Đáp án Công nghệ 7 Cánh diều bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản
File đáp án Công nghệ 7 Cánh diều bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)
BÀI 14.BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NUÔI VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 14.1 và nêu hậu quả của hiện tượng ô nhiễm môi trường nước.
Trả lời:
Hình 14.1a: Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguồn nước trong sinh hoạt
Hình 14.1b: Ảnh hưởng đến môi trường đất đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt
Hình 14.1c: Ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước: cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước
1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
Câu hỏi :
- Vì sao cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?
- Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản
Trả lời:
- Cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản vì: môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với các loại thủy sản, khi nước bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến đời sống của chúng.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:
- Xử lí các nguồn nước thải
- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản
- Thực hiện chế độ ăn hợp lí cho động vật thuỷ sản
- Sử dụng ao lắng; các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.
- Sử dụng chế phẩm sinh học gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.
- Lọc sinh học, sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoả nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.
- Sử dụng thực vật thuỷ sinh vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải
- Sử dụng hóa chất có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.
Luyện tập : Em hãy phân loại các biện pháp xử lí môi trường nước theo mẫu Bảng 14.1
Trả lời:
Biện pháp | Phương pháp | ||
Cơ học | Sinh học | Hóa học | |
Sử dụng ao lắng | x | ||
Sử dụng chế phẩm sinh học | x | ||
Lọc sinh học | x | ||
Sử dụng thực vật thủy sinh | x | ||
Sử dụng chlorine | x |
2. BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Nguồn lợi thủy sản
Các khu vực cần được bảo vệ
Câu hỏi:
- Nguồn lợi thủy sản là gì? Vì sao cần bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
- Các khu vực nào cần được bảo vệ?
Trả lời:
- Nguồn lợi thủy sản là: bao gồm tất cả sinh vật trong nguồn nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí. Cần bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm do khai thác thủy sản quá mức, sử dụng ngư cụ cấm, khai thác thủy sản mang tính hủy diệt (mìn, kích điện), xả thải gây ô nhiễm môi trường sống của các loại thủy sản, chặn đường di cư của các loại thủy sản.
- Các khu vực cần được bảo vệ bao gồm: nơi tập trung các loài thủy sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống), đường di cư của các loài thủy sản.
Luyện tập : Em hãy nêu tên các khu vực cần, được bảo vệ trong Hình 14.3
Trả lời:
- Hình 14.3a: Sông suối
- Hình 14.3b: Sâu trong lòng đại dương
- Hình 14.3c: Bãi biển
- Hình 14.3d: Biển
Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Câu hỏi: Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần thực hiện những biện pháp nào?
Trả lời:
Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần thực hiện những biện pháp:
- Khai thác thuỷ sản hợp lí.
- Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên, trồng san hô.
- Bảo vệ đường di cư của các loài thuỷ sản không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn đề cá vượt đập thuỷ điện.
- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên
- Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn nội địa.
Luyện tập : Quan sát Hình 14.4 và cho biết:
Trả lời:
- Hoạt động gây suy giảm nguồn lợi thủy sản: Hình c; Hình e
- Hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Hình a + Hình b + Hình d+ Hình g
- Hãy nêu những hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người dân ở địa phương em.
Trả lời:
Những hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người dân ở địa phương em:
- Khai thác thủy sản hợp lí.
- Thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên
- Tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật về nuôi trồng Thuỷ sản để người nuôi trồng áp dụng trong nuôi trồng.
=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản