Đáp án lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
File đáp án lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 17. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258
Câu 1: Dựa vào sơ đồ 17.1 và lược đồ 17.2, hãy trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.
Trả lời:
Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:
- Năm 1257, Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt rồi 3 lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng, vua cho bắt giam sứ giả, ra lệnh cả nước ra sức tập luyện, chuẩn bị vũ khí sẵn sàng đánh giặc.
- Đầu tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt.
- Ngày 17/1/1258, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên. Trận đánh diễn ra quyết liệt, quân Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Nhà Trần rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách "vườn không nhà trống".
- Quân Mông Cổ chỉ chiếm được thành Thăng Long trống rỗng, lâm vào thế khó khăn.
- Ngày 29/1/1258, quân Trần tổ chức tấn công lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Quân Mông Cổ thua trận rút chạy, kháng chiến kết thúc thắng lợi.
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285
Câu 1:
- Khai thác thông tin trong bài và lược đồ 17.5, em hãy vẽ sơ đồ tư duy diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285.
- Khai thác tư liệu 17.3 và 17.4, em hãy rút ra đặc điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân thời Trần.
Trả lời:
- Sơ đồ tư duy diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285:
- Qua tư liệu 17.3 và 17.4, ta thấy được tinh thần chống giặc kiên cường, bất khuất, không chịu đầu hàng, lùi bước trước kẻ thù của vua quan và nhân dân thời Trần.
3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288
Câu 1:
- Dựa vào sơ đồ 17.6 và lược đồ 17.7, em hãy vẽ sơ đồ thời gian những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288.
- Vì sao khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: "Năm nay đánh giặc nhàn"?
Trả lời:
- Sơ đồ thời gian những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288:
- Khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: "Năm nay đánh giặc nhàn" vì ông đã nắm chắc rằng, địch chấp nhận giao chiến với ta trên sông nước là chúng đã từ bỏ sở trường và bị buộc phải đánh theo cách thủy chiến sở trường của Đại Việt.
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Câu 1:
- Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII). Tham khảo thêm tư liệu 17.9 cho câu trả lời của em.
- Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò như thế nào đối với triều đại nhà Trần và lịch sử dân tộc thế kỉ XIII?
Trả lời:
- Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII):
+ Kết quả của lòng yêu nước, của sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia đánh giặc.
+ Nhà Trần đã đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo, biết phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông "lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh", "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu",...
+ Tài năng thao lược của các vua nhà Trần cùng các danh tướng như Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư.
- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên:
+ Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra nền thái bình hơn một thế kỉ cho Đại Việt.
+ Chiến thắng góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
+ Khẳng định tinh thần quật cường, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục trước bất kì kẻ thù nào.
+ Chiến thắng để lại nhiều bài học lịch sử quý giá về xây dựng khối đoàn kết quân dân trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc.
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc, ông là người chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên năm 1285 và 1288. Những chiến lược đánh giặc của ông đã đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến ngày nay.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1: Từ thông tin trong bài, em hãy điền các trận đánh tiêu biểu vào các ô trống tương ứng với từng cuộc kháng chiến.
Trả lời:
Câu 2: Từ kiến thức đã học, em hãy đánh giá vai trò của Trần Thủ Độ và Trần Hưng Đạo trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên.
Trả lời:
- Vai trò của Trần Thủ Độ: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất vào năm 1258, Thái sư Trần Thủ Độ giữ vai trò là Tổng chỉ huy của cuộc chiến đấu. Chính trong những giờ phút nguy cấp nhất của cuộc chiến đấu một mất một còn giữa ta và địch, ông không ít kẻ tỏ ra dao động, thậm chí run sợ, điều này đã khích lệ tinh thần của vua và binh sĩ. Ông đã đưa ra những mưu lược đúng đắn và lãnh đạo cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
- Vai trò của Trần Hưng Đạo: Trong cả ba lần kháng chiến, Trần Hưng Đạo đều giữ những chức vụ quan trọng bậc nhất. Trong lần thứ nhất ông là người đứng đầu một đạo quân bộ chặn đánh địch ở biên giới, trong lần thứ hai và thứ ba, ông là người thống lĩnh quân đội và đưa ra kế hoạch đánh giặc thông minh, sáng suốt, lãnh đạo cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Ông cũng đã góp phần to lớn trong việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân làm nền tảng cho cuộc kháng chiến.
Câu 3: Theo em, nhân tố quyết định tạo nên chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên là gì? Nhân tố đó được kế thừa và phát huy như thế nào trong thời bình?
Trả lời:
Theo em, sức mạnh của lòng yêu nước đóng vai trò nhân tố quyết định trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, được sinh dưỡng bởi những cư dân một nước nông nghiệp luôn gắn bó, cố kết, đùm bọc, che chở và giúp đỡ lẫn nhau để chống lại thiên tai, địch họa và cả dịch bệnh. Yêu nước gắn liền với lòng yêu thương con người, yêu đồng bào, yêu thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và trong thời đại ngày nay gắn liền với yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, giữ vững độc lập, chủ quyền, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển nhanh, bền vững. Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, Việt Nam luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước cho mọi người dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế cho thấy, tinh thần yêu nước không chỉ dừng ở nhận thức mà còn thể hiện ở hành động, từ trong các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, rộng khắp ở mọi cấp, mọi ngành, khắp các địa phương trong cả nước đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các đoàn viên, thanh niên, các sinh viên thủ khoa, các doanh nhân giỏi, các chiến sĩ thi đua... trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Gần đây nhất, những tấm gương của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ quân đội trong cuộc chiến chống dịch bệnh, sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân cả nước trong cuộc chiến chống "giặc dịch Covid-19" để "không để một ai bị bỏ lại phía sau" chính là biểu hiện sinh động nhất của tình thần nghĩa yêu nước Việt Nam.
=> Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – nguyên (3 tiết)