Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

Câu 1: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại.

- Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ tư.

- Nông nghiệp trong tình trạng sản xuất nhỏ.

- Các công ti độc quyền vẫn ra đời, dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.

- Là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản.

Câu 2: Trình bày ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri:

- Là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Là sự cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Câu 3: Trình bày sự hiểu biết của em về Ph.Ăng-ghen.

Trả lời:

Trình bày sự hiểu biết về Ph.Ăng-ghen:

Ph. Ăng-ghen (1820 - 1895) sinh ra trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố

Bác-men (Đức). Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân Anh.

Câu 4: Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

Trả lời:

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) trình bày những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân. Việc công bố văn kiện này đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Câu 5: Phân tích hậu quả và ý nghĩa tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

Hậu quả và ý nghĩa tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại:

- Hậu quả:

+ Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.

+ Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Khối Hiệp ước.

+ Gây ra thảm họa đối với nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tổn thất 85 tỉ đô la Mỹ.

- Tác động: Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển bước lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 6: Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân.

- Hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu

công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại.

=> Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ chính phủ lâm thời.

Câu 7: Mô tả một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thé kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 – 1876):

+ Tháng 9 - 1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

+ Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kỳ đại hội. Cùng với những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

- Sự ra đời của các Đảng công nhân:

+ Ở Mỹ, ngày 1 - 5 - 1886, hàng chục vạn công nhân đình công đòi ngày làm 8 giờ; bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô.  Từ năm 1889, ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.

+ Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác và sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản: Đang Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879),…

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 – 1914):

+ Ngày 14 - 7 - 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

+ Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

+ V. I. Lê-nin đã vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, tác hại của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Câu 8: Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Tháng 7/1917:  Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Đêm 24/10: quân khởi nghĩa đã chiếm được Xanh Pê-téc-bua và bao vây Cung điện Mùa Đông.

- Đêm 25/10: Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ.

- Đầu năm 1918: cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Câu 9: Lập bảng thống kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1914

- Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.

- Diễn ra chủ yếu ở châu Âu.

Năm 1916

- Mỹ tham chiến cùng phe Hiệp ước. 

- Nga rút khỏi chiến tranh. 

11/1918

- Đức đầu hàng. 

- Chiến tranh kết thúc.

Câu 10: Tại sao trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường thuộc địa?

Trả lời:

Trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa, vì: đối với các nước đế quốc, thị trường và thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Cụ thể:

- Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc.

- Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước đế quốc.

- Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.

Câu 11: Hãy lập và hoàn thành bảng về diễn biến, ý nghĩa và tác động của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917. 

Trả lời:

Diễn biến

- Tháng 7/1917:  Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Đêm 24/10: quân khởi nghĩa đã chiếm được Xanh Pê-téc-bua và bao vây Cung điện Mùa Đông.

- Đêm 25/10: Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. 

- Đầu năm 1918: cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Ý nghĩa

- Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

- Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thể giới.

Tác động

Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Câu 12: Vì sao chế độ phong kiến Nga hoàng đã sụp đổ vào tháng 2/1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng?

Trả lời:

Chế độ phong kiến Nga hoàng sụp đổ vào tháng 2 -1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng vì:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

- Giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của.

Câu 13: Tại sao nói “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, do dân, vì dân”?

Trả lời:

Nói “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, do dân, vì dân” vì:

- Công xã Pa-ri được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng công xã.

- Hội đồng Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân.

- Ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh đem lại quyền lợi cho nhân dân.

=> Cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Các chính sách của Hội đồng Công xã đều hướng tới quyền lợi của đa số quần chúng.

Câu 14: Chỉ ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc.

Trả lời:

Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc:

- Là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển.

-Sở hữu các công ty độc quyền lớn.

- Có nhiều thuộc địa.

Câu 15: Em hãy cho biết vai trò của Lê-nin trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Vai trò của Lê-nin trong Cách mạng Mười Nga năm 1917:

- Luôn giơ cao ngọn cờ cách mạng tại Nga.

- Trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng Mười lịch sử.

- Đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 16: Cho biết Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Trả lời:

Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam:

- Từ thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đúc rút kinh nghiệm xây dựng Đảng của Lê-nin để sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi ra đời cho đến ngày nay, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, vượt qua mọi thử thách, giành thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiêu biểu phải kể đến là: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một mối, người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Điều đáng nói là đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế bước đầu giành thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

- Trải qua quá trình ra đời và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành trong quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên tắc cơ bản của học thuyết Mác-Lê-nin mà hiện thân là Cách mạng Tháng Mười về xây dựng Đảng Cộng sản.

- Cách mạng tháng Mười Nga đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga, đồng thời, đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó đã vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng vĩ đại của thời đại. Những tinh hoa, giá trị thời đại của Cách mạng tháng Mười luôn tỏa sáng, là nguồn động lực lớn thôi thúc và khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân tiến bộ toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Câu 17: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại.

- Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ tư.

- Nông nghiệp trong tình trạng sản xuất nhỏ.

- Các công ty độc quyền vẫn ra đời, dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.

- Là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản.

Câu 18: Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại nổi bật của đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

Trả lời:

- Giống nhau: đều là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển, sở hữu các công ty độc quyền lớn và có nhiều thuộc địa.

 - Khác nhau:

Anh

Pháp

Đức

Mỹ

Kinh tế

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh); từ năm 1870, Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp)’

- Khi hoàn thành thống nhất (1871), Đức vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép, … chi phối nền kinh tế Đức.

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, Mĩ vươn lên vị trí số 1 thế giới. 

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu

Chính sách đối ngoại

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. 

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh). 

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khu công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già” (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh

Câu 19: Trình bày sự hiểu biết của em về C.Mác.

Trả lời:

Trình bày sự hiểu về C.Mác:

  1. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, năm 23 tuổi đỗ Tiến sĩ và sớm có khuynh hướng cách mạng nên bị trục xuất khỏi Đức. Ông đã sang Pa-ri (Pháp) tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào công nhân.

Câu 20: Trình bày sự hiểu biết của em về bài hát Quốc tế ca nổi tiếng, ra đời sau Công xã Pa-ri năm 1871.

Trả lời:

Bài hát Quốc tế ca – ra đời sau Công xã Pa-ri năm 1871:

- Quốc tế ca (nguyên bản tiếng Pháp: L’Internationale) là bài hát ra đời là từ Công xã Paris (1871).

- Năm 1848, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của hai lãnh tụ thiên tài của cách mạng vô sản thế giới là C.Mác và Ăng-ghen ra đời với lời hiệu triệu: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Kể từ đó, phong trào cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ mà trung tâm là một số nước châu  u như Anh, Pháp, Đức…, được đánh dấu bằng sự ra đời của Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế (Quốc tế I) năm 1864 tại London (Anh) do C.Mác và Ăng-ghen sáng lập. Với sự kiện Công xã Pari (1871), nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời - sự thể nghiệm lịch sử đầu tiên về giá trị và ý nghĩa của Tuyên ngôn.

- Chính phủ tư sản Pháp đã dìm cuộc khởi nghĩa của thợ thuyền Paris trong biển máu. Cuộc đấu tranh của các chiến sĩ công xã là nguồn cảm hứng để nhà thơ Ơ-gien Pôt-chi-ê  sáng tác bài thơ kêu gọi sự thống nhất lực lượng vô sản của tất cả các nước, lấy đầu đề “Quốc tế”. Năm 1888, một nhạc sĩ công nhân là Pie Đơ-gây-tê  đã phổ nhạc bài thơ thành bài “Quốc tế ca”.

- Năm 1894, bài Quốc tế ca được in cả bản nhạc và lời ca tại thành phố Lilơ (Pháp), cả người sáng tác nhạc lẫn chủ nhà in bị lùng bắt. Năm 1899, đại hội đầu tiên thống nhất các tổ chức của Đảng xã hội Pháp đã lấy Quốc tế ca làm đảng ca chính thức.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay