Đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản kết nối Bài 24: Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng, trị

File đáp án Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức Bài 24: Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng, trị. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 24.  MỘT SỐ BỆNH THỦY SẢN PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ.

Khởi động: Quan sát Hình 24.1 và nêu tác hại của bệnh đối với động vật thủy sản. Có những biện pháp nào để phòng, trị bệnh thủy sản?

Hướng dẫn chi tiết:

a. Tác hại của bệnh đối với động vật thủy sản:

- Bệnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết hàng loạt động vật thủy sản, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nuôi.

- Bệnh làm cho động vật thủy sản còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Khi động vật thủy sản chết do bệnh sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến các sinh vật khác trong ao nuôi.

- Bệnh có thể lây lan nhanh chóng từ con này sang con khác, từ ao này sang ao khác, gây khó khăn cho công tác phòng chống. 

b. Biện pháp phòng, trị bệnh:

- Chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh.

- Cung cấp đủ oxy, thức ăn, thay nước định kỳ, xử lý chất thải.

- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.

- Vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống, sau khi thu hoạch và định kỳ trong quá trình nuôi.

- Tiêm phòng cho động vật thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Khi phát hiện con bệnh cần cách ly để tránh lây lan.

-  Sử dụng thuốc chữa bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho động vật thủy sản. 

I. BỆNH LỒI MẮT Ở CÁ RÔ PHI

Khám phá:  Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây  bệnh lồi mắt ở  cá rô phi

Hướng dẫn chi tiết:

- Đặc điểm: 

+ Thân cá có màu đen, bơi tách đàn, giảm ăn đến bỏ ăn, xuất huyết trên da. 

+ Bệnh nặng gây xuất huyết mắt, lồi mắt, xuất hiện dấu hiệu thần kinh như bơi xoay tròn hoặc bơi không có định hướng. 

+ Khi giải phẫu cả mắc bệnh có thể quan sát thấy các bệnh tích như gan, ruột xuất huyết, thận, lách sưng kèm theo xuất huyết hoặc tụ huyết 

- Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là Streptococcus agalactiae, đây là liên cầu khuẩn Gram dương 

Khám phá: Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh lồi mắt cho cá rô phi nuôi tại địa phương em.

Hướng dẫn chi tiết:

- Biện pháp phòng bệnh tổng hợp sát khuẩn, khử trùng ao cũng như nguồn nước trước và trong khi nuôi. 

- Vào những ngày nắng nóng, cần có chế độ cho cả ăn phù hợp, tăng cường bổ sung chế phẩm vi sinh, vitamin để tăng sức đề kháng cho cá

- Khử trùng nước ao nuôi kết hợp trận thuốc hoặc sản phẩm có tác dụng diệt vi khuẩn vào thức ăn cho cá ăn từ 5 đến 7 ngày. Kết hợp bổ sung vitamin C, các chất tăng cường sức đề kháng cho cả. Sau khi điều trị, bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn và môi trường nước để phục hồi hệ vi sinh có lợi.

II. BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA

Khám phá: Tìm hiểu thiệt hại do bệnh gan thận mủ gây ra trên cá tra ở Việt Nam và đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh hiệu quả.

Hướng dẫn chi tiết:

- Thiệt hại do bệnh gan thận mủ gây ra trên cá tra ở Việt Nam:

+ Tỷ lệ cá chết có thể lên đến 50-90%, nhất là ở cá tra giai đoạn bột và cá thịt.

+ Cá bị bệnh thường còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

+ Khi cá chết do bệnh sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến các sinh vật khác trong ao nuôi.

+ Gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi, ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.

- Một số việc nên làm để phòng bệnh hiệu quả.

+ Chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh.

+ Cải thiện môi trường nuôi, cung cấp đủ oxy, thức ăn, thay nước định kỳ, xử lý chất thải.

+ Sử dụng thức ăn an toàn: Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.

+ Vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống, sau khi thu hoạch và định kỳ trong quá trình nuôi.

+ Tiêm phòng cho cá tra theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Kết nối năng lực: Tính lượng hóa chất khử trùng ao nuôi cá tra.

Một ao nuôi cá tra có diện tích 1000 m², độ sâu 1,5 m, cần khử trùng nước để phòng bệnh gan thận mủ. Hoá chất khử trùng nước là dung dịch BKC, liều lượng sử dụng 1 lít cho 2 000 m³ nước nuôi. Tính lượng BKC cần dùng

Hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Tính thể tích nước trong ao:

Thể tích nước = Diện tích ao x Độ sâu = 1000 m² x 1,5 m = 1500 m³

Bước 2: Tính lượng BKC cần dùng:

Lượng BKC = Thể tích nước x Liều lượng BKC

Lượng BKC = 1500 m³ x (1 lít / 2000 m³) = 0,75 lít

Vậy cần dùng 0,75 lít dung dịch BKC để khử trùng nước cho ao nuôi cá tra có diện tích 1000 m² và độ sâu 1,5m.

III. BỆNH HOẠI TỬ THẦN KINH (VNM)

IV. BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM

Khám phá:  Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm.

Hướng dẫn chi tiết:

- Đặc điểm: tâm hoạt động kém, bỏ ăn, nổi lên tầng mặt và dạt vào bờ, nắp mang phồng lên. 

- Nguyên nhân: Bệnh do Baculovirus có vật chất di truyền là DNA gây ra. Virus lây lan nhanh trong ao và có thể lây lan sang ao khác qua nguồn nước, động vật trung gian truyền bệnh hoặc các dụng cụ.

V. LUYỆN TẬP

Câu 1: Mô tả đặc điểm và nêu nguyên nhân của bệnh lồi mắt ở cá rô phi, bệnh gan thận mủ trên cá tra, bệnh  hoại tử thần kinh trên cá biển và bệnh đốm trắng do virus trên tôm.

Hướng dẫn chi tiết:

a. Bệnh lồi mắt ở cá rô phi:

- Đặc điểm: 

+ Thân cá có màu đen, bơi tách đàn, giảm ăn đến bỏ ăn, xuất huyết trên da. 

+ Bệnh nặng gây xuất huyết mắt, lồi mắt, xuất hiện dấu hiệu thần kinh như bơi xoay tròn hoặc bơi không có định hướng. 

+ Khi giải phẫu cả mắc bệnh có thể quan sát thấy các bệnh tích như gan, ruột xuất huyết, thận, lách sưng kèm theo xuất huyết hoặc tụ huyết 

- Nguyên nhân: Streptococcus agalactiae, đây là liên cầu khuẩn Gram dương

b. Bệnh gan thận mủ trên cá tra

- Đặc điểm: 

+ Khi cá tra bị bệnh có các triệu chứng viêm ân, bỏ ăn, gây yếu, bụng chương to. 

+ Giải phẫu cơ quan nội tạng như gan, lách, thận bị hoại tử thành những đầm trắng đục đường kính từ 0,5 mm đến 2.5 mm 

- Nguyên nhân: vi khuẩn Edwardsiella ictaluri đây là trực khuẩn Gram âm, hình que mảnh

c. Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển:

- Đặc điểm:

+  Cá có các triệu chứng như kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ, da tối màu khi bệnh chuyển năng, cá có biểu hiện không bình thường, bơi lội hỗn loạn và không định hướng đầu chúc xuống dưới. 

+ Giải phẫu bên trong thấy bóng hơi cá trương phẳng và não xuất huyết.

- Nguyên nhân: Betanodavirus, hình cầu, không có vỏ bọc, có vật chất á truyền là RNA. Virus thường kí sinh trong tế bào chất của tế bào thần kinh trong nào và trong võng mạc mắt cá.

d. Bệnh đốm trắng trên tôm

- Đặc điểm: Khi bị bệnh, tâm hoạt động kém, bỏ ăn, nổi lên tầng mặt và dạt vào bờ, nắp mang phồng lên. 

- Nguyên nhân: Bệnh do Baculovirus có vật chất di truyền là DNA gây ra. Virus lây lan nhanh trong ao và có thể lây lan sang ao khác qua nguồn nước, động vật trung gian truyền bệnh hoặc các dụng cụ.

Câu 2: So sánh biện pháp phòng, trị của bệnh lồi mắt ở cá rô phi, bệnh gan thận mủ trên cá tra và bệnh hoại tử thần kinh trên các biển.

Hướng dẫn chi tiết:

a. Bệnh lồi mắt ở cá rô phi:

- Biện pháp phòng:

+ Chọn con giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

+ Cải thiện môi trường nuôi: Cung cấp đủ oxy, thức ăn, thay nước định kỳ, xử lý chất thải.

+ Sử dụng thức ăn an toàn, đảm bảo chất lượng.

+ Vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống, sau khi thu hoạch và định kỳ trong quá trình nuôi.

- Biện pháp trị:

+ Sử dụng các loại thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

+ Tắm cho cá bằng dung dịch muối hoặc thuốc tím.

+ Cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin C.

b. Bệnh gan thận mủ trên cá tra:

- Biện pháp phòng:

+ Chọn con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

+ Cung cấp đủ oxy, thức ăn, thay nước định kỳ, xử lý chất thải.

+ Sử dụng thức ăn an toàn, đảm bảo chất lượng.

+ Vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống, sau khi thu hoạch và định kỳ trong quá trình nuôi.

+ Tiêm phòng cho cá tra theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Biện pháp trị:

+ Sử dụng các loại kháng sinh phù hợp với từng loại vi khuẩn.

+ Bổ sung vitamin C và khoáng chất cho cá.

+ Thay nước thường xuyên và cải thiện môi trường nuôi.

c. Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển:

- Biện pháp phòng:

+ Chọn con giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

+ Cung cấp đủ oxy, thức ăn, thay nước định kỳ, xử lý chất thải.

+ Sử dụng thức ăn an toàn, đảm bảo chất lượng.

+ Vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống, sau khi thu hoạch và định kỳ trong quá trình nuôi.

- Biện pháp trị:

+ Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển.

+ Cách tốt nhất là loại bỏ cá bị bệnh để tránh lây lan, khử trùng ao nuôi và dụng cụ nuôi trồng thủy sản.

VI. VẬN DỤNG

Quan sát hoạt động nuôi các loài thủy sản ở địa phương, đề xuất một số biện pháp phòng, trị bệnh hiệu quả, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.

Hướng dẫn chi tiết:

1. Biện pháp phòng bệnh: chọn con giống khỏe mạnh, cải thiện môi trường nuôi, sử dụng thức ăn an toàn, vệ sinh ao nuôi, tiêm phòng cho con giống, thường xuyên theo dõi sức khỏe của con nuôi

2. Biện pháp trị bệnh: sử dụng các biện pháp trị bệnh an toàn, thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng hóa chất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay