Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Kết nối tri thức
Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản Kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Công nghệ lâm nghiệp -thủy sản 12 kết nối
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN 12 KẾT NỐI TRI THỨC
CHƯƠNG II: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
BÀI 3: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu công nghệ: Khai thác Hình 3.1 – 3.2, thông tin mục I, II SGK tr.20 – 22 để tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của việc trồng, chăm sóc rừng.
Năng lực nhận thức và tư duy công nghệ: Trình bày vai trò, nhiệm vụ của việc trồng và chăm sóc rừng.
Năng lực vận dụng kiến thức đã học: Vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin từ sách, báo, internet để tìm hiểu về vai trò của rừng và trồng rừng đối với địa phương em hoặc đối với một địa phương khác mà em biết.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về vai trò, nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
Phiếu bài tập cho HS.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
d. Nội dung: GV cho HS xem hình ảnh, video về rừng Cúc Phương (Ninh Bình). GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Nêu một số hiểu biết của em về rừng Cúc Phương (Ninh Bình).
- Kể tên một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta mà em biết.
c. Sản phẩm:
- HS xem video về rừng Cúc Phương (Ninh Bình).
- HS trình bày một số hiểu biết về rừng Cúc Phương và tên một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát và xem hình ảnh, video về rừng Cúc Phương:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Nêu một số hiểu biết của em về rừng Cúc Phương (Ninh Bình).
+ Kể tên một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta mà em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, vận dụng hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết của bản thân về rừng Cúc Phương.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS kể tên một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta mà em biết.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Một số thông tin về rừng Cúc Phương:
Vườn Quốc gia Cúc Phương (rừng Cúc Phương) là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa.
Vườn quốc gia có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây.
Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời là một trung tâm du lịch, được Tổ chức World Travel Awards bầu chọn và vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á trong 5 năm liên tiếp 2019 – 2023.
+ Một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta:
Rừng Nam Cát Tiên – Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước | |
Rừng tràm Trà Sư, An Giang | |
Rừng U Minh, Kiên Giang | Rừng Yok Đôn – Đắk Nông, Đăk Lăk |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…Vậy, trồng rừng và chăm sóc rừng có vai trò gì? Nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Vai trò, nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của trồng và chăm sóc rừng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vai trò của trồng và chăm sóc rừng.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, làm việc cá nhân, khai thác Hình 3.2, thông tin mục I.1, I.2 SGK tr.20, 21 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày vai trò của trồng rừng.
- Trình bày vai trò của chăm sóc rừng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của trồng rừng, chăm sóc rừng và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vai trò của trồng rừng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục I.1 SGK tr.20 và trả lời câu hỏi: Trình bày vai trò của trồng rừng. - GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về vai trò của trồng rừng.
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.2 SGK tr.21 và trả lời câu hỏi mục Khám phá SGK tr.21: Nêu các vai trò của trồng rừng. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, liên hệ thực tế, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi mục Khám phá SGK tr.20: + Kể tên một số loại lâm sản mà em biết. + Chúng có vai trò gì đối với con người? - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS sử dụng internet, sách, báo,…và trả lời câu hỏi mục Kết nối năng lực SGK tr.21: Nêu thêm vai trò của trồng rừng đối với đời sống và nền kinh tế. Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày vai trò của trồng rừng. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mục Khám phá SGK tr.20 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mục Kết nối năng lực SGK tr.21: Một số vai trò khác của trồng rừng đối với đời sống và nền kinh tế: + Giữ không khí trong lành. Bảo vệ độ phì nhiêu và tiềm năng của đất. + Cung cấp gỗ cho con người làm vật liệu xây dựng. + Tạo ra nhiên liệu phục vụ cho đời sống con người. + Cung cấp nguồn dược liệu quý, nguồn thực phẩm phục vụ đời sống con người. + Cung cấp nguyên liệu, lương thực chế biến thực phẩm. + Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dân, giúp phát triển du lịch. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về vai trò của trồng rừng. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Vai trò của trồng và chăm sóc rừng 1. Vai trò của trồng rừng - Phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc: phục hồi hệ xinh thái rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sống của con người và hệ động, thực vật tự nhiên. - Cung cấp lâm sản: + Phục vụ nhu cầu của con người. + Hạn chế nhu cầu khai thác rừng tự nhiên. + Giúp bảo vệ các diện tịch rừng tự nhiên. - Phòng hộ và bảo vệ môi trường: + Điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước cho các dòng chảy, hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ. + Chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, giao thông; ngăn sóng để bảo vệ công trình ven biển,… + Phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị, giúp điều hòa không khí, bảo vệ môi trường sinh thái. | ||||||||||||||||
Trả lời câu hỏi Khám phá SGK tr.20 Tên một số loại lâm sản và vai trò của chúng đối với con người: - Các loại sản phẩm tre, luồng, giang, nứa,…: sản xuất nội thất (ghế, bản, giường, tủ, rèm cửa), đũa dùng một lần, tăm mành,… Tre luồng, nứa - Các loại sản phẩm song, mây,...: + Song: bện cầu, làm dây buộc, rổ rá, bàn, ghế; bảo vệ đất đai và giữ nước. Cây song mật + Mây: trang trí nội thất (ghế mây, bàn mây, giường mây, tủ mây, các phụ kiện trang trí). Cây mây - Các loại lâm đặc sản: cánh kiến, quế, hồi, sa nhân,…: điều trị một số bệnh lí, cung cấp năng lượng cho cơ thể con người.
- Các loại dược liệu quý (củ nghệ, hạt lanh, tràm trà, đông trùng hạ thảo,…): có khả năng chữa bệnh hoặc hỗ trợ điều trị cho một hay nhiều căn bệnh, được sử dụng nhiều trong đông y.
- Các loại nhựa: nhựa thông, nhựa trám,...: + Nhựa thông: sử dụng làm keo trong sản xuất giấy (keo nhựa thông) và một số ứng dụng trong công nghiệp điện, làm chất đốt... + Nhựa trám: chưng cất tinh dầu, chế biến côlôphan dùng trong công nghệ nước hoa, xà phòng, véc ni làm hương, pha chế sơn và mực in. - Các loại tinh dầu chiết suất từ các bộ phận của cây: pha chế nước hoa; làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa; thư giãn tinh thần; kháng khuẩn;….
| |||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vai trò của chăm sóc rừng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh, video kết hợp dẫn dắt về các công việc chăm sóc: làm cỏ, chặt bỏ cây dại, tỉa cành, tỉa thưa, bón phân, tưới nước.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I.2 SGK tr.21 và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của chăm sóc rừng. - GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi mục Kết nối năng lực SGK tr.21: Kể tên một số hoạt động chăm sóc rừng và vai trò của các hoạt động đó. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu vai trò của chăm sóc rừng. - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời câu hỏi mục Kết nối năng lực SGK tr.21: Một số hoạt động chăm sóc rừng và vai trò của các hoạt động đó: + Làm cỏ, chặt bỏ cây dại: tránh cây cỏ dại chèn ép ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây rừng. + Tỉa cành, tỉa thưa: làm gia tăng mật độ chồi và diện tích tán hữu hiệu; nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. + Bón phân, tưới nước: cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết dưới dạng dễ tiêu (dễ hấp thu) giúp cây rừng phát triển tươi tốt, tăng khả năng chống chịu và sức đề kháng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò của chăm sóc rừng. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Vai trò của chăm sóc rừng - Giảm sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng, nâng cao tỉ lệ sống của cây rừng, rút ngắn thời gian ổn định rừng trồng, tăng tốc độ sinh trưởng của câu rừng trước khi khép tán. - Tạo không gian sinh trưởng tối ưu, duy trì tốc độ sinh trưởng của cây rừng, giúp tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm gỗ ở cuối chu kì khai thác. - Hạn chế tác hại của sâu, bệnh, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 5: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
I. TRỒNG RỪNG
- Tại sao thời vụ trồng rừng có sự khác nhau giữa ba miền của nước ta?
- Em hãy mô tả quy trình trồng rừng bằng cây có bầu?
- Em hãy mô tả quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần?
- Em hãy nêu đặc điểm của phương thức trồng rừng bằng gieo hạt thẳng?
- Tìm hiểu về kĩ thuật trồng rừng đối với một số loài cây lâm nghiệp chính ở nước ta?
- Em hãy nêu thực trạng chăm sóc rừng trồng ở nước ta?
II. CHĂM SÓC RỪNG
- Em hãy mô tả quy trình chăm sóc rừng?
- Em hãy nêu nhiệm vụ của chăm sóc rừng?
- Em hãy giải thích vì sao phải chăm sóc rừng? Hoạt động chăm sóc rừng thường diễn ra vào thời gian nào trong năm?
- Hãy đề xuất thời vụ và kỹ thuật trồng rừng phù hợp cho một loài cây rừng mà em biết?
- Mô tả kĩ thuật trồng rừng bằng hạt và bằng cây con. Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp?
- Nêu các thời vụ chính ở nước ta. Giải thích vì sao thời vụ trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam khác nhau?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Toán 12 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Lâm nghiệp là ngành
A. kinh tế - xã hội.
B. nông nghiệp - thủy sản.
C. xã hội - môi trường.
D. kinh tế - kĩ thuật.
Câu 2: Lâm nghiệp mang lại nguồn thu nhập chính giúp ổn định đời sống của
A. đồng bào các dân tộc miền núi.
B. người dân vùng đồng bằng.
C. đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên
D. người dân khu vực trung du và miền núi.
Câu 3: Đối tượng của sản xuất lâm nghiệp là gì?
A. Cây rừng có chu kì sống ngắn.
B. Cây rừng có chu kì sống dài.
C. Các loài động vật quý hiếm.
D. Đất trồng rừng.
Câu 4: Trong một chu kì sản xuất, hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung nhiều vào thời gian nào?
A. Những năm giữa và năm cuối.
B. Những năm giữa.
C. Những năm đầu và năm cuối.
D. Những năm đầu.
Câu 5: Sản xuất lâm nghiệp được tiến hành chủ yếu ở đâu?
A. Rừng.
B. Cơ sở sản xuất.
C. Nhà máy.
D. Đồng bằng.
Câu 6: Đề án phát triển ngành Công nghiệp Chế biến gỗ bền vững có hiệu quả trong giai đoạn nào?
A. 2020 – 2030.
B. 2021 – 2030.
C. 2021 – 2050.
D. 2030 – 2050.
Câu 7: Thời gian của đối tượng sản xuất lâm nghiệp có thể kéo dài bao lâu?
A. Hàng tháng.
B. Hàng tuần.
C. Hàng ngày.
D. Hàng chục năm.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Sản phẩm nào sau đây không phải từ lâm nghiệp?
A. Sâm Ngọc Linh.
B. Giấy.
C. Ngọc trai.
D. Gỗ.
Câu 2: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm nào?
A. 2021.
B. 2025.
C. 2030.
D. 2050.
Câu 3: Vai trò chủ yếu của trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là
A. giúp chắn gió, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm nhập mặn của nước biển.
B. giúp phục hồi hệ sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
C. điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hạn chế xói mòn.
D. cung cấp gỗ và lâm sản cho con người.
Câu 4: Đâu không phải đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?
A. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài.
B. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất.
C. Ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và có nhiều lợi ích đặc thù.
D. Mang tính thời vụ ngắn.
Câu 5: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa đạt tỉ lệ bao nhiêu?
A. 50%.
B. 80%.
C. 100%.
D. 30%.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Toán 12 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Quản lý rừng không có hoạt động nào?
A. Giao rừng, cho thuê rừng.
B. Chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.
C. Thu hồi rừng.
D. Săn bắt, loại bỏ các loại động vật hoang dã trong rừng.
Câu 2. Giao rừng là
A. nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phù hợp với Luật Lâm nghiệp và thu tiền sử dụng rừng.
B. nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phù hợp với Luật Lâm nghiệp và không thu tiền sử dụng rừng.
C. nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, không thu tiền sử dụng và có thể tuỳ ý đốn cây làm ruộng vườn, nương rẫy.
D. nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, có thu tiền sử dụng nên có thể tuỳ ý đốn cây làm ruộng vườn, nương rẫy.
Câu 3. Đâu không phải đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?
A. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài.
B. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất.
C. Ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và có nhiều lợi ích đặc thù.
D. Mang tính thời vụ ngắn.
Câu 4. Cho các hoạt động sau đây
- Khai thác gỗ không hợp lí và các sản phẩm khác từ rừng.
- Chăn thả gia súc.
- Phủ xanh đồi trọc.
- Cháy rừng.
- Xây dựng các khu bảo tồn.
- Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.
Có bao nhiêu hoạt động không gây suy thoái tài nguyên rừng?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5. Hình ảnh dưới đây là nguyên nhân nào làm suy thoái tài nguyên rừng?
A. Cháy rừng.
B. Chăn thả gia súc.
C. Phá rừng trồng cây công nghiệp và đặc sản.
D. Khai thác gỗ trên nền rừng tự nhiên.
Câu 6. Đâu không phải vai trò của trồng và chăm sóc rừng?
A. Phủ xanh đất trống đồi trọc.
B. Cung cấp lâm sản.
C. Phòng hộ và bảo vệ môi trường.
D. Cung cấp các động thực vật quý hiếm.
Câu 7. Cho các việc làm dưới đây:
- Làm cỏ. (2) Chặt bỏ cây dại.
(3) Đốt rừng. (4) Tỉa cành.
- Vun xới. (6) Chăn thả gia súc trong rừng.
(7) Tỉa thưa. (8) Bón phân.
Có bao nhiêu việc làm không phải chăm sóc rừng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8. Máy cơ giới trong hình ảnh sau có công dụng gì?
A. Máy sản xuất dăm gỗ.
B. Máy thu gom gỗ.
C. Máy cưa gỗ.
D. Máy làm ván ép.
Câu 9. Bạn Minh là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó; yêu thích sinh vật, yêu lao động; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng; tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. Phẩm chất nào của bạn Minh không phù hợp với ngành nghề trong lâm nghiệp?
A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ và chịu khó.
B. Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.
C. Yêu thích sinh vật, yêu lao động.
D. Tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản.
Câu 10. Vì sao rừng phòng hộ có vai trò bảo vệ môi trường và hạn chế thiên tai?
A. Vì rừng phòng hộ giúp điều tiết nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước các dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông.
B. Vì rừng phòng hộ có thể chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông.
C. Vì rừng phòng hộ giúp bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng.
D. Vì rừng phòng hộ giúp điều hoà không khí, bảo vệ môi trường sinh thái quanh khu dân cư.
Câu 11. Đề án phát triển ngành Công nghiệp Chế biến gỗ bền vững có hiệu quả trong giai đoạn nào?
A. 2020 – 2030.
B. 2021 – 2030.
C. 2021 – 2050.
D. 2030 – 2050.
Câu 12. Chăm sóc rừng giúp
A. tăng sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng.
B. tạo không gian sinh trưởng tối ưu, duy trì tốc độ sinh trưởng của cây rừng.
C. duy trì các loại sâu, bệnh trên cây rừng.
D. giảm tốc độ sinh trưởng của cây rừng trước khi khép tán.
Câu 13. Sinh trưởng của cây rừng là
A. sự tăng lên về kích thước của cây rừng.
B. sự giảm đi về khối lượng của cây rừng.
C. sự giảm đi về kích thước và khối lượng của cây rừng.
D. sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng.
Câu 14: Phát triển của cây rừng là quá trình biến đổi về chất và sự phát sinh các ______ trong toàn bộ đời sống của cây.
A. cơ quan. B. cành cây.
C. khe nứt. D. quá trình thụ phấn.
Câu 15: Sự sinh trưởng của cây diễn ra mạnh mẽ; lượng hoa, quả tăng dần; tán cây dần hình thành. Cây đang ở giai đoạn
A. còn non. B. gần thành thục.
C. thành thục. D. già cỗi.
Câu 16: Cây A có tăng trưởng đường kính bình quân đạt từ 2cm/năm trở lên. Cây này thuộc loại
A. cây sinh trưởng nhanh. B. cây sinh trưởng chậm.
C. cây không phát triển. D. cây bị sâu bệnh.
Câu 17: Nên làm cỏ, vun xới định kì trong khoảng
A. 1 năm sau khi trồng.
B. 2 năm liên tục sau khi trồng.
C. 3 năm liên tục sau khi trồng.
D. 4 năm liên tục sau khi trồng.
Câu 18: Thông thường, kích thước hố trồng là
A. 40 × 40 × 40 (cm).
B. 20 × 20 × 20 (cm).
C. 30 × 30 × 30 (cm) hoặc 20 × 20 × 20 (cm).
D. 30 × 30 × 30 (cm) hoặc 40 × 40 × 40 (cm).
Câu 19: Hình ảnh dưới đây là trồng rừng bằng kĩ thuật nào?
A. Phương thức gieo hạt toàn diện.
B. Phương thức gieo hạt cục bộ.
C. Trồng cây con bằng rễ trần.
D. Trồng cây con có bầu.
Câu 20: Ý nghĩa của việc làm trong hình dưới đây là
A. làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng thấm nước, phá bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh hại.
B. nâng cao tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
C. giúp nâng cao độ phì nhiêu của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm thu hoạch.
D. nâng cao quá trình trao đổi chất, cây sinh trưởng nhanh, giảm khuyết tật, nâng cao chất lượng gỗ.
Câu 21: Bảo vệ và khai thác rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đa dạng sinh học?
A. bảo vệ tầng khí quyển, hạn chế thủng tầng ozone.
B. bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gene các loài động vật, thực vật quý hiếm.
C. duy trì diện tích rừng và tài nguyên rừng phù hợp, thông qua đó điều hoà không khí.
D. duy trì diện tích rừng và tài nguyên phù hợp, thông qua đó bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất.
Câu 22: Suy thoái tài nguyên rừng không gây ra
A. biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozone.
B. suy giảm đa dạng sinh học
C. suy thoái đất canh tác.
D. giảm ô nhiễm môi trường.
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ công nghệ 12 lâm nghiệp thuỷ sản kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint công nghệ 12 kết nối, soạn lâm nghiệp thuỷ sản 12 kết nối tri thức
Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THPT