Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Giáo án bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BÀI 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

(7 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân biệt được tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững.

  • Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ khái niệm và các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế, phân biệt tăng trưởng và phát triển kinh tế; đánh giá về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và người khác khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện đúng trách nhiệm của công dân góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm thực hiện chưa đúng trách nhiệm hoặc cản trở tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Biết chủ động tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm:

Thực hiện tốt trách nhiệm của công dân HS khi tham gia các hoạt động kinh tế.

Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu phần Mở đầu trong SGK tr.6 và thực hiện làm quen với các chỉ tiêu và vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của các chỉ tiêu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và giải thích được lí do các quốc gia luôn đặt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: 

Em hãy cho biết các chỉ tiêu dưới đây có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo em, vì sao các quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội?

 (Theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Kế hoạch phát triển kinh tế năm 2023)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Các chỉ tiêu kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và định hướng sự phát triển của Việt Nam. Việc quản lý và đạt được các chỉ tiêu kinh tế này không chỉ phản ánh sức khỏe của nền kinh tế mà còn giúp chính phủ và các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định chiến lược để hướng tới một nền kinh tế bền vững, phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng sống của người dân. Sự ổn định và phát triển kinh tế là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một xã hội thịnh vượng và hạnh phúc.

Ví dụ: 

  • Tổng sản phẩm trong nước tăng lên là quy mô nền kinh tế tăng lên.

  • Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng lên nghĩa là giá trị sản phẩm công nghiệp tăng lên và năng suất lao động cao hơn.

  • Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng lên là kết quả của nền giáo dục phát triển hoen, lực lực lượng lao động có chất lượng cao hơn.

  • Tỉ lệ hộ nghèo giảm là tình trạng đời sống người dân khá lên.

+ Việc đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giúp quốc gia xác định lộ trình phát triển, đo lường hiệu quả chính sách, cải thiện đời sống người dân và tạo môi trường ổn định và bền vững.

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ kinh tế, xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển quốc gia. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu để xác định sự tăng trưởng kinh tế.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, hình ảnh trong SGK tr.6-8 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về khái niệm tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khám phá hình ảnh, thông tin:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin, quan sát Hình ảnh 1, 2 trong SGK tr.7 để trả lời câu hỏi:

Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam qua thông tin và số liệu ở hình 1 và hình 2?

Hình 1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2022 (Đơn vị: %)

(Theo Tổng cục Thống kê) 

Hình 1. GNI bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2021 (Đơn vị: nghìn Đôla Mỹ)

(Theo Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2023) 

* Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:

- GV trình chiếu cho HS xem một số video để hiểu thêm về tình hình kinh tế và sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023: 

+ Video về tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2022:

 https://www.youtube.com/watch?v=Dk6vTll3EfA

+ Video về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023:

https://www.youtube.com/watch?v=Ea_8SmOymR0

+ Video về tăng trưởng kinh tế Quý I năm 2021 của Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=Y00VJMToB6Q 

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?

+ Để xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần căn cứ vào các chỉ tiêu nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Về tổng sản phẩm trong nước:

+ Từ năm 2011 - 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng tăng (từ 6,24% - năm 2011, tăng lên, đạt mức 8,02% - năm 2022), trong đó:

  • Năm 2022, GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8,02%.

  • Năm 2021, GDP đạt mức thấp nhất là 2,58%.

+ Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự biến động, không đều qua các năm. Ví dụ:

  • Từ năm 2019 - 2021, tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 7,02% xuống còn 2,58%.

  • Từ 2021 - 2022, GDP tăng nhanh, từ 2,58% lên mức 8,02%

* Về thu nhập quốc dân bình quân đầu người: 

+ Từ năm 1990 - 2021, thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam tăng liên tục qua các năm. 

+ Năm 2021, GNI của Việt Nam đạt 3590 USD/người/ năm (gấp khoảng 27,6 lần so với năm 1990).

- GV mời HS nêu khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

- Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời gian nhất định so với thời kì gốc.

- Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc mức tăng tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định, thường là một năm.

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người).

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Hoạt động 2. Tìm hiểu về phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

- Phân biệt được tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, bảng, hình ảnh trong SGK tr.9-11 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về khái niệm phát triển kinh tế, các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm phát triển kinh tế, các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin và quan sát Hình 3, Bảng 1 trong SGK tr.9 để trả lời câu hỏi: 

Từ thông tin 1, hình 3 và bảng 1, em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Hình 3. Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam 

năm 2015 và năm 2020 

Bảng 1. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Năm

Cơ cấu lao động (%)

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2015

44,3

22,9

32,8

2020

34

30,3

35,7

(Theo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

* Về tiến bộ xã hội: 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin 2 và quan sát Bảng 2, thảo luận để trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết thông tin 2 và bảng 2 đề cập đến sự tiến bộ xã hội của nền kinh tế qua những chỉ tiêu nào. Em hãy làm rõ từng chỉ tiêu đó.

Bảng 2. Một số chỉ tiêu phản ánh tiến bộ và công bằng xã hội của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022

Chỉ số

Kết quả đạt được

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Chỉ số phát triển con người (HDI)

0,693

0,703

0,706

0,726

0,737

Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều (%)

6,8

5,7

4,8

4,4

4,2

Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini)

0,425

0,423

0,373

0,374

0,375

* Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế:

- GV trình chiếu một số video để HS biết thêm về phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

+ Video kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam năm 2021 – 2025:

https://www.youtube.com/watch?v=NCzsOHd0GSc

+ Video về những thành tựu phát triển kinh tế Việt Nam 2023:

https://www.youtube.com/watch?v=vZZPBIPTuD0

+ TP Hồ Chí Minh phát triển kinh tế ban đêm:

https://youtu.be/W6TaP-jV1Ig?si=jSzBx2yLE_aoS8xF

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: 

+ Em hiểu thế nào là phát triển kinh tế? 

+ Phát triển kinh tế được xác định qua các chỉ tiêu cơ bản nào?

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, trả lời câu hỏi: Em hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Thông tin 1 (SGK – tr.9)

+ Nhấn mạnh vai trò của cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ.

+ Cho biết chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hình 3 (SGK – tr.9)

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ tăng lên trong GDP (đơn vị % GDP); 

+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống.

Bảng 1 (SGK – tr.9)

+ Cùng với sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế theo tỉ trọng (%) của từng ngành trong GDP (%), cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi tương ứng. 

+ So sánh năm 2020 với năm 2015, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp giảm xuống, tỉ lệ lao động trong công nghiệp, dịch vụ tăng lên.

=> Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ.

* Về tiến bộ xã hội: 

Thông tin 2, bảng 2 (SGK – tr.10)

+ Phản ánh chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.

+ Làm rõ các chỉ tiêu: 

  • Chỉ số phát triển con người: Từ năm 2019 - 2022, Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có chỉ số HDI ở mức cao.

  • Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều: Từ 2018 - 2022, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm nhanh, từ mức 6,8% (năm 2018) xuống còn 4,2 (năm 2022).

  • Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: Từ 2018 - 2022, hệ số Gini của Việt Nam có xu hướng giảm; điều đó cho thấy Việt Nam đã từng bước thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

* Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế:

  • Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về lượng của nền kinh tế;

  • Phản ánh sự lớn lên về quy mô nền kinh tế, được đo bằng các chỉ tiêu GDP, GNI,... 

+ Phát triển kinh tế:

  • Bao hàm cả tăng trưởng kinh tế.

  • Là sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế theo hướng tiến bộ, sự thay đổi về chất của nền kinh tế.

- GV mời HS nêu khái niệm phát triển kinh tế và các chỉ tiêu xác định phát triển kinh tế.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Tìm hiểu về phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế

- Khái niệm: Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, bao hàm sự tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn; đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội.

- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế.

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí.

+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, quan sát sơ đồ trong SGK tr.11-12 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD PHẦN GIÁO DỤC KINH TẾ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN GIÁO DỤC KINH TẾ

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA, XÃ HỘI

Chat hỗ trợ
Chat ngay