Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7

VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

Trả lời:

Diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế:

- Năm 1884: khởi nghĩa nông dân tại Yên Thế (Bắc Giang) bùng nổ dưới sự lãnh đạo của  Hoàng Hoa Thám với mục tiêu chủ yếu là giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.

- Nghĩa quân đã đánh bại nhiều trận càn của quân Pháp vào căn cứ của cuộc khởi nghĩa.

- Sau các lần giảng hòa, thực dân Pháp lại mở cuộc vây ráp quy mô (từ đầu năm 1909),

quyết dập tắt cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng.

- Tháng 2 - 1913, Hoàng Hoa Thám bị tay sai Pháp giết hại. Khởi nghĩa suy yếu rồi tan rã.

 Là cuộc khởi nghĩa nông dân chống xâm lược lớn nhất ở Việt Nam thời kì cận đại.

Câu 2: Lập và hoàn thành bảng hệ thống về các khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX. 

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian

Người lãnh đạo

Căn cứ/địa bàn

Kết quả

Ý nghĩa

Trả lời:

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian

Người lãnh đạo

Căn cứ/địa bàn

Kết quả

Ý nghĩa

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)

Nguyễn Thiện Thuật

Vùng Bãi Sậy

Khởi nghĩa thất bại

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Kì- Để lại nhiều kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng đất hẹp, người đông

Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

Phan Đình Phùng cùng các tướng lĩnh

Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh)Địa bàn hoạt động: các huyện miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Khởi nghĩa thất bại

Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)

Phạm Bành và Đinh Công Tráng

Căn cứ chính: Nga Sơn (Thanh Hóa)

Khởi nghĩa thất bại

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp.- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau.

Câu 3: Nêu những nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.

Trả lời:

Những nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862:

- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

 Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân dân Đà Nẵng kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

- Tháng 2/1859,  quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, đánh rộng ra.

 Quân triều đình chống cự yếu ớt, tan rã. Nhân dân địa phương tự nổi lên đánh giặc.

- Năm 1860, thực dân Pháp giữ lại 1 000 quân canh giữ phòng tuyến ở Gia Định.

 Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hòa và tổ chức phòng thủ.

- Năm 1861: Đại quân Pháp mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hòa, mở rộng đánh chiếm Gia Định.

 Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp diễn sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của quân Pháp.

- Ngày 24/2/1862: quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

 Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 4: Hãy cho biết Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào?

Trả lời:

Sự thành lập của Vương triều Nguyễn:

- Năm 1792, vua Quang Trung qua đời. Triều Tây Sơn mất đi một trụ cột quan trọng,

mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu.

- Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).

Câu 5: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta.

Trả lời:

Quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta:

- Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử Ph. Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội.

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự.

- Ph. Gác-ni-ê cho quân mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh thành vùng đồng bằng sông

Hồng. Quân dân ta ở khắp nơi đã nổi lên kháng chiến.

- Ngày 20 - 11, quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Chiến thắng tại đây đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm quân Pháp hoang mang, dao động.

- Năm 1874, triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

Câu 6: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì về tình hình xã hội dưới thời Nguyễn:

“Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm 1802) đến thời Tự Đức (1862) có khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình”.

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, tập II, Sdd tr.754).

Trả lời:

Đoạn tư liệu cho biết về tình hình xã hội dưới thời Nguyễn: cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.

Câu 7: Nêu nhận xét của em về phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Trả lời:

Nhận xét về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX:

- Phong trào Cần vương là một trong những phong trào giải phóng dân tộc xuất hiện sớm trong thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta. Phong trào bắt đầu từ năm 1885 và kết thúc vào năm 1896.

- Dù thất bại nhưng phong trào đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề, làm chậm bước tiến trong âm mưu bình định. Đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, về chiến tranh du kích, về tổ chức đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc sau này.

Câu 8: Trình bày một vài hiểu biết của em về Phan Đình Phùng.

Trả lời:

Một số thông tin về Phan Đình Phùng:

Phan Đình Phùng là lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống lại thực dân Pháp trong phong trào Cần Vương. Trong thế kỷ XIX, ông là sĩ phu Nho giáo nổi bật nhất tham gia vào các chiến dịch quân sự chống Pháp. Trong thế kỷ XX, sau khi đã qua đời, Phan Đình Phùng vẫn được những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc. Phan Đình Phùng nổi tiếng với những ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình.

Câu 9: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế dưới thời Nguyễn?

Trả lời:

Những nét chính về tình hình kinh tế dưới thời Nguyễn:

- Về nông nghiệp:

+ Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điển ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,...

+ Nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Về thủ công nghiệp, thương nghiệp:

+ Có điều kiện phát triển.

+ Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

+ Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng. Tuy nhiên, do Nhà nước có những quy định ngặt nghèo (về thuế, mẫu mã,...) và thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, thợ giỏi bị bắt vào làm trong các quan xưởng nên một số ngành, nghề không phát triển được. Nhiều trung tâm, đô thị dần sa sút.

Câu 10: Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1904: Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân với mục đích đấu tranh, lập nên nước Việt Nam độc lập.

- Năm 1905:

+ Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

+ Hội Duy tân phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập.

- Năm 1909: Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào tan rã.

- Năm 1912: Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.

- Đầu năm 1913:

+ Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai, nhưng thất bại.

+ Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông. Giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của ông chấm dứt.

Câu 11: Kể tên một số địa danh lịch sử được hình thành do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.

Trả lời:

Một số địa danh lịch sử được hình thành do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam: Bến Nhà Rồng, Cầu Long Biên, Cảng Sài Gòn,….

Câu 12: Kể tên một số địa danh, đường phố,… mang tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế mà em biết.

Trả lời:

- Ở Việt Nam rất nhiều thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang,…. có đường phố mang tên Hoàng Hoa Thám.

- Tên đường phố Đề Thám cũng được đặt ở rất nhiều nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Thái Bình, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Cà Mau và một số địa danh khác.

- Đặc biệt, trường THPT Hoàng Hoa Thám ở Đà Nẵng là trường có bề dày truyền thống trong việc đào tạo học sinh khá giỏi của 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.

Câu 13: Đoạn tư liệu dưới đây, em đánh giá thế nào về việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?

“Với Hiệp ước Giáp Tuất, tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì. Hiệp ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định quay trở lại chiếm hẳn Hà Nội khi có thời cơ tới”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II, Sđd, tr. 44)

Trả lời:

Việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp cho thấy sự hoang mang và dao động vô căn cứ của triều đình, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi với nhân dân ta. Với nội dung của hiệp ước này, triều đình Huế đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, đồng thời lại tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

Câu 14: Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:
Những hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1906: Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh“. Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ông chủ trương tuyên truyền mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đả phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham,...

- Cuộc vận động Duy tân đã châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908).

- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, phong trào tan rã.

Câu 15: Có quan điểm cho rằng “Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hóa đồ sộ”. Em có đồng ý với quan điểm này không. Tại sao?

Trả lời:

- Đồng ý với quan điểm.

- Giải thích: Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, với gần 400 năm tồn tại (1558-1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc những di sản văn hóa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Cho đến nay, Huế đã có 5 di sản của triều Nguyễn được UNESCO công nhận.

Câu 16: Trình bày một vài hiểu biết của em về Nguyễn Trường Tộ.

Trả lời:

Một số thông tin về Nguyễn Trường Tộ:

Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Công giáo yêu nước, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Năm 1860, khi có dịp qua Rô-ma và Pa-ri, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây.

Nguyễn Trường Tộ là một trong những người có tư tưởng canh tân đất nước tiêu biểu nhất Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Với lòng yêu nước và vốn hiểu biết sâu rộng. Ông đã đệ trình vua Tự Đức 14 bản điều trần, trong đó có Tế cấp bát điều (Tám điều cấp bách), nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế - xã hội. Một số đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn giá trị.

Câu 17: Giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu dưới thời Nguyễn.

Trả lời:

- Kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có tên là “Đoạn trường tân thanh”. Đây là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc đời nhà Minh nhưng Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống. Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp.

- Qua Truyện Kiều, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Truyện Kiều  còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người.

- Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca, là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.

- Truyện Kiều luôn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này.

Câu 18: Tại sao những trí thức Nho học tiến bộ lại hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?

Trả lời:

Những trí thức Nho học tiến bộ lại hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới vì:

- Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hóa sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu  u được truyền bá vào Việt Nam.

- Tác động trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam.

Câu 19: Em hiểu gì về tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh qua hai câu thơ sau:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Trả lời:

Tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh được thể hiện qua 2 câu thơ: giữa gông cùm, xiềng xích, khí phách và bản lĩnh anh hùng được tôi luyện thêm, tự khẳng định được mình.

Câu 20: Giới thiệu về một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) theo các gợi ý sau:

- Đóng góp/vai trò của nhân vật trong cuộc kháng chiến.

- Địa danh, công trình hiện nay liên quan đến nhân vật mà em biết.

- Bài học mà em học được từ nhân vật.

Trả lời:

Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trương Định.

- Đóng góp trong cuộc kháng chiến:

+ Năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ nhất, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay