Đáp án Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

File đáp án Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

BÀI 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Mở đầu: Em hãy cho biết các chỉ tiêu dưới đây có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo em, vì sao các quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội? 

(Theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội, năm 2023)

Hướng dẫn chi tiết:

Các chỉ tiêu trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam bởi vì chúng cung cấp các mục tiêu đo lường được, có thể theo dõi được theo thời gian, cung cấp góc nhìn về tiến độ của đất nước trong các lĩnh vực như kinh tế, công nghiệp, giáo dục và giảm nghèo. 

1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Câu hỏi: 

a. Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?

b. Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam qua thông tin và số liệu ở hình 1 và hình 2?

c. Để xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần căn cứ vào các chỉ tiêu nào?

Hướng dẫn chi tiết:

a. Tăng trưởng kinh tế:

- Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong mộ thời kỳ nhất định so với thời kỳ gốc.

- Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế.

b. Những sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam qua các số liệu ở hình 1 và hình 2 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững. Đây là kết quả của sự nỗ lực và sáng tạo của toàn dân và toàn Đảng, cũng như sự hỗ trợ và hợp tác của các đối tác quốc tế. Cụ thể:

+ Tăng trưởng GDP đạt mức cao, trung bình khoảng 6,8% mỗi năm, đạt mục tiêu đề ra của kế hoạch 5 năm. Năm 2020, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trên thế giới.

+ Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, từ dưới 500 USD vào năm 1990 lên hơn 3.000 USD vào năm 2021, tăng hơn gấp ba lần. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới.

c. Để xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần căn cứ vào các chỉ số như: 

Ngoài ra, còn có một số chỉ số khác cũng liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, như tỷ lệ tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát,…

2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Câu hỏi: Từ thông tin 1, hình 3 và bảng 1, em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết:

Nhận xét:

- Nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. 

- Nền kinh tế Việt Nam đã giảm sự phụ thuộc vào ngành nông nghiệp, tăng cường quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ khí, điện tử, dệt may, da giày, năng lượng và hạ tầng. 

- Đồng thời, phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như thương mại, tài chính, du lịch, giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông.

Câu hỏi: 

a. Em hãy cho biết thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu nào. Em hãy làm rõ từng chỉ tiêu đó.

b. Từ những nội dung trên, em hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế và sự phát triển kinh tế.

Hướng dẫn chi tiết:

a. Theo thông tin 2 và bảng 2, có ba chỉ tiêu cụ thể được đề cập đến là:

Chỉ số phát triển con người (HDI)

Giá trị HDI của Việt Nam tăng dần từ 0.693 năm 2018 lên ước tính 0.737 năm 2022, cho thấy sự cải thiện về chất lượng cuộc sống và khả năng con người.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (%)

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của Việt Nam giảm dần từ 6.8% năm 2018 xuống ước tính 3.5% năm 2022, cho thấy sự giảm nghèo và nâng cao thu nhập của người dân.

Hệ số bất bình đẳng tổng hợp phối thu nhập (Hệ số GINI)

Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các hộ gia đình. Giá trị hệ số GINI càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn và ngược lại. Hệ số GINI của Việt Nam giảm dần từ 0.35 năm 2018 xuống ước tính 0.33 năm 2022, cho thấy sự cải thiện về bình đẳng thu nhập giữa các tầng lớp xã hội.

b. Từ những nội dung trên, em có thể phân biệt tăng trưởng kinh tế và sự phát triển kinh tế như sau: 

Tăng trưởng kinh tế

Phát triển kinh tế

chỉ sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.

phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là sự tiến bộ xã hội cho con người, trên cơ sở đạt được về mặt kinh tế.

3. VAI TRÒ CỦA TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Câu hỏi: 

a. Em hãy làm rõ vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế được thể hiện qua sơ đồ và thông tin trên.

b. Theo em, tăng trưởng và phát triển kinh tế còn có những vai trò gì?

Hướng dẫn chi tiết:

a. Từ thông tin và sơ đồ trên, ta có thể thấy tăng trưởng và phát triển kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống của người dân như: 

- Giảm tỷ lệ nghèo

- Cải thiện chăm sóc sức khỏe

- Nâng cao trình độ giáo dục

- Tăng cường khả năng tiếp cận vật chất. 

b. Theo em, tăng trưởng và phát triển kinh tế có những vai trò là:

- Tạo điều kiện giải quyết việc làm

- Khắc phục sự tụt hậu

-  Cung cấp nguồn lực cho an ninh quốc phòng và nhiều lĩnh vực khác

- …

4. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Câu hỏi

a. Từ thông tin 1, em hiểu thế nào là phát triển bền vững? Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

b. Từ thông tin 2, em hãy làm rõ chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết:

a. Từ thông tin 1, em hiểu phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: 

- Phát triển kinh tế

- Phát triển xã hội 

- Bảo vệ môi trường. 

Theo em, phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở của phát triển bền vững còn phát triển bền vững thì tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn.

b. Chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam từ thông tin 2 là: đặt mục tiêu tổng quát cho quá trình phát triển vững, bao gồm các mục tiêu sau: 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

A. Tăng trưởng kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế.

B. Tăng trưởng kinh tế là sự lớn lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế.

C. Với một lượng thu nhập quốc dân xác định, quy mô dân số của một quốc gia không ảnh hưởng tới độ lớn của thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Hướng dẫn chi tiết:

Ý kiến

Đánh giá

Lý do

Ý kiến A

Không đồng tình

Không đồng tình bởi tăng trưởng kinh tế không nhất thiết mang lại tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, mà còn phụ thuộc vào cách phân phối và sử dụng thu nhập quốc gia.

Ý kiến B

Đồng tình

Đồng tình bởi đây là định nghĩa chính xác và phổ biến nhất của tăng trưởng kinh tế, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một năm.

Ý kiến C

không đồng tình

Đồng tình bởi thu nhập bình quân đầu người được tính bằng cách chia thu nhập quốc gia cho số lượng dân. Do đó, nếu thu nhập quốc gia không đổi, số lượng dân càng nhiều thì thu nhập bình quân đầu người càng thấp và ngược lại.

Câu 2: Em hãy cho biết trong những chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào được dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế. Vì sao?

A. Mức tăng thu nhập của từng cá nhân trong một thời kỳ nhất định.

B. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kỳ nhất định. 

C. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của một nền kinh tế hằng năm.

D. Mức tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người hằng năm.

E. Mức tăng tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định.

 ----------------------------------------

--------- Còn tiếp ----------

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án kinh tế pháp luật 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay