Đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản kết nối Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản

File đáp án Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức Bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 25. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH THỦY SẢN.

Khởi động: Công nghệ sinh học đã được ứng dụng thế nào phòng và trị bệnh thủy sản? Nhân bản gen đích của tác nhân gây bệnh bằng kĩ thuật PCR (Hình 25.1) có vai trò như thế nào trong phòng và trị bệnh thủy sản?

Hướng dẫn chi tiết:

- Ứng dụng của công nghệ sinh học vào phòng và trị bệnh thuỷ sản:

+Kiểm dịch đàn thuỷ sản bố mẹ, đàn giống trước khi thả nuôi và theo dõi sức khoẻ trong quá trình nuôi để phát hiện sớm tác nhân gây bệnh 

+ Nhiều loại bệnh thuỷ sản nguy hiểm đã được phát hiện sớm và chính xác, nhờ đó việc phòng ngừa đạt hiệu quả cao, hạn chế dịch bệnh bùng phát và giảm thiểu thiệt hại do người nuôi.

-  Vai trò nhân bản gen đích của tác nhân gây bệnh bằng kĩ thuật PCR (Hình 25.1) trong phòng và trị bệnh thủy sản:

+ Giúp khuếch đại DNA của tác nhân gây bệnh, từ đó giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn so với các phương pháp truyền thống.

+ Kỹ thuật PCR có thể phát hiện được mầm bệnh ngay cả khi số lượng mầm bệnh rất ít.

+ Giúp xác định chủng loại, nguồn gốc của tác nhân gây bệnh, từ đó giúp truy vết nguồn gốc dịch bệnh và đưa ra các biện pháp phòng chống hiệu quả.

+ Giúp tạo ra các gen mã hóa protein của tác nhân gây bệnh, từ đó giúp phát triển vắc-xin phòng bệnh hiệu quả.

I. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN SỚM BỆNH THỦY SẢN

Khám phá: Quan sát Hình 25.3, mô tả  các bước phát hiện virus gây bệnh trên tôm bằng kĩ thuật PCR.

Hướng dẫn chi tiết:

Bước 1. Thu mẫu tôm

Bước 2. Tách chiết DNA tổng số

Bước 3. Nhân bản đoạn gen đặc hiệu của tác nhân gây bệnh bằng phản ứng PCR

Bước 4. Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,.. để tìm hiểu thêm một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản.

Hướng dẫn chi tiết:

- Kỹ thuật ELISA là một kỹ thuật miễn dịch được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản.

- Kỹ thuật Real-time PCR là một kỹ thuật khuếch đại DNA được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản.

-  Kỹ thuật gen: được sử dụng để phát triển các phương pháp chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản dựa trên sự phân tích DNA.

- Kỹ thuật sinh học phân tử: được sử dụng để phát triển các phương pháp chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản dựa trên sự phân tích RNA.

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THỦY SẢN

Khám phá: Quan sát Hình 25.7, mô tả các bước sản xuất chế phẩm Bacillus sp. Phòng, trị bệnh thủy sản.

Hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Phân lập, tuyển chọn chủng Bacillus sp. có khả năng phòng, trị bệnh cho thuỷ sản.

Bước 2: Nuôi cấy và nhân sinh khối chủng Bacillus sp. trong môi trường dinh dưỡng Nutrient Broth ở điều kiện thích hợp (pH 7 đến 7,5; nhiệt độ từ 30 °C đến 35 °C).

Bước 3: Phối trộn sinh khỏi vi khuẩn Bacillus sp. với cơ chất thích hợp (đường maltodextrin, lactose, tinh bột bắp,...) để tạo chế phẩm

Bước 4: Đóng gói, bảo quản và sử dụng.

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thành phần của chế phẩm vi sinh sử dụng trong phòng, trị bệnh thủy sản ở địa phương em.

Hướng dẫn chi tiết:

- Vi khuẩn: Bacillus, Lactobacillus,...

- Nấm: Trichoderma

- Enzyme: Protease, Amylase, Lipase,...

- Chất dinh dưỡng: 

+ Vitamin: Vitamin C, Vitamin B1

+ Khoáng chất: Canxi, sắt,...

Khám phá: Quan sát Hình 25.8, trình bày các bước tạo chế phẩm men tỏi giàu allicin phòng, trị bệnh thủy sản.

Hướng dẫn chi tiết:

- Trộn đều thành hỗn hợp (tỉ lệ 10:1:1:16) trong thùng chứa: tỏi tươi xay nhuyễn, đường kính hoặc mật rỉ đường, dấm ăn, nước sạch

- Ủ lên men khoảng 10-15 ngày (nếu mùa hè), khoảng 25-30 ngày (nếu mùa đông)

- Dịch tôi lên men giàu allicin

- Đóng gói, bảo quản và sử dụng

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày các bước chẩn đoán nhanh bệnh thủy sản bằng kĩ thuật PCR, kit chẩn đoán

Hướng dẫn chi tiết:

- Bước chẩn đoán nhanh bệnh thủy sản bằng kĩ thuật PCR:

Bước 1. Thu mẫu thuỷ sản

Bước 2. Tách chiết DNA tổng số

Bước 3. Nhân bản đoạn gen đặc hiệu của tác nhân gây bệnh bằng phản ứng PCR

Bước 4. Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR

- Bước chẩn đoán nhanh bệnh thủy sản bằng kit chẩn đoán:

Bước 1: Thu mẫu thủy sản

Bước 2: Bổ sung dung dịch đệm

Bước 3: Nghiền mẫu

Bước 4: Hút mẫu dịch

Bước 5: Cho mẫu vào kit test nhanh

Bước 6: Đọc kết quả sau 15 phút

Câu 2: Trình bày một số ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng và trị bệnh thủy sản.

Hướng dẫn chi tiết:

- Công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine: 

+ Trong nuôi trồng thuỷ sản, vaccine vô hoạt được sử dụng phổ biến trong phòng bệnh cho nhiều loài thuỷ sản. 

+ Nhớ ứng dụng công nghệ sinh học, vaccine DNA đã ra đời, đây là bước đột phá lớn so với các vaccine truyền thống. 

+ Vaccine DNA có ưu điểm là tính ổn định cao, chi phí sản xuất thấp hơn vaccine vô hoạt, không chứa tác nhân gây bệnh nên có tính an toàn cao hơn vaccine truyền thống.

- Công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh: 

+ Một số vi khuẩn có lợi có khả năng cạnh tranh hoặc sản sinh ra các chất ức chế vi khuẩn gây bệnh hoặc tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản.

+ Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có đặc tính trên để sản xuất chế phẩm phòng, trị bệnh thuỷ sản.

- Công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm thảo dược: 

+ Rất nhiều loại thảo dược đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong phòng, trị bệnh thuỷ sản. 

+ Đặc tính của các loại thảo dược là chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính kháng bệnh cao và khả năng tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản. 

+ Ưu điểm của chế phẩm thảo dược là có thể dùng để phòng, trị bệnh, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.

IV. VẬN DỤNG

Đề xuất một số loại thảo dược có thể sử dụng sản xuất chế phẩm phòng, trị bệnh thủy sản.

Hướng dẫn chi tiết:

Một số loại thảo dược có thể sử dụng sản xuất chế phẩm phòng, trị bệnh thủy sản: cây sả, cây tỏi, cây gừng, cây nghệ, cây ổi, cây diệp hạ châu, cây mật gấu, cây chùm ngây

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay