Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Công nghệ 12 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Lâm nghiệp là ngành

  1. kinh tế - xã hội.
  2. nông nghiệp - thủy sản.
  3. xã hội - môi trường.
  4. kinh tế - kĩ thuật.

Câu 2: Lâm nghiệp mang lại nguồn thu nhập chính giúp ổn định đời sống của

  1. đồng bào các dân tộc miền núi.
  2. người dân vùng đồng bằng.
  3. đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên
  4. người dân khu vực trung du và miền núi.

Câu 3: Đối tượng của sản xuất lâm nghiệp là gì?

  1. Cây rừng có chu kì sống ngắn.
  2. Cây rừng có chu kì sống dài.
  3. Các loài động vật quý hiếm.
  4. Đất trồng rừng.

Câu 4: Trong một chu kì sản xuất, hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung nhiều vào thời gian nào?

  1. Những năm giữa và năm cuối.
  2. Những năm giữa.
  3. Những năm đầu và năm cuối.
  4. Những năm đầu.

Câu 5: Sản xuất lâm nghiệp được tiến hành chủ yếu ở đâu?

  1. Rừng.
  2. Cơ sở sản xuất.
  3. Nhà máy.
  4. Đồng bằng.

Câu 6: Đề án phát triển ngành Công nghiệp Chế biến gỗ bền vững có hiệu quả trong giai đoạn nào?

  1. 2020 – 2030.
  2. 2021 – 2030.
  3. 2021 – 2050.
  4. 2030 – 2050.

Câu 7: Thời gian của đối tượng sản xuất lâm nghiệp có thể kéo dài bao lâu?

  1. Hàng tháng.
  2. Hàng tuần.
  3. Hàng ngày.
  4. Hàng chục năm.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)  

Câu 1: Sản phẩm nào sau đây không phải từ lâm nghiệp?

  1. Sâm Ngọc Linh.
  2. Giấy.
  3. Ngọc trai.
  4. Gỗ.

Câu 2: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm nào?

  1. 2021.
  2. 2025.
  3. 2030.
  4. 2050.

Câu 3: Vai trò chủ yếu của trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là

  1. giúp chắn gió, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm nhập mặn của nước biển.
  2. giúp phục hồi hệ sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
  3. điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hạn chế xói mòn.
  4. cung cấp gỗ và lâm sản cho con người.

Câu 4: Đâu không phải đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?

  1. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài.
  2. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất.
  3. Ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và có nhiều lợi ích đặc thù.
  4. Mang tính thời vụ ngắn.

Câu 5: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa đạt tỉ lệ bao nhiêu?

  1. 50%.
  2. 80%.
  3. 100%.
  4. 30%.

Câu 6: Trồng rừng phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị có vai trò chủ yếu là

  1. giúp điều hoà không khí, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực đó.
  2. cung cấp nguyên liệu gỗ cho một số ngành sản xuất trong khu vực.
  3. điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hạn chế xói mòn.
  4. chắn cát để bảo vệ đường giao thông và tạo môi trường sống cho các động vật hoang dã.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

  1. Đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng ½ bình quân chung của cả nước.
  2. Đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng 2 lần so với năm 2021.
  3. Tỉ lệ lao động làm nghiệp trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2025.
  4. Đến năm 2050, góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?

  1. Đảm bảo lao động có mức thu nhập ngang bằng bình quân chung cả nước.
  2. Nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp đòi hỏi chất lượng ngày càng cao.
  3. Trong tương lai, ngành lâm nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ.
  4. Lâm nghiệp đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục.

Câu 3: Máy cơ giới trong hình ảnh sau có công dụng gì?

 

  1. Máy sản xuất dăm gỗ.
  2. Máy thu gom gỗ.
  3. Máy cưa gỗ.
  4. Máy làm ván ép.

Câu 4: Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2022 cả nước ta đã khai thác được

  1. 19,7 triệu m3gỗ.
  2. 15,85 triệu m3gỗ.
  3. 16,93 triệu m3gỗ.
  4. 6,1 triệu m3gỗ.

Câu 5: Vì sao rừng lại có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học?

  1. Rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật.
  2. Rừng sinh ra nhiều nguồn gene mới.
  3. Rừng có khả năng làm sạch không khí cho các loài động vật sinh sống.
  4. Rừng có thể cung ứng dịch vụ du lịch.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây phù hợp với vai trò nào của lâm nghiệp?

 

  1. Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu.
  2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng cơ bản.
  3. Tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.
  4. Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người.

Câu 2: Bạn Minh là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó; yêu thích sinh vật, yêu lao động; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng; tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. Phẩm chất nào của bạn Minh không phù hợp với ngành nghề trong lâm nghiệp?

  1. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ và chịu khó.
  2. Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.
  3. Yêu thích sinh vật, yêu lao động.
  4. Tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản.
Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm công nghệ lâm nghiệp thuỷ sản 12 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm công nghệ 12 lâm nghiệp thuỷ sản kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm lâm nghiệp thuỷ sản 12 kết nối trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập công nghệ 12 KNTT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay