế kỉ XIX: sau khi hoàn thành xâm chiếm Ấn Độ, một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Xiêm.

Câu 2: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Trả lời:

Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân:

- Chính trị:

+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc, làm tay sai cho thực dân. 

+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh do các quan chức thực dân điều hành.

- Kinh tế:

+ Vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Mở rộng hệ thống đường giao thông như: đường sắt, đường bộ, bến cảng để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,...

- Văn hóa: 

+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.

+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

- Xã hội:

+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.

+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. 

+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 3: Mô tả một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời:

Một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX:

- Ở In-đô-nê-xi-a: sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tít (1683 - 1719), khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830),... nhưng đều thất bại.

- Ở Phi-lip-pin: 

+ Ngay khi thực dân  Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521).

+ Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh đã có bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là khởi nghĩa, của Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844),...

- Ở Miến Điện:

+ Ngay từ cuộc xâm  lược đầu tiên (1824- 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện.

+ Đến năm 1825, Ban-đu-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.

Câu 4: Hoàn thành bảng thống kê các thuộc địa của thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

Thực dân cai trị

Hà Lan

Anh

Pháp

Tây Ban Nha

Các thuộc địa

Trả lời:

Thực dân cai trị

Hà Lan

Anh

Pháp

Tây Ban Nha

Các thuộc địa

In-đô-nê-xi-a, Mã Lai

In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Ba nước Đông Dương

Mã Lai, Ba nước Đông Dương

In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ba nước Đông Dương

Câu 5: Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu sau:

Tình hình chính trị

Tình hình kinh tế

Tình hình xã hội

Tình hình văn hóa

Trả lời:

Tình hình chính trị

Tình hình kinh tế

Tình hình xã hội

Tình hình văn hóa

- Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc, làm tay sai cho thực dân. 

- Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh do các quan chức thực dân điều hành.

- Vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Mở rộng hệ thống đường giao thông như: đường sắt, đường bộ, bến cảng để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,...

- Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.

- Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. 

- Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.

- Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

Câu 6: Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?

Trả lời:

- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,…

- Nhận xét về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á: Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân phát triển gay gắt, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực dâng cao.

Câu 7: Theo em, chính sách cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức trồng trọt của chính quyền thực dân gây ra hậu quả gì cho người dân thuộc địa?

Trả lời:

Chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân đã gây ra hậu quả cho người dân thuộc địa:

- Nông dân ở các nước Đông Nam Á không có ruộng đất để trồng trọt, lâm vào cảnh đói khổ, bần cùng hóa.

- Mặt khác, do bị mất ruộng đất, bị tước đoạt tư liệu sản xuất, nên người nông dân buộc phải bán sức lao động của mình, tới làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ hay nhà máy, xí nghiệp,… từ đó, dần hình thành nên đội ngũ công nhân.

Câu 8: Theo em, những ngành kinh tế nào được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển?

Trả lời:

Những ngành kinh tế được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng. 

Câu 9: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia trong phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Nhận xét về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:

- Hình thức đấu tranh: đấu tranh giải phóng dân tộc. 

- Lực lượng tham gia: nhân dân, thổ dân, quân đội,….

=> Phong trào đấu tranh vũ trang của các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX:

+ Tạo thành một sức mạnh to lớn, bước đầu làm chậm bước tiến của thực dân phương Tây.

+ Là sức mạnh của sự đoàn kết quân dân, nhiều giai tầng trong xã hội, mặc dù bị thất bại, nhưng nó tạo cơ sở cho các phong trào đấu tranh thời kỳ sau phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi hoàn toàn. 

+ Các cuộc đấu tranh chống lại thực dân phương Tây do người nông dân lãnh đạo, hay do một nhà sư, một trí thức phong kiến, một hoàng thân hoặc một thủ lĩnh bộ lạc đứng đầu, đều chung một mục tiêu bảo vệ cho kỳ được đất nước, giữ cho kỳ được xóm làng quê hương không để rơi vào tay giặc.

Câu 10: Giải thích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á.

Trả lời:

Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á: 

- Chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.

- Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ dàng bị các nước thực dân phương Tây đàn áp. 

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội. 

Câu 11: Có ý kiến cho rằng “Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu”. Em đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Trả lời:

- Không đồng ý với ý kiến: “Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu”

- Giải thích: Bản chất quá trình xâm nhập và đô hộ của các  nước thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực.

Câu 12: Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

Trả lời:

Câu 13: Kể tên các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Trả lời:

- Các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a, như Tơ-ru-nô Giê-giô, Su-ra-pa-tit, và Đi-pô-nê-gô-rô, đều thất bại.

- Tại Phi-líp-pin, các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha bao gồm Mác-tan, Nô-va-lét, và Khơ-rút-xơ.

- Cuộc kháng chiến của Miến Điện chống lại quân Anh đã thất bại sau khi tướng Ban-đu-la hi sinh năm 1825.

Câu 14: Tình hình chính trị các nước Đông Nam Á có những chuyển biến gì dưới ách đô hộ của thực dân

Trả lời:

- Nội dung của bức tranh biếm họa “Tình cảnh người nông nước Pháp trước cách mạng”:

+ Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải cõng trên lưng mình hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh.

+ Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ. Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc.

+ Trong túi quần và túi áo của tăng lữ, quý tộc là những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân.

+ Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của người nông dân còng xuống, tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt.

=> Biểu hiện cho công cụ sản xuất thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nền nông nghiệp của Pháp trước cách mạng.

+ Dưới chân người nông dân là những con vật thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ… sản phẩm làm ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại.

- Ý nghĩa của bức tranh biếm họa: chế độ đẳng cấp của Pháp đè nặng lên đôi vai của người nông dân.

Câu 15: Trình bày hiểu biết của em về mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945) với bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1976)

Trả lời:

Mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945) với bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776).

- Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ  (1776):

+ Được ra đời từ sau cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ thời kỳ Khai sáng, bản Tuyên ngôn là lời khẳng định thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế, hướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình đẳng, bác ái. 

+ Là bản Tuyên ngôn mang đậm giá trị nhân văn, nhân bản, là nền tảng để xây dựng các bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của nước Mỹ sau đó.

- Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945):

+Từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh trích dẫn: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”.

=> Xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà cách mạng Mỹ đã giương cao.

+ Hồ Chí Minh khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc.

=> Là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại.

+ Hồ Chí Minh thể hiện rõ chủ thể của cuộc cách mạng là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và nhân dân là người bảo vệ thành quả đó.

=> Nguyên tắc “chủ quyền nhân dân”, nhân dân là chủ thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân không bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo, giai cấp.

Kết luận:

- Ra đời sau bản Tuyên ngôn lịch sử của Mỹ hơn một trăm năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ quát nhất.

- Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, mà còn đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc của con người.

Câu 16: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về một người anh hùng dân tộc của các nước Đông Nam Á trong thời kì chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Trả lời:

Trương Định quê ở làng Tư Cung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng làm Hữu thủy quân ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị. Năm 1850, hưởng ứng khẩn trương của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định đã bỏ tiền chiêu mộ dân nghèo vào lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công) nên được nhà Nguyễn phong làm Quản đạo, giữ chức chức vụ trưởng phòng. Năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ nhất, Trương Định dẫn quân phối hợp với quân của tướng Nguyễn Tri Phương phòng thủ tuyến Chí Hòa. Thực vậy, ông đã từ chối thư của tướng Pháp Bonard, bất chấp sắc lệnh của nhà vua ra lệnh phế truất Phan Thanh Giản và rút quân về Gò Công, tự xưng là Trung Thiên tướng quân, được nhân dân kính trọng là Bình Tây Đại nguyên soái, lấy nơi đây làm đại bản doanh, xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Ngày 16-12-1862, Trương Định ra lệnh tấn công các cứ điểm của Pháp ở cả 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào thế khó xử, bị động. Tháng 2 năm 1863, Pháp phản công ở Biên Hòa, Chợ Lớn, vây Gò Công. Ngày 26-2-1863, Pháp chiếm được thành, ông thoát khỏi vòng vây kéo quân về Biên Hòa. Ngày 19-8-1864, tên phản quốc Huỳnh Công Tấn dẫn quân Pháp bất ngờ bao vây và tấn công. Sở chỉ huy Tối lá rụng, Trương Định trọng thương. Hầu hết các nguồn đều cho rằng ông đã hy sinh bản thân để tránh rơi vào tay kẻ thù. Mặt khác, theo Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, “ông và 28 thuộc hạ bị bắn chết”. Khi đó, ông 44 tuổi.

Câu 17: Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào

Trả lời:

Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp:

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.

- Thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương dần chuyển sang hàng ngũ phản cách mạng.

+ Giai đoạn 1: Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti. Cách mạng nổ ra và thắng lợi, hạn chế quyền của vua lập nền quân chủ lập hiến, xóa bỏ đẳng cấp.

+ Giai đoạn 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chế độ phong kiến, lập nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp, xử tử vua Lu-i XVI.

+ Giai đoạn 3: Quần chúng cách mạng lật đổ phái Gi-rông-danh, đưa phái Gia-cô-banh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp, lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng và đưa cách mạng Pháp tới đỉnh cao.

- Giải quyết yêu cầu về ruộng đất cho nông dân, quyết định quyền lợi cho nhân dân,…

Câu 18: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh và những hệ quả của nó

Trả lời:

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:

+ Đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu (công nghiệp len dạ phát triển).

+ Nhiều công trường thủ công ra đời.

+ Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính được thành lập.

 + Nhiều phát minh mới về kĩ thuật ra đời, làm tăng năng suất lao động.

+ Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi cừu.

- Hệ quả:

+ Tầng lớp quý tộc mới được hình thành.

+ Xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ, quý tộc) => Cách mạng tư sản Anh bùng nổ.

+ Xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 19: Hãy nêu ý kiến đánh giá của em về bản “Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền”

Trả lời:

- Đánh giá và bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền:

+ Mặt tiến bộ:

Phản ánh ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân về một xã hội mà ở đó con người được hưởng mọi quyền tự do, bình đẳng.

Đề cao tư tưởng: chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân.

+ Mặt hạn chế: thừa nhận quyền tư hữu tài sản là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; hợp pháp hóa sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người giàu đối với người nghèo.

- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là văn kiện công bố công khai về quyền con người và quyền công dân. Trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một câu trong bản tuyên ngôn này của nước Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do về bình đẳng về quyền lợi”.

Câu 20: Có ý kiến cho rằng “Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Đồng ý với ý kiến “Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”.

- Giải thích:

+ Trước khi tiến hành cách mạng công nghiệp, con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước.

=> Năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

+ Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, với việc tiến hành cách mạng công nghiệp, quá trình sản xuất của con người đã có sự thay đổi căn bản (các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người), giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ sản xuất thủ công sang cơ khí hóa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay