Câu hỏi tự luận tin học 7 cánh diều Chủ đề E Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)

Bộ câu hỏi tự luận tin học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề E Bài 3. Làm quen với trang tính (tiếp theo). Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 7 cánh diều.

BÀI 3: LÀM QUEN VỚI TRANG TÍNH (TIẾP THEO) (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Hộp tên là gì?

Trả lời:

Hộp tên là nơi hiển thị địa chỉ của ô được chọn. Ngoài ra ta có thể nhập địa chỉ ô để chọn nó khi ta biết chính xác địa chỉ. Đối với những ô ở vị trí xa ví dụ như ô “ABC123” thì việc nhập địa chỉ ô vào hộp tên sẽ nhanh hơn việc dùng chuột.

Câu 2: Thanh công thức là gì? Các loại dữ liệu nhập vào thanh công thức là gì?

Trả lời:

Thanh công thức là nơi hiển thị nội dung của ô đang được chọn. Có 2 loại dữ liệu:

- Nội dung dữ liệu giống như ta gõ vào ô được chọn, ta gọi đó là dữ liệu trực tiếp.

- Nội dung bắt đầu với dấu “=”, ta gọi đó là một công thức.

Câu 3: Trả lời các câu hỏi sau:

  1. Khối ô là gì?
  2. Tên khối là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

  1. Khối ô là một nhóm ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật, hay còn được gọi là vùng.
  2. Tên khối hay địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, được phân cách nhau bởi dấu “:”. Ví dụ: khối B7:E9, khối E14:G9,…

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Vùng A5:B10 có bao nhiêu ô?

Trả lời:

Vùng A5:B10 có 12 ô.

Câu 2: Nêu các bước để xóa dữ liệu trong khối ô.

Trả lời:

Các bước để xóa dữ liệu trong khối ô là:

- Bước 1: Chọn khối ô muốn xóa bằng cách bôi đen. Sau khi bôi đen thì đường viền khối ô sẽ hiển thị nổi bật, khối sẽ được bôi đen để dễ nhận thấy.

- Bước 2: Nhấn phím Delete để xóa dữ liệu trong khối ô được chọn.

Câu 3: Nêu các bước để sao chép khối ô sang một vị trí mới.

Trả lời:

Các bước để sao chép khối ô sang một vị trí mới là:

- Bước 1: Chọn khối ô muốn sao chép bằng cách bôi đen. Sau khi bôi đen thì đường viền khối ô sẽ hiển thị nổi bật, khối sẽ được bôi đen để dễ nhận thấy.

- Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.

- Bước 3: Nháy chuột chọn ô gốc trên bên trái của đích đến.

- Bước 4: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.

Câu 4: Nháy chuột chọn một ô đã có dữ liệu:

1) Trường hợp nào thì dữ liệu nhìn thấy trong ô này và trong thanh công thức giống nhau?

2) Trường hợp nào thì dữ liệu nhìn thấy trong ô này và trong thanh công thức khác nhau?

Trả lời:

1) Nếu trong ô là dữ liệu trực tiếp thì những gì nhìn thấy trong ô này và trong thanh công thức sẽ giống nhau.

2) Nếu trong ô là công thức thì ta nhìn thấy trong thanh công thức dấu “=” và công thức tính, còn trong ô là kết quả tính được.

 

Câu 5: Có thể nói một ô là một khối ô (vùng) được không? Vì sao.

Trả lời:

Một ô không thể coi là một khối ô vì ô là vị trí giao nhau giữa 1 hàng và 1 cột. Còn khối ô là nhiều ô liền kề nhau tạo thành 1 hình chữ nhật.

 

III, VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Ô N10 là giao của hàng nào và cột nào?

Trả lời:

N10 là giao của hàng thứ 10 và cột N (là cột thứ 14).     

 

Câu 2: Có 12 kí hiệu sau đây:

1) 012          4) X            7) 3D5E                 10) 3D:5E

2) C12         5) 12C          8) C12: D4             11) C12D4

3) 12            6) ZA           9) AĐ                     12) III123

Hãy cho biết mỗi kí hiệu thuộc loại gì: 

1) Tên hàng;                    2) Tên cột;              3) Địa chỉ ô;                              

4) Địa chỉ khối;               5) Không phải là một trong 4 loại trên.

Nếu nó “không phải là một trong 4 loại trên” thì viết “không” và giải thích tại sao?

Trả lời:

1) 012: Không. Tên hàng không bắt đầu bằng số 0.

2) C12: Địa chỉ ô tính.

3) 12: Tên hàng.

4) X: Tên cột.

5) 12C: Không. Vì số đứng trước chữ, viết sai mẫu địa chỉ ô tính.

6) ZA: Tên cột

7) 3D5E: Không. Chỉ là chữ và số đen xen nhau ko có ý nghĩa gì.

8) C12: D4: Không, vì viết địa chị khối sai mẫu.

9) AĐ : Không, vì không có chữ Đ trong tên cột.

10) 3D:5E: Không, viết địa chỉ ô sai mẫu.

11) C12D4: Không, vì thiếu dấu hai chấm (:) phân cách, viết sai mẫu địa chỉ khối ô tính.

12) III123: Địa chỉ ô.

Câu 3: Để viết địa chỉ khối ô, cách viết nào dưới đây là đúng? Cách viết nào là sai và sai ở chỗ nào?

1) C3:F10

2) C3;F10

3) C3.F10

4) C3-F10

5) 3C:10F

Trả lời:

1) C3:F10 đúng.

2) C3;F10 sai, vì dùng dấu chấm phẩy (;)

3) Ce.F10 sai, vì dùng dấu chấm (.)

4) C3-F10 sai, vì dùng dấu gạch ngang (-)

5) 3C:10F sai, vì do địa chỉ ô trên trái và ô dưới phải viết không đúng mẫu.

Câu 4: Cho địa chỉ khối ô D4: G9. Hãy cho biết:

1) Khối ô này nằm trên những hàng nào, cột nào?

2) Trong khối ô này, địa chỉ ô ở góc bên trái, dưới phải, trên phải, dưới trái là gì?

Trả lời:

1) Khối ô nằm trên các hàng 4, 5, 6, 7, 8, 9 và trên các cột D, E, F, G.

2) Địa chỉ ô góc trên trái D4, góc dưới phải G9, góc trên phải là G4, góc dưới trái là D9.

Câu 5: Sau khi đánh dấu chọn một khối ô dữ liệu thì có những thông tin gì về khối ô xuất hiện trong thanh trạng thái của cửa sổ Excel?

Trả lời:

Những thông tin sẽ xuất hiện:

- Số lượng các ô sẽ có số liệu (COUNT)

- Tổng các số trong khối (SUM)

- Trung bình cộng các số trong khối (AVERAGE)

Câu 6: Phương án nào sau đây là địa chỉ ô dữ liệu trong bảng tính?

  1. a) Z120.
  2. b) AB_12.
  3. c) 1000ZZ. 
  4. d) ABCDE.
  5. e) MN1100. 
  6. f) 20_A.

Trả lời:

Địa chỉ ô dữ liệu trong bảng tính là:

  1. a) Z120.
  2. e) MN1100. 

Vì địa chỉ ô có dạng là: <địa chỉ ô> = <tên cột><tên hàng>

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Excel có nhược điểm không? Nêu những lưu ý khi sử dụng Excel.

Trả lời:

Excel là một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt, nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề nếu sử dụng không đúng cách hoặc không chú ý đến những điểm sau:

- Excel không tự động sao lưu dữ liệu mà người dùng phải thủ công thực hiện. Nếu không sao lưu định kỳ, có nguy cơ mất dữ liệu nếu tệp bị hỏng hoặc xảy ra sự cố. Vì vậy, luôn thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên để đề phòng trường hợp mất mát dữ liệu do sự cố hoặc lỗi không mong muốn.

- Việc nhập sai hoặc thiếu sót trong các công thức có thể dẫn đến lỗi tính toán và sai sót trong dữ liệu. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả cuối cùng. Excel cung cấp các công cụ để phát hiện và sửa các lỗi phổ biến như lỗi công thức, lỗi cú pháp và lỗi dữ liệu. Hãy sử dụng chúng để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

- Excel đôi khi dẫn đến sự phụ thuộc mạnh mẽ vào kỹ năng và kiến thức của người sử dụng. Sự hiểu biết hạn chế về công cụ có thể dẫn đến lỗi và khó khăn trong việc thực hiện các tác vụ phức tạp. Do vậy, người dùng cũng nên học những thao tác cơ bản trước khi sử dụng Excel.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay