Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Giai cấp công nhân ra đời như thế nào?

Trả lời:

Sự ra đời của giai cấp công nhân:

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện. Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,...

=> Giai cấp công nhân đã dần hình thành trong bối cảnh đó và cùng với giai cấp tư sản,

trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Trong những năm 30, 40 của thế kỉ XX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về nhận thức.

Câu 2: Trình bày những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Cuối của thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy. Những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ti độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau như: các-ten, xanh-đi-ca (Anh, Pháp, Đức,..), tơ-rớt (Mỹ),...

- Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước. Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính.

- Các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa. => Chủ nghĩa đế quốc ra đời.

Câu 3: Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về vấn đề thuộc địa vô cùng gay gắt. Anh, Pháp chiếm phần thuộc địa lớn nhất; Đức lại có quá ít thuộc địa.

=> Hình thành 2 khối quân sự đối lập nhau:

Khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) ra đời năm 1882.

Khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) ra đời năm 1907.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Ngày 28 - 6 - 1914, Thái tử kế vị Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi.

+ Nhân sự kiện này, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga

ngày 1 - 8 - 1914.

=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Câu 4: Hãy nêu chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

- Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa .

- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, thao túng nền kinh tế.

Câu 5: Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C.Mác và Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trả lời:

- Những hoạt động chính của C.Mác và Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

- Năm 1842: Ph.Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây, biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

- Năm 1843: sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C.Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.

- Năm 1844: Ph.Ăng-ghen từ Anh sang Pháp gặp C.Mác. 2 ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản – chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

- Đầu năm 1848: C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – Cương lĩnh của đồng minh những người cộng sản.

- Năm 1864: Quốc tế thứ nhất được thành lập, C.Mác tham gia Ban lãnh đạo, trở thành linh hồn của tổ chức này.

- Năm 1889: Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph.Ăng-ghen.

Câu 6: Phân tích hậu quả và ý nghĩa tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

Hậu quả và ý nghĩa tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại:

- Hậu quả:

+ Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.

+ Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Khối Hiệp ước.

+ Gây ra thảm họa đối với nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tổn thất 85 tỉ đô la Mỹ.

- Tác động: Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển bước lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 7: Hãy nêu những chuyển biến về chính sách đối nội, đội ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những chuyển biến về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới.

Câu 8: Khai thác tư liệu sau và cho biết: Hồ Chí Minh đã đánh giá như thế nào về vai trò của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917.

“Giống như Mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, 1996, tr.300)

Trả lời:

Ý nghĩa đánh giá của Hồ Chí Minh về Cách mạng tháng Mười Nga:

Cách mạng tháng Mười Nga lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản đã lập nên Nhà nước Liên Xô-nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Thắng lợi là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đánh dấu mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại, đã tạo ra nhà nước của người lao động, thể hiện giấc mơ của toàn nhân loại. Đồng thời, “làm rung chuyển thế giới”, phá tan mảng lớn trong hệ thống chủ nghĩa tư bản, đế quốc, mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại.

Câu 9: Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc: chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn chủ nghĩa độc quyền của chủ nghĩa tư bản, bao gồm các đặc điểm

+ Kinh tế:

Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền.

Tư bản tài chính và đầu cơ tài chính.

Xuất khẩu tư bản.

+ Chính trị:

Có sự phân chia thế giới về kinh tế.

Xuất hiện sự phân chia thế giới về lãnh thổ.

+ Là giai đoạn phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong tình hình mới, chủ nghĩa tư bản không chỉ thể hiện ở dạng chủ nghĩa đế quốc mà còn thể hiện ở dạng chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Đặc trưng quan trọng nhất: Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền.

Câu 10: Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại nổi bật của đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

Trả lời:

- Giống nhau: đều là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển, sở hữu các công ty độc quyền lớn và có nhiều thuộc địa.

 - Khác nhau:

Anh

Pháp

Đức

Mỹ

Kinh tế

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh); từ năm 1870, Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp)’

- Khi hoàn thành thống nhất (1871), Đức vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép, … chi phối nền kinh tế Đức.

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, Mĩ vươn lên vị trí số 1 thế giới. 

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu

Chính sách đối ngoại

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. 

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh). 

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khu công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già” (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh

Câu 11: Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

Trả lời:

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) trình bày những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân. Việc công bố văn kiện này đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Câu 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dạy cho em những bài học gì để góp phần gìn giữ hòa bình?

Trả lời:

Một số bài học rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ nhất về giữ gìn hoà bình:

- Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.

- Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

- Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.

- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

Câu 13: Hãy cho biết những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới.

Trả lời:

Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:

- Công xã Pa-ri được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng công xã. H

- Hội đồng Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân.

- Ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh đem lại quyền lợi cho nhân dân.

Câu 14: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của chủ nghĩa đế quốc từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Câu 15: Lập bảng tóm tắt về những chuyển biến lớn của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Đế quốc

Những chuyển biến lớn

Anh

- Kinh tế:

+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức. 

+ Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa . 

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, thao túng nền kinh tế.

- Đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. 

- Đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới. 

Pháp

- Kinh tế:

+ Tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại. 

+ Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ tư. 

+ Nông nghiệp trong tình trạng sản xuất nhỏ. 

+ Các công ti độc quyền vẫn ra đời, dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. 

- Là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản.

- Về đối nội:

+ Nền Cộng hoà thứ ba ở Pháp được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các. 

+ Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Về đối ngoại: Pháp đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, là nước có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri, Ma-rốc,...), châu Á (Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào),...

Đức

- Kinh tế:

- Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. 

- Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về công nghiệp. 

- Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền. 

- Đối nội: Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.

- Đối ngoại: Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,... Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

Mỹ

- Kinh tế: Cuối thế kỉ XIX, từ vị trí thứ 4, Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1984, sản phẩm công nghiệp của Mỹ gấp đôi Anh. 

- Về đối nội: 

+ Chế độ Cộng hoà đề cao vai trò của tổng thống. 

+ Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau nắm quyền, đều thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Về đối ngoại: 

+ Đến thập kỷ cuối thế kỉ XIX, Mỹ tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba). 

+ Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.

Câu 16: Tháng 4/1917, Mỹ bắt đầu tham chiến, Tổng thống Mỹ Uyn-xơn phát biểu: “…đây sẽ là trận chiến cuối cùng – trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến”. Em có đồng ý với nhận định của ông không? Vì sao?

Trả lời:

- Không đồng ý với phát biểu.

- Giải thích: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, nhằm tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền. Nhân dân trên thế giới phải chịu cảnh áp bức, bóc lột, nhận nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới sẽ bùng nổ, diễn ra mạnh mẽ để giành lại sự tự do, độc lập.

Câu 17: Sưu tầm thêm thông tin, tư liệu và vẽ sơ đồ thể hiện diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Trả lời:

Câu 18: Kể tên một số công ty đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Trả lời:

Một số công ty đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay: Unilever, Nestlé, Levi Strauss, MacDonald’s, P&G, Coca-Cola,...

Câu 19: C.Mác và Ph.Ăng-ghen có vai trò như thế nào trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Là lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) soạn thảo đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Hai ông đã sáng lập và lãnh đạo Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I), đặt nền tảng tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời, hoạt động của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.

- Cùng với việc khởi thảo những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của phong trào công nhân quốc tế, C.Mác, Ph.Ăngghen và những người mácxít thường xuyên đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng phản động và chủ nghĩa cơ hội tiểu tư sản, vô chính phủ trong suốt 12 năm tồn tại của Quốc tế I (1864-1876).

Câu 20: Tìm hiểu về ngày Quốc tế Lao động 1/5 và ý nghĩa củ sự kiện này trong cuộc sống hiện tại.

Trả lời:

- Ngày 1/5 bắt nguồn từ thành phố công nghiệp lớn Chicago, Mỹ. Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “... Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.

- Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40.000 người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ: “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”. Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.

     Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

- Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay