Câu hỏi tự luận tin học 7 cánh diều Chủ đề D Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Bộ câu hỏi tự luận tin học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề D Bài 2. Ứng xử tránh rủi ro trên mạng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 7 cánh diều.

BÀI 2: ỨNG XỬ TRÁNH RỦI RO TRÊN MẠNG (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (1 CÂU)

Câu 1: Nêu 5 lời khuyên để phòng tránh rủi ro trên mạng xã hội và Internet.

Trả lời:

Những lời khuyên để phòng tránh rủi ro trên mạng xã hội và Internet là:

  1. Đừng để game, mạng xã hội biến mình thành nô lệ.
  2. Cảnh giác với kẻ dụ dỗ và bắt nạt.
  3. Bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt là vi phạm pháp luật.
  4. Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.
  5. Đừng vô tình “ăn cắp” trên không gian mạng.

II. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Khi cho trẻ em sử dụng Internet, chúng ta cần lưu ý những điều gì.

Trả lời:

Những lưu ý khi cho trẻ em sử dụng Internet đó là:

+ Chỉ truy cập và các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi.

+ Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu.

+ Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng.

+ Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi nếu vô tình truy cập vào.

Câu 2: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt như thế nào?

Trả lời:

Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt bằng cách: Không nên gửi hình ảnh, clip video, tin nhắn,… nhạy cảm cho người lạ khi chưa thật sự tin tưởng. Không nên cho người lạ trên không gian mạng biết quá nhiều thông tin cá nhân của mình.

Câu 3: Hãy nêu cách phòng tránh các tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật.

Trả lời:

Cách phòng tránh các tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật là:

- Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.

- Đừng vô tình "ăn cắp" trên không gian mạng.

- Không lừa đảo, hay dụ dỗ ai với những mục đích xấu.

Câu 4: Em hãy trả lời hai câu hỏi sau:

  1. Nghiện game, nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả gi?
  2. Em tự đánh giá mình có nguy cơ bị nghiện game, nghiện mạng xã hội không?

Trả lời:

  1. Nghiện game, nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến suy kiệt sức khỏe, lâu ngày sẽ quen lối sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin vì không có trải nghiệm và thiếu kĩ năng thực tế tối thiểu.
  2. Em không có nghiện game, nghiện mạng xã hội. Vì em dành rất ít thời gian để chơi game và sử dụng mạng xã hội. Em thường dành thời gian nhiều cho học tập, chơi thể dục, thể thao. Ngoài ra, em thích đọc sách và đi chụp ảnh.

Câu 5: Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet là gì?

Trả lời:

Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet:

- Nghiện game, nghiện mạng xã hội.

- Bị kẻ dụ dỗ và bắt nạt.

- Bị lợi dụng, tiếp tay cho kẻ bắt nạt làm những việc vi phạm pháp luật.

Câu 6: Các biện pháp phòng tránh nghiện Internet là gì?

Trả lời:

Dành thời gian với người thân và bạn bè, hạn chế để thiết bị kết nối Internet trong phòng riêng, giới hạn thời gian sử dụng, theo đuổi những sở thích không liên quan quá nhiều đến thiết bị điện tử là những cách thức tốt để phòng tránh nguy cơ nghiện Internet.

III, VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Em cần làm gì khi bị đe doạ tung hình ảnh lên mạng Internet?

Trả lời:

Khi bị đe doạ tung hình ảnh lên mạng Internet: Em cần dũng cảm nói ra và nhờ bố, mẹ, thầy, cô hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ mỗi khi em bị đe doạ trên không gian mạng.

Câu 2: Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?

Trả lời:

Khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet: Nên ghi rõ bản quyền, nguồn gốc, nơi đã tải hình ảnh, đoạn văn về máy.

 

Câu 3: Em hãy nêu một số tác hại ảnh hưởng tới người nghiện Internet.

Trả lời:

Một số tác hại ảnh hưởng tới người nghiện Internet đó chính là:

+ Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh, chán ăn, sụt cân, khó ngủ.

+ Khó tập trung vào công việc.

+ Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng vì người nghiện Internet dễ có hành vi hung hăng.

Câu 4: Em hãy xem những điều sau em nghĩ là nên và không nên làm khi giao tiếp qua mạng rồi sắp xếp vào 2 nhóm tương ứng.

  1. a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.
  2. b) Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng.
  3. c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… văn minh, lịch sự.
  4. d) Bảo vệ tài khoản các nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình.
  5. e) Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.
  6. f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.
  7. g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
  8. h) Dành quá nhiều thới gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân.
  9. i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí
  10. j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác.

Trả lời:

Nên

Không nên

a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.

b) Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng.

c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… văn minh, lịch sự.

e) Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.

d) Bảo vệ tài khoản các nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình.

g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.

f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.

h) Dành quá nhiều thới gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân.

i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí

j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác.

Câu 5: Ghi Đúng (Đ) và Sai (S) vào câu tương ứng:

  1. a) Giao tiếp trên mạng cũng cần có quy tắc và văn hóa giống giao tiếp ngoài đời thực.
  2. b) Giao tiếp trên mạng là ảo, không cần các quy tắc và văn hóa giao tiếp.
  3. c) Ứng xử trên mạng không theo quy tắc và không có văn hóa có thể dẫn đến các hậu quả xấu.
  4. d) Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng.
  5. e) Chỉ truy cập mạng, gặp các thông tin có nội dung xấu, không phù hợp cần đóng lại ngay.
  6. g) Internet có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới người sử dụng.
  7. h) Internet là mạng thông tin, không phải là chất gây nghiện nên không thể nghiện Internet.

Trả lời:

a-Đ  b-S  c-Đ  d-Đ  e-Đ  f-Đ  g-Đ  h-S

Câu 6: Theo cá nhân em, em nghĩ mình nên làm gì để có thể phòng tránh bệnh nghiện Internet?

Trả lời:

Để tránh bệnh nghiện Internet em cần:

- Đặt mục tiêu và thời gian rõ ràng cho mỗi lần sử dụng Internet (ví dụ vào Internet để tìm thông tin về các loại cây phù hợp với thời tiết ở địa phương cho dự án Trường học xanh trong khoảng 25 phút).

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dã ngoại, gặp gỡ bạn bè và người thân mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.

- Khi muốn liên hệ với người thân, bạn bè hãy gọi điện thoại thay vì dùng mạng xã hội.

- Đọc thêm nhiều sách hơn để biết thêm nhiều kiến thức, không bị phụ thuộc quá nhiều vào Internet.

Câu 7: Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn?

Trả lời:

Nếu một trong những người bạn em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ: Em sẽ báo với ba mẹ bạn và cùng với ba mẹ bạn giúp đỡ bạn giảm dần thời gian tiếp xúc với mạng internet. Thường xuyên gặp gỡ bạn để chia sẻ, tâm sự và học tập cùng bạn. Giúp bạn cùng tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học.

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Bài tập thực hành:

Em hãy cùng một nhóm bạn của mình tạo ra một sản phẩm (áp phích, đoạn kịch ngắn, sơ đồ tư duy, bài trình chiếu, …) về chủ đề “Phòng tránh rủi ro qua mạng” để trình bày với các bạn trong lớp.

Trả lời:

* Gợi ý: Sơ đồ tư duy chủ đề “Phòng tránh rủi ro qua mạng”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay