Đáp án Địa lí 11 cánh diều bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi (P2)
File đáp án Địa lí 11 cánh diều bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi (P2).Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
BÀI 29: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ, XÃ HỘI CỘNG HÒA NAM PHI (P2)- Xã hội
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy:
- Trình bày đặc điểm xã hội của Cộng hòa Nam Phi
- Phân tích tác động của đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.
Trả lời:
Đặc điểm xã hội | Ảnh hưởng |
- Có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc, truyền thống đan xen với hiện đại; vừa mang bản sắc của châu Phi, vừa chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu, châu Á biểu hiện ở tôn giáo, lễ hội, ngôn ngữ, âm nhạc, ẩm thực,... - Y tế giáo dục ngày càng được chú trọng, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt trên 95% (năm 2020). Quốc gia này đã đạt được nhiều tiến bộ trong phòng chống căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. - HDI của Cộng hòa Nam Phi thuộc nhóm cao trên thế giới, năm 2020 là 0,727 | - Các hạn chế chủ yếu: tình trạng bất bình đẳng, đói nghèo còn năgj nề, tỉ lệ thất nghiệp còn cao. |
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Luyện tập
Bài tập 1: Lập bảng tóm tắt ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Cộng hòa Nam Phi đến phát triển kinh tế.
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên | Ảnh hưởng |
Địa hình, đất: chủ yếu là núi, cao nguyên và đồi; dồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ. - Cao nguyên Trung tâm nằm ở nội địa và có độ cao trung bình khoảng 2 000m, cao ở phía đông, thoải dần về phía tây, nam và tây nam. - Phía đông nam cao nguyên là một gờ núi dạng vòng cung, nơi đây có dãy núi Đre-ken-béc kéo dài khoảng hơn 1 000m với một số đỉnh núi cao trên 3 000m, trong đó cao nhất là đỉnh Na-giê-xút (3408m) và nhiều hẻm vực. - Vùng đồi núi thấp nằm ở phía đông bắc và tây nam cao nguyên, ở phía đông nam Đre-ken-béc; là vùng chuyển tiếp từ núi, cao nguyên xuống đồng bằng ven biển, có độ cao giảm dần - Dãy núi Kếp nằm ở tận cùng phía nam đất nước, gồm các dải núi thấp chạy song song, phân cách nhau bằng các đồng bằng thung lũng. - Đống bằng ven biển nằm pử phía tây nam và đông nam nhỏ hẹp, chạy dài theo hai bờ của hai đại dương. - Quần đảo Prin Ét-uốt nằm ở cận Nam Cực. | - Bề mặt cao nguyên ít bị chia cắt, có nhiều vùng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho quần cư và phát triển kinh tế. - Một số nơi có địa hình thấp hơn có thể xây dựng được các tuyến giao thông đường bộ qua các dãy núi. - Thuận lợi cho quần cư và phát triển sản xuất - Các thung lũng giữa núi này có đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng cây ăn quả (nho, cam, chanh,...) - Nơi đây có đất phù sa sông thuận lợi cho trồng các cây hàng năm (lúa mì, ngô, lạc) - Có nhiều tiềm năng về du lịch và là cơ sở cho đánh cá biển xa bờ. |
Khí hậu: đại bộ phận lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nhưng có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng. - Phía Tây có khí hậu nhiệt đới lục địa khô hạn - Phía Đông có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều - Phía nam và tây nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải | - Khó khăn cho sản xuất và đời sống - Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp - Thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt. |
Sông, hồ: mạng lưới sông, hồ khá thưa thớt, hầu hết là sông nhỏ và dốc, hai sông quan trọng là Ô-ran-giơ và Lim-pô-pô. | - Sông Ô-ran-giơ với phần lớn chiều dài chảy qua cao nguyên và vùng núi, đổ ra Đại Tây Dương, có giá trị chủ yếu về thủy điện. - Sông Lim-pô-pô đổ ra Ấn Độ Dương, có giá trị chủ yếu về cung cấp nguồn nước ngọt. |
Biển: Cộng hòa Nam Phi án ngữ vùng biển rộng lớn ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và là nơi gặp nhau của hai đại dương này ở phía nam mũi Hảo Vọng | - Thuận lợi cho giao thông hàng hải. - Dòng biển ven bờ Đại Tây Dương đã mang nhiều sinh vật đến cho vùng biển tây nam của đất nước, tạo ra các ngư trường lớn, là cơ sở qua trọng để phát triển hoạt động đánh bắt hải sản. - Đường bờ biển dài, có nhiều bãi niển đẹp, vùng biển ven bờ có nhiều ran san hô và tảo biển,... thích hợp để phát triển du lịch biển. |
Sinh vật: diện tích rừng nhỏ, thảm thực vật chủ yếu là đồng cỏ thảo nguyên - Là quốc gia giàu đa dạng sinh học với hơn 20 000 loài thực vật khác nhau, là nơi sinh sống của khoảng 40% loài linh trưởng được tìm thấy trên Trái Đất. - Có hơn 290 khu bảo tồn thiên nhiên | - Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như: lim, thông đen,... và nhiều loài thú như: sư tử, báo, voi, tê giác,... - Thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm |
Khoáng sản: - Cộng hòa Nam Phi rất giàu các loại khoáng sản ngoài kim cương và vàng có trữ lượng lớn, còn có quặng sắt, bạch kim, man-gan, crom, đồng, u-ra-ni-um, bạc và ti-tan. | - Là nguồn xuất khẩu quan trọng và nguyên liệu cho công nghiệp. |
Bài tập 2: Dựa vào bảng 29, hãy nhận xét về dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020. Phân tích tác động của dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lời:
- Nhận xét về dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020:
+ Dân số vẫn tăng cao
+ Tỉ lệ gia tăng dân số biến động lớn: tăng, giảm liên tục
+ Tuy tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng cao do dân số đông của Cộng hòa Nam Phi
* Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội:
- Tích cực: có lực lượng lao động dồi dào
- Tiêu cực:
+ Gây ra nhiều sức ép về vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Dân cư phân bố không đều ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên
+ Nạn phân biệt chủng tộc nặng nề
Vận dụng
Bài tập 3: Lựa chọn một vấn đề xã hội của Cộng hòa Nam Phi, sưu tầm tư liệu và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về vấn đề đó.
Trả lời:
* Về chế độ A-pac-thai:
Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội. Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ. Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người (Group Areas Act) ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lí. Để đảm bảo thực hiện chế độ a-pac-thai, chính quyền Nam Phi đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được sự chống đối rộng rãi đối với chế độ phân biệt chủng tộc này. Trong thập kỷ 1950, sau khi a-pac-thai trở thành hệ thống chính trị – xã hội chính thức, hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổi lên ở Nam Phi. Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC) tuyên bố “Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng” và đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ a-pac-thai. Sau những cuộc nổi dậy diễn ra tại Sharpevill tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả các tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC. Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài viêc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người. Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela trúng cử Tổng thống Nam Phi. Cuộc bầu cử đã diễn ra một cách hòa bình. ANC chiếm 62,7% số phiếu, ít hơn so với mức 66,7% mà họ dành được khi muốn xây dựng bản hiến pháp mới, nhưng đủ để họ dành quyền đứng ra thành lập chính phủ mới trên phạm vi toàn quốc. Ngày 8 tháng 5 năm 1996, bản hiến pháp mới đã được chính thức phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lý cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ.