Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP

BÀI 2: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP

(17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Quan sát Hình 1.2, nêu vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người.

Trả lời:

Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người:

- Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu; nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản; cung cấp dược liệu;...

- Tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.

- Có vai trò tín ngưỡng.

 

Câu 2: Lâm nghiệp có vai trò như thế nào đối với môi trường sinh thái?

Trả lời:

Vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường sinh thái:

- Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều hòa dòng chảy; chống xói mòn rửa trôi; giảm thiểu lũ lụt, hạn hán; giữ ổn định nguồn nước.

- Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ ven biển có vai trò chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn,... bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển.

- Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị có vai trò làm sạch không khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người và tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.

- rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật, là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt đối với các loại nấm, thực vật, động vật quý hiếm.

 

Câu 3: Trình bày những yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.

Trả lời:

Người lao động làm việc trong các ngành nghề của lâm nghiệp cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

- Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.

- Có kiến thức cơ bản về quy luật phát sinh, phát triển của cây rừng.

- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.

- Tuân thủ an toàn lao động và công ước quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng; có ý thức bảo vệ môi trường.

 

Câu 4: Để sản xuất lâm nghiệp đảm bảo tính ổn định, đạt hiệu quả cao về kinh tế và bảo vệ môi trường cần chú ý những vấn đề gì?

Trả lời:

Để sản xuất lâm nghiệp đảm bảo tính ổn định, đạt hiệu quả cao về kinh tế và bảo vệ môi trường cần chú ý một số vấn đề sau:

- Lựa chọn đối tượng cây rừng phù hợp với thời gian giao rừng, cho thuê rừng.

- Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

- Trồng xen canh cây trồng ngắn ngày phù hợp dưới tán rừng để tạo thu nhập thường xuyên và nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Thường xuyên chọn lọc, duy trì chất lượng các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.

 

Câu 5: Cần phải chú ý những vấn đề gì khi sản xuất lâm nghiệp ở nơi có diện tích rộng lớn, địa bàn phức tạp, điều kiện giao thông và cơ sở vật chất có nhiều hạn chế?

Trả lời:

- Thực hiện việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức theo đúng quy định của pháp luật nhằm xây dựng nền lâm nghiệp xã hội với sự tham gia tích cực của mọi thành phần kinh tế.

- Tiến hành điều tra, theo dõi diễn biến về khí hậu, nguồn tài nguyên rừng để quy hoạch, bố trí hình thức sản xuất lâm nghiệp phù hợp với từng khu vực.

- Xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất, kĩ thuật phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất lâm nghiệp ở từng vùng.

 

Câu 6: Cần phải chú ý những vấn đề gì khi lâm nghiệp là ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và mang nhiều lợi ích đặc thù?

Trả lời:

- Tuân thủ quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế về lâm nghiệp.

- Đảm bảo hài hòa các lợi ích (kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu,...).

 

Câu 7: Cần phải chú ý những vấn đề gì khi sản xuất lâm nghiệp mang tính thời vụ cao?

Trả lời:

- Có giải pháp hợp lí về tổ chức lao động; cung ứng vật tư – kĩ thuật; trang bị công cụ, máy móc,...

- Tạo việc làm cho người lao động ở thời kì nông nhàn (trồng xen canh cây trồng phù hợp, phát triển ngành nghề dịch vụ lâm nghiệp,...).

 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Vì sao rừng lại có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái?

Trả lời:

Vì rừng là môi trường sống của nhiều loài thực vật, động vật, vi sinh vật. Ngoài ra, rừng còn tham gia điều hòa không khí, bảo vệ nguồn nước, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Câu 2: Vì sao lâm nghiệp có triển vọng phát triển để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu?

Trả lời:

Vì lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người như cung cấp âm sản, đặc sản cây công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu; nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản; cung cấp dược liệu;...

 

Câu 3: Vì sao lâm nghiệp có triển vọng phát triển để phục vụ chức năng của rừng?

Trả lời:

Vì ngành lâm nghiệp đã tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập chính giúp ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi, thông qua đó làm tăng tỉ lệ lao động có việc làm, giảm tỉ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế.

 

Câu 4: Hãy sắp xếp các vai trò sau đây của lâm nghiệp phù hợp với mỗi hình a, b, c, d.

  1. Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu.
  2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng cơ bản.
  3. Tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.
  4. Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người.

 

  1. a)        b)

 

  1. c)       d)

Trả lời:

a - 4; b - 2; c - 1; d - 3.

 

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Em cần trang bị những kiến thức, năng lực và phẩm chất gì để trở thành một kĩ sư lâm nghiệp trong tương lai?

Trả lời:

- Kiến thức: về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lí nguồn tài nguyên rừng.

- Năng lực: có khả năng nghiên cứu trồng, quản lí nguồn tài nguyên rừng, phổ biến các kĩ thuật nông lâm kết hợp, nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh,...), nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng hệ thống thông tin (GIS) trong lâm nghiệp quy hoạch.

- Phẩm chất: yêu thiên nhiên, môi trường; thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng; có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động, thực vật; thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển); thích các môn như Công nghệ, Sinh học, Địa lí,...

 

Câu 2: Bạn Nam là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó; có kiến thức cơ bản về quy luật phát sinh, phát triển của cây rừng; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng; có ý thức tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.

Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích.

  1. Bạn Nam có sức khỏe tốt, phù hợp với các ngành nghề trong lâm nghiệp.
  2. Có kiến thức cơ bản về quy luật phát sinh, phát triển của cây rừng, không liên quan đến các ngành nghề trong lâm nghiệp.
  3. Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng là những năng lực phù hợp với các ngành nghề trong lâm nghiệp.
  4. Phẩm chất tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên của bạn Nam không phù hợp với các ngành nghề trong lâm nghiệp.

Trả lời:

Nhận định đúng là 1, 3.

Nhận định sai là 2, 4.

Giải thích: Vì bạn Nam đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cơ bản của người lao động làm việc trong ngành lâm nghiệp:

- Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.

- Có kiến thức cơ bản về quy luật phát sinh, phát triển của cây rừng.

- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.

- Tuân thủ an toàn lao động và công ước quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.

 

Câu 3: Việt Nam có những thuận lợi gì để phát triển lâm nghiệp?

Trả lời:

- Đa dạng về nguồn tài nguyên rừng: Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên và cây trồng rừng khá lớn, cung cấp nguồn cung gỗ và các sản phẩm rừng đa dạng.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây gỗ và các loại cây trồng rừng.

- Nhu cầu về gỗ và sản phẩm rừng: Nhu cầu về gỗ và các sản phẩm rừng trong và ngoài nước đang tăng cao, mở ra cơ hội cho việc phát triển lâm nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ: Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển lâm nghiệp, bao gồm các chương trình tái lập rừng, quản lý bền vững và hỗ trợ tài chính.

 

Câu 4: Việt Nam gặp những khó khăn gì trong quá trình phát triển ngành lâm nghiệp?

Trả lời:

- Khai thác không bền vững: Việt Nam đang đối mặt với vấn đề khai thác gỗ không bền vững và phá hủy môi trường rừng, gây mất mát đáng kể về nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học.

- Thách thức từ biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể gây ra các hiện tượng môi trường bất thường như lũ lụt, hạn hán và động đất, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rừng và sản xuất lâm nghiệp.

- Quản lý rừng chưa hiệu quả: Mặc dù đã có những nỗ lực, nhưng quản lý rừng ở một số vùng vẫn còn hạn chế về hiệu quả và tính bền vững.

- Thị trường cạnh tranh: Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, lâm sản của Việt Nam cần phải cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Phát triển kinh tế và xã hội không đồng đều: Một số khu vực vùng sâu vùng xa, vùng miền núi đang đối mặt với khó khăn về tài nguyên và cơ sở hạ tầng, gây ra thách thức trong việc phát triển lâm nghiệp ở những nơi này.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ngành lâm nghiệp có những tiềm năng và thách thức gì nếu áp dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn để tối ưu hóa sản xuất, quản lí tài nguyên và đóng góp vào bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và khai thác dữ liệu lớn có tiềm năng lớn để cải thiện hiệu suất và quản lý trong ngành lâm nghiệp. Ví dụ, trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu về tình trạng sức khỏe của cây trồng hoặc rừng, từ đó giúp dự đoán và phòng tránh các vấn đề như dịch bệnh hoặc cháy rừng. Đồng thời, khai thác dữ liệu lớn có thể giúp quản lý tài nguyên một cách hiệu quả hơn bằng cách thu thập và phân tích thông tin về diện tích rừng, loại cây trồng, và hệ sinh thái. Sự kết hợp giữa công nghệ và ngành lâm nghiệp có thể tạo ra các giải pháp thông minh để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí, và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ mới cũng đặt ra những thách thức, bao gồm cần phải có sự đầu tư lớn vào hạ tầng và đào tạo cho người lao động để sử dụng hiệu quả các công nghệ này.

 

Câu 2: Theo em, ngành lâm nghiệp đang có những cơ hội và thách thức gì trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về gỗ và các sản phẩm từ gỗ?

Trả lời:

* Cơ hội:

- Tăng cường sự nhận thức về bảo vệ môi trường: Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường đang gia tăng, và người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến việc sử dụng sản phẩm gỗ từ các nguồn lâm nghiệp bền vững.

- Sự phát triển của thị trường sản phẩm gỗ thân thiện với môi trường: Nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bền vững và sản phẩm gỗ tái chế đang tạo ra cơ hội cho ngành lâm nghiệp phát triển thêm.

- Cải thiện công nghệ và quản lý: Sự tiến bộ trong công nghệ và quản lý lâm nghiệp giúp tăng cường hiệu suất và làm giảm lãng phí, từ đó tạo ra cơ hội để tăng sản xuất gỗ mà không làm tổn hại đến môi trường.

* Thách thức:

- Sự cạnh tranh và áp lực từ mục tiêu kinh tế: Áp lực từ nhu cầu tăng cường sản xuất và cạnh tranh về giá có thể dẫn đến tình trạng khai thác gỗ quá mức, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và đa dạng sinh học.

- Biến đổi khí hậu và rủi ro thảm họa tự nhiên: Biến đổi khí hậu và các thảm họa tự nhiên như cháy rừng và động đất có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến cây trồng và khu rừng, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp gỗ.

- Thách thức về quản lý và hợp pháp: Việc quản lý lâm nghiệp một cách bền vững và tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là một thách thức đối với ngành lâm nghiệp, đặc biệt là ở các quốc gia có hệ thống quản lý yếu kém hoặc thiếu sự tuân thủ.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận công nghệ 12 lâm nghiệp thuỷ sản kết nối tri thức, bài tập công nghệ lâm nghiệp thuỷ sản 12 KNTT, bộ câu hỏi tự luận công nghệ 12 lâm nghiệp thuỷ sản kết nối

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay