Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
BÀI 17. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN
Câu 1: Khi được đi thực tế tại nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản, nhóm học sinh cần viết báo cáo thu hoạch, sau đây là một số ý kiến của học sinh trong nhóm đã được ghi lại:
a) Các bao thức ăn cần được bảo quản ở nơi thoáng mát.
b) Các bao thực ăn được đặt trực tiếp xuống nền kho chứa.
c) Thời hạn bảo quản không quá 3 tháng.
d) Tuân thủ nguyên tắc, thức ăn nhập trước khi xuất sau.
Đáp án:
- A, C đúng
- B, D sai
Câu 2: Thức ăn thuỷ sản cần được bảo quản ở điều kiện thích hợp để đảm bảo không bị hư hỏng và làm suy giảm chất dinh dưỡng. Tuỳ vào loại thức ăn mà có phương pháp bảo quản phù hợp.
a) Thức ăn cần được bảo quản trong nhà kho, tránh nước và ánh nắng trực tiếp.
b) Các bao thức ăn phải được xếp chồng lên nhau trên kệ mỗi chồng từ 15 – 20 bao.
c) Bảo quản thức ăn thuỷ sản ở môi trường dưới 30◦C và tuân thủ nguyên tắc “ vào trước, xuất trước”.
d) Thời gian bảo quản thức ăn không quá 4 tháng.
Câu 3: Cho đoạn thông tin sau:
Hiện nay nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tuyển chọn, nhận nuôi các chủng vi sinh vật có lợi, sau đó phối trộn với khô đậu nành để lên men trong môi trường thích hợp đã tạo ra chế phẩm khô đậu nành lên men có hàm lượng protein cao. Khô đậu nành lên men đã thay thế khoảng 70% bột cá trong sản xuất thức ăn cho nhiều loại thủy sản. Khô đậu nành lên men bằng vi khuẩn Bacillus natto làm tăng hàm lượng amino acid thiết yếu lên từ 8 đến 23% và giảm các chất kháng sinh dưỡng từ 50 đến 90%.
a) Protein thực vật như đậu nành được sử dụng nhiều trong thức ăn thủy sản để thay thế protein bột cá nhằm giảm giá thành và giảm áp lực khai thác cả tự nhiên.
b) Khô đậu nành lên men có hàm lượng amino acid nhiều hơn so với ban đầu là nhờ hoạt động của các vi sinh vật có lợi.
c) Việc thay thế nguồn nguyên liệu tự nhiên như bột cá bằng đạm và dầu thực vật trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá giúp phát triển thủy sản bền vững.
d) Các sản phẩm khô đậu nành lên men làm giảm khả năng hấp thu, giảm hàm lượng protein và giảm các chấy kháng dinh dưỡng.
Câu 4: Khi tìm hiểu về một số chất có nguồn gốc sinh học được sử dụng trong bảo quản thức ăn thủy sản, nhóm học sinh khi thuyết trình đưa ra một số nhận định như sau:
a) Khi bảo quản thức ăn thủy sản, người ta dùng một số loại tinh dầu như tinh dầu tỏi, gừng, quế, …vì có khả năng nấm mốc, vi khuẩn.
b) Các loại acid hữu cơ có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật có thể dùng trong bảo quản thức ăn thủy sản.
c) Probiotics giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho thủy sản và ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại.
d) Vitamin D có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ thức ăn khỏi bị hư hỏng do oxy hóa, góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho thủy sản.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------