Đáp án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát (P2)

File đáp án Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Vì sao?

  1. Giá cả một vài hàng hoá tăng chứng tỏ nên kinh tế đang lạm phát.
  2. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kệm sẽ bị thiệt.
  3. Lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
  4. Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Trả lời:

- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: lạm phát là sự tăng mức giá chung của các loại hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định. Nếu chỉ có một vài hàng hóa tăng, các mặt hàng khác vẫn giữ nguyên giá cả thì chưa thể kết luận nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát.

- Ý kiến b. Đồng tình, vì:

  • Lạm phát và lãi suất huy động thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thông thường, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng sẽ cao hơn so với mức lạm phát một chút để đảm bảo giá trị tiết kiệm cho khách hàng.
  • Trường hợp lạm phát tăng cao và quá nhanh, đồng tiền bị mất giá, trong khi lãi suất huy động không có sự điều chỉnh, thì những người gửi tiết kiệm sẽ chịu thiệt thòi.

- Ý kiến c. Đồng tình, vì: ở mỗi quốc gia, trong điều kiện bình thường: một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hóa, dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên, khi lạm phát xảy ra, với một đơn vị tiền đó, người tiêu dùng chỉ mua được một lượng hàng hóa/ dịch vụ ít hơn so với trước đây.

- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: lạm phát chỉ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế khi ở mức lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Lạm phát ở mức độ vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

 

Câu 2: Em hãy cho biết những biến động sau đây có thể làm cho lạm phát tăng hay không. Vì sao?

  1. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh.
  2. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nhập khẩu trong khi giá của chúng đang tăng cao.
  3. Giá xăng tăng cao.

Trả lời:

- Trường hợp a. Có thể gây ra lạm phát. Vì:

  • Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh, đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa (của thị trường nước ngoài) tăng lên. Từ đó, dẫn đến việc tổng cầu (của cả thị trường trong và ngoài nước) tăng.
  • Nếu tổng cầu tăng, nhưng tổng cung không thay đổi (các doanh nghiệp không mở rộng sản xuất) sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa khan hiếm => đẩy giá sản phẩm lên cao => gây lạm phát.

- Trường hợp b và c. Có thể gây ra lạm phát, vì:

  • Nguyên liệu, nhiên liệu và xăng (năng lượng) là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
  • Việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất, khiến chi phí sản xuất tăng cao, từ đó làm cho giá cả của nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng => gây lạm phát.

 

Câu 3: Em hãy thể hiện thái độ của mình đối với hành vi của chủ thể ở các trường hợp dưới đây trong việc chấp hành chủ trương, chính sách nhà nước về lạm phát.

  1. Ngân hàng Y muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp trong khi Chính phủ đang chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
  2. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Uỷ ban nhân dân huyện C phát động phong trào tiết kiệm, thắt chặt chỉ tiêu công của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước.
  3. Giá cả hàng hoá tiêu dùng tăng cao, thành phố H tăng cường kiểm soát giá và sử dụng hiệu quả mạng lưới phân phối của các siêu thị để bình ổn giá.

Trả lời:

- Trường hợp a. Không đồng tình với hành vi của ngân hàng Y, vì:

  • Việc Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ (tăng lãi suất huy động, giảm mức cung tiền,…) là một biện pháp tích cực góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát; đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân và hộ dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
  • Việc ngân hàng Y mong muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp sẽ gây cản trở cho chính sách phát triển kinh tế chung của nhà nước; đồng thời, gây thiệt hại cho các khách hàng của ngân hàng Y.

- Trường hợp b. Đồng tình với hành động của Uỷ ban nhân dân huyện C. Vì: cắt giảm chi tiêu công cũng là một biện pháp tích cực, góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.

- Trường hợp c. Đồng tình với hành động của thành phố H. Việc tăng cường kiểm soát giá cả và mạng lưới phân phối sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa, từ đó góp phần bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy viết bài chia sẻ cách chi tiêu hợp lí khi lạm phát tăng cao.

Trả lời:

Một số cách chi tiêu hợp lí khi lạm phát tăng cao:

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng (xăng dầu, điện, gas,…)

- Chỉ mua những hàng hóa thiết yếu, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.

- Theo dõi sát sao các khoản chi tiêu nhằm tăng tính kỉ luật và cân đối tài chính.

- Chuyển sang sử dụng những mặt hàng thay thế có giá trị chất lượng gần tương đương nhưng giá thành rẻ hơn (ví dụ: chuyển từ việc sử dụng đồ nhập khẩu sang các thương hiệu uy tín trong nước,…).

- Tái sử dụng các đồ dùng cũ (với những món đồ không quá thiết yếu, ví dụ: đồ chơi, quần áo,…).

- Tránh giữ nhiều tiền mặt mà nên lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với tình hình (ví dụ: bất động sản, vàng,…).

- Không thực hiện hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa.

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 3: Lạm phát

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay