Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
BÀI 18. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN
Câu 1: Ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển, đặc biệt trong khâu chế biến thức ăn thuỷ sản.
a) Công nghệ vi sinh và công nghệ enzyme được áp dụng nhiều nhất trong chế biến thức ăn thuỷ sản.
b) Khô đậu nành có hàm lượng protein khá cao (70 – 80%), tương đương với bột cá.
c) Những thực phẩm này chủ yếu làm thức ăn bổ sung , nguyên liệu để phối trộn sản xuất thức ăn cho cá rô phi, cá chình,…
d) Các loài động vật thuỷ sản dễ tiêu hoá khi sử dụng bột đậu nành.
Đáp án:
- A, C đúng
- B, D sai
Câu 2: Thức ăn thuỷ sản rất dễ bị biến chất do oxy hoá hoặc do sự phát triển của các loại nấm mốc và sản sinh ra độc tố. Vì thế nhiều chất phụ gia được bổ sung vào thức ăn thuỷ sản có tác dụng làm giảm quá trình oxy hoá, ức chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hại,…
a) Các chất phụ gia này có thể là enzyme tiết ra từ vi khuẩn, có khả năng làm giảm hoặc loại bỏ các độc tố nấm mốc.
b) Tất cả các chất phụ gia đều có thể làm giảm quá trình oxy hoá, ức chế nấm mốc.
c) Tất cả các loại nấm mốc đều sản sinh ra độc tố có hại cho thực ăn thuỷ sản.
d) Công nghệ sinh học và enzyme là hai công nghệ phổ biến nhất để bảo quản thực phẩm.
Câu 3: Đọc thông tin sau:
Trong công nghiệp chế biến cá tra, có khoảng 60% cơ thể cá không được sử dụng làm thực phẩm, bao gồm dầu, mỡ, da, nội tạng và xương. Những phế phụ phẩm này có chứa nhiều loại protein khác nhau. Các nhà khoa học đã tuyển chọn và sử dụng những loại enzyme thích hợp để thủy phân một số loại protein có trong phế phụ phẩm cá tra để chế biến thức ăn thủy sản giàu lysine.
Từ thông tin trên, có nhận định sau:
a) Qúa trình chế biến thức ăn thủy sản giàu lysine có ý nghĩa giúp cải thiện hàm lượng lysine trong thức ăn, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu lysine, giảm thiểu chi phí sản xuất.
b) Việc phối trộn nguyên liệu với enzyme, bổ sung nước sạch và ủ trong thời gian thích hợp để enzyme thủy phân protein trong nguyên liệu thành lysine là quan trọng nhất.
c) Không thể thay thế phế phụ phẩm cá tra bằng bất kì loài cá nước mặn nào khác.
d) Nên áp dụng quá trình này ở những nước có nền khoa học phát triển.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------