Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7

VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Trình bày nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam.

Trả lời:

Nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam:

- Nguyễn Trường Tộ: đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền: đề nghị mở cửa biển Trà Lý, đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

- Viện Thương Bạc: đề nghị mở ba cửa biển miền Bắc và miền Trung, phát triển ngoại thương.

- Nguyễn Lộ Trạch: đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Câu 2: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời của những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế: chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 Tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đã mạnh dạn gửi lên triều đình Huế những bản điều trần, đề nghị cải cách.

Câu 3: Qua việc kí kết các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?

Trả lời:

Việc kí kết hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt cho thấy sự yếu đuối, bất lực, bạc nhược của Triều đình Huế, không lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược mà nhanh chóng đầu hàng Pháp. Các bản Hiệp ước này đã từng bước đặt dấu chấm hết cho triều đại phong kiến Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đặt Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp.

Câu 4: Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Bắc Kì.

Trả lời:

Những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Bắc Kì:

- Tháng 4 - 1882, quân Pháp do H. Ri-vi-e cầm đầu đã đổ bộ lên Hà Nội, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành.

- Năm 1882:

+ Ngày 3/4: quân Pháp chiếm thành Hà Nội.

 Quân ta chống trả nhưng thất bại. Triều đình lo sợ, cử người đi cầu cứu nhà Thành.

+ Quân Pháp đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định,….

 Quân triều đình tan rã. Nhân dân yêu nước vẫn kiên cường chiến đấu.

- Năm 1883:

+ Ngày 19/5: Ri-vi-e chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.

 Quân ta tổ chức phục kích, tiêu diệt H. Ri-vi-e và nhiều lính Pháp. Chiến thắng gây được tiếng vang lớn. Triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng quân Pháp sẽ trả lại thành Hà Nội.

+ Ngày 18/8: quân Pháp tấn công Thuận An.

 Triều đình  kí với đại diện của Pháp Hiệp ước Hác-măng do Pháp thảo sẵn. Cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp diễn ở các tỉnh Bắc Kì.

Câu 5: Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nhà Nguyễn.

Trả lời:

Quá trình thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nhà Nguyễn:

- Vua Gia Long: lập hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

- Vua Minh Mạng: hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:

+ Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện.

+ Nhà vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...

Câu 6: Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917.

Trả lời:

Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

- Trong hoàn cảnh mất nước, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta nổ ra liên tục song đều không giành được thắng lợi, Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối đấu tranh của họ mà quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Ngày 5 - 6 - 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp

trên một chiếc tàu buôn của Pháp, bắt đầu hành trình sang phương Tây, qua nhiều nước ở châu  u, châu Phi và châu Mỹ.

- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, làm nhiều nghề để kiếm sống, tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước và phong trào công nhân Pháp. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành.

 Những hoạt động yêu nước trong thời gian này là điều kiện quan trọng để Nguyễn Tất Thành xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 7: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế có được thực hiện không? Ý nghĩa của việc làm đó là gì?

Trả lời:

- Những đề nghị cải cách vì nhiều lí do (thiếu cơ sở kinh tế, xã hội lại vấp phải tư tưởng bảo thủ của cả triều đình và nhân dân,...) nên đã không được thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một phần rất nhỏ.

- Tư tưởng cải cách nửa sau thế kỉ XIX đã phản ánh sự tiến bộ trong nhận thức mới của người Việt Nam, góp phần chuẩn bị tiền đề về tư tưởng cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

Câu 8: Nêu những nét chính về tình hình văn hóa thời Nguyễn. Em có ấn tượng nhất với thành tựu văn hóa nào? Vì sao?

Trả lời:

- Những nét chính về tình hình văn hóa thời Nguyễn:

+ Văn học:

Văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị được sáng tác bằng chữ Nôm như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát;...

Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm,...

Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học là phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.

+ Nghệ thuật:

 m nhạc:

Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.

Văn nghệ dân gian xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, trống quân, hát ví, hát cò lả,...

Hội hoạ: nhiều dòng tranh dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hà Nội),...

Kiến trúc, điêu khắc: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế), chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...

+ Tôn giáo:

Phật giáo thời kì này tiếp tục phát triển.

Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.

+ Khoa học:

Sử học: việc biên soạn các công trình sử học có bước đột phá: Khám định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),...

Địa lí: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),...

Y dược học: Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác).

- HS nêu thành tựu ấn tượng nhất theo ý kiến cá nhân.

Câu 9: Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao?

Trả lời:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất, 11 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Câu 10: Trình bày một vài hiểu biết của em về Hoàng Hoa Thám.

Trả lời:

Một số thông tin về Hoàng Hoa Thám:

Hoàng Hoa Thám  còn gọi là Đề Dương, Đề Thám (“Đề đốc” Thám) hay Hùm thiêng Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913).

Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870–1875), và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (tháng 11 năm1873), Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn, lãnh binh Bắc Ninh. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (tháng 4 năm 1882), ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng (1882–1888). Cuối năm 1885 ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.

Câu 11: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp? Tại sao?

Trả lời:

Theo em, chính sách của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp là tổ chức việc khai hoang, cho phép đất khai hoang thành đất tư.

 Đem lại hiệu quả kích thích sản xuất nông nghiệp.

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác nhau so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

Trả lời:

- Điểm giống nhau giữa cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương:

+ Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Đều bị thất bại.

- Điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương:

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Người lãnh đạo

Các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.

Nông dân, đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)

Mục tiêu

Chống Pháp dành lại độc lập dân tộc

Mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội.

Địa bàn

 hoạt động

Hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Hoạt động ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang

Tính chất

Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến

Là phong trào nông dan mang tính tự phát

Thời gian

hoạt động

Phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế.

Phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

Câu 13: Trình bày một vài hiểu biết của em về Đại nội Huế (Thừa Thiên Huế) ngày nay.

Trả lời:

- Đại Nội Huế được xây dựng vào đầu thế kỉ XIX  đến đầu thế kỉ XX  đã được công nhận là di sản Văn Hóa Thế Giới từ năm 1993. Đại Nội Huế chính là nơi đã lưu giữ nhiều điểm đặc sắc của phong kiến của triều đình nhà Nguyễn hơn hàng trăm năm nay.

- Đây là nơi sinh sống và diễn ra nhiều hoạt động của vua chúa Nguyễn. Đồng thời đây còn là một công trình có quy mô vô cùng đồ sộ với quá trình xây dựng kéo dài trong nhiều năm với những công việc như lấp sông, đào hố, lắp thành,…

- Đại Nội Huế là một phần trong Quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

Câu 14: Hãy nêu những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trả lời:

Những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Vua Gia Long: lập hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

- Vua Minh Mạng: hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh:

+ Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện.

+ Nhà vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...

Câu 15: Lập và hoàn thành bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam. 

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa, giáo dục

Trả lời:

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

- Quyền lực nằm trong tay người Pháp. 

- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. 

Kinh tế

- Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp. 

- Kinh tế phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

Văn hóa, xã hội

- Văn hóa: văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh; đô thị phát triển ở cả ba miền. 

- Xã hội: cơ cấu xã hội thay đổi:

+ Nông dân chiếm đa số, cuộc sống nghèo khổ.

+ Xuất hiện tầng lớp mới: tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.

+ Số lượng công nhân tăng nhanh.

Câu 16: Hoàn thành niên biểu về hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:

Thời gian

Địa điểm tới

Trả lời:

Thời gian

Địa điểm tới

5 - 6 - 1911

Châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

Năm 1917

Pháp

Câu 17: Em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa dưới thời Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.

Trả lời:

Một số thành tựu văn hóa dưới thời Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới:

- Mộc bản triều Nguyễn.

- Chân bản triều Nguyễn.

- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

- Quần thể di tích Cố đô Huế.

-…..

Câu 18: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

Sự giống nhau và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:

- Giống nhau:

+ Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.

+ Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.

+ Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.

+ Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.

+ Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.

- Khác nhau:

+ Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước.

+ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.

Câu 19: Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Trả lời:

Bài học rút ra qua hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

Câu 20: Kể tên các công trình do người Pháp xây dựng còn được bảo tồn đến hiện nay.

Trả lời:

Tên các công trình do người Pháp xây dựng còn được bảo tồn đến hiện nay:

- Các cây cầu: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn) được xây dựng trong thời gian Pôn Ðu-me làm Toàn quyền Đông Dương (1897 - 1902).

- Các công trình khác như Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội), Phủ Toàn quyền Đông

Dương tại Hà Nội (nay là Phủ Chủ tịch), Nhà hát Lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... do người Pháp xây dựng vẫn còn được bảo tồn đến hiện nay.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay