Đáp án lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
File đáp án lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 7. CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ THỨ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX1. Nho giáo
Câu 1: Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo. Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?
Trả lời:
- Những nội dung cơ bản của Nho giáo:
+ Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.
+ Nho giáo chủ trương duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo Tam Cương, tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ; Ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
+ Phụ nữ phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và Tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh.
- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc vì tư tưởng của Nho giáo dựa trên mối quan hệ rường cột "Tam Cương, Ngũ thường", quy định mối kỉ cương của đạo đức phong kiến. Một mặt Nho giáo đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện phẩm chất đạo đức; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tuyệt đối trung thành với vua. Như vậy chúng ta có thể nhận định Nho giáo là một công cụ tư tưởng sắc bén bảo vệ chế độ phong kiến tập quyền.
2. Văn học, sử học
Câu 1:
- Hãy kể tên ba tác giả tiêu biểu của thơ Đường và "tứ đại danh tác" của văn học Trung Quốc.
- Hãy nêu các thành tựu tiêu biểu của sử học Trung Quốc thời phong kiến.
Trả lời:
- Ba tác giả tiêu biểu của thơ Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị
- "Tứ đại danh tác" của văn học Trung Quốc:
+ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung
+ Thủy hử của Thi Nại Am
+ Tây du ký của Ngô Thừa Ân
+ Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
- Các thành tựu tiêu biểu của sử học Trung Quốc thời phong kiến: các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ như "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Hán Thư, Đường Thư, Tống Sử, Minh Sử,...thời Hán và những bộ bách khoa đồ sộ thời Minh - Thanh như Vĩnh Lạc đại điển, Tứ khố toàn thư.
3. Kiến trúc, điêu khắc, hội họa
Câu 1: Kể tên các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét cuả em về những thành tựu đó. Quan sát thêm các tư liệu 7.2 và 7.3 cho câu trả lời của em.
Trả lời:
- Các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến:
+ Về kiến trúc có 3 loại hình: kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm, tiêu biểu là Tử Cấm Thành, chùa Thiên Ninh và Thập Tam lăng.
+ Về nghệ thuật điêu khắc: phong phú cả về đề tài và chất liệu, tiêu biểu là tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn.
+ Về hội hoạ: nổi tiếng nhất là tranh thuỷ mặc trong đó nghệ thuật vẽ tranh kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật viết chữ.
- Nghệ thuật của Trung Quốc thời phong kiến đã đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáo cả về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ và thư pháp.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1: Lập và hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc theo mẫu dưới đây:
Lĩnh vực | Thành tựu | Nhận xét |
? | ? | ? |
Trả lời:
Lĩnh vực | Thành tựu | Nhận xét |
Nho giáo | - Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến - Từ thời Đường, việc tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong các sách của Nho giáo làm đề thi | Nho giáo giữ vai trò quan trọng và có vị trí vững chắc trong xã hội. |
Văn học | - Văn học đạt được nhiều thành tựu ở các thể loại: thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết + Thơ ca Trung Quốc có thơ Đường được coi là đỉnh cao nhất, có giá trị lớn về nghệ thuật và hiện thực, tiêu biểu là Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị + Tiểu thuyết ra đời từ thời Nguyên và đạt đến đỉnh cao dưới thời Minh - Thanh, trong đó có "tứ đại danh tác" của Trung Quốc là Thuỷ Hử, Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa và Hồng lâu mộng | Văn học phát triển rực rỡ với nhiều loại hình đa dạng và có nội dung sâu sắc. |
Sử học | - Nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Hán Thư, Đường thư, Tống sử, Minh Sử,... - Thời Minh - Thanh có những bộ bách khoa đồ sộ như Vĩnh Lạc đại điển, Tứ khố hoàn thư | Nhiều tác phẩm có giá trị lịch sử to lớn đối với văn hoá nhân loại và sự phát triển của lịch sử nhân loại. |
Kiến trúc | - Có 3 loại hình: + Kiến trúc cung điện như Tử Cẩm Thành + Kiến trúc tôn giáo như chùa Thiên Ninh + Kiến trúc lăng tẩm như Thập Tam lăng | Nghệ thuật của Trung Quốc thời phong kiến đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáo cả về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ và thư pháp |
Điêu khắc | - Nghệ thuật điêu khắc phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn | |
Hội họa | - Nổi tiếng nhất là tranh thủ mặc, trong đó nghệ thuật vẽ tranh kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật viết chữ |
Câu 2: Em hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích.
Trả lời:
Một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến:
- Tử Cấm Thành: Tử Cấm Thành còn có tên gọi khác là Cố Cung tọa lạc ngay giữa lòng trung tâm thủ đô Bắc Kinh, bên cạnh quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc. Đây từng là cung điện của các triều đại từ thời nhà Minh đến cuối đời nhà Thanh. Với tổng diện tích là 720.000 mét vuông, Tử Cấm Thành được xây dựng trong suốt 14 năm gồm hơn 980 tòa nhà lớn nhỏ cùng rất nhiều công trình bên trong thành. Tử Cấm Thành được xây dựng trong 14 năm với những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam. Tổng thể công trình gồm có 800 cung điện và 9999 phòng. Ở phía bốn góc là 4 tòa tháp được dựng với kiểu mái phức tạp trượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc Lâu. Và ở tứ phía đều có mỗi cổng ra vào là Ngọ môn, Thần Vũ môn, Đông Hoa môn, Tây Hoa môn. Đa số mái của các cung điện Tử Cấm Thành đều được lợp ngói lưu ly vàng, đây là màu tượng trưng cho sự vương quyền triều đình Trung Quốc. Màu này trong thuyết ngũ hành là thổ, là gốc của vạn vạn vật người Trung luôn xem đây là màu tôn quý nhất. Các bức tường đều được sơn màu đỏ tươi mang ý nghĩa trang nghiêm, hạnh phúc và may mắn.
- Di Hòa Viên: Di Hoà Viên là công trình kiến trúc cung điện được xây dựng vào thời nhà Thanh với tên gọi là "Cung điện mùa hè". Di Hoà Viên có tổng diện tích với hơn 290 ha với khoảng 3600 gian phòng khác nhau thuộc lối kiến trúc cung điện. Đây không chỉ là một công viên đẹp mà còn là một kiệt tác về nghệ thuật kiến trúc có sự chặt chẽ về mặt phong thủy theo hướng “Phúc - Lộc - Thọ”. Nếu nhìn từ trên cao, Di Hòa Viên có ba bố cục chính là quả đào tượng trưng cho chữ Phúc, con dơi tượng trưng cho chữ Lộc và con rùa tượng trưng cho chữ Thọ. Quả đào chính là hồ Côn Minh. Con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn Quan tạo thành hình cái cuống, con đê hẹp, dài ở phía chếch mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào. Còn con dơi được tạo thành từ dãy hành lang men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ sơn tựa xương cánh đang dang ra; đường hành lang hình cánh cung ở bờ bắc hồ Côn Minh thâm nhập vào lòng hồ chính là phần đầu của con dơi; phần nhô ra trên hồ Côn Minh được dùng làm bến thuyền cho du khách chính là mõm của con dơi; hai bên tả hữu đường hành lang này vươn dài là cánh con dơi; núi Vạn Thọ và cái hồ phía sau tạo thành thân của con dơi. Nhìn tổng thể kiến trúc, phần đầu con rùa chính là một hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh, còn cây cầu Thập Thất Khổng Kiều, rộng 8m, dài 150m, gồm 17 nhịp liên hoàn là chiếc cổ của con rùa đang vươn dài. Ngoài ra, trong Di Hoà Viên còn có các kiến trúc nổi bật khác như Đông Cung hay Lạc Thọ Đường hay Trường Lang. Có thể nói, Di Hoà Viên là cái nôi trong thiết kế cảnh quan ở Trung Quốc. Với lối thiết kế trọng phong thủy, kết hợp hài hòa giữa nước và vật, họa văn tỉ mỉ, tinh tế, mỗi đường đường nét nét đều được chăm chút từng li từng tí, xứng đáng là tuyệt tác kiến trúc thời nhà Thanh.