Đáp án lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 6: Khái lược tiến trình lich jsử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
File đáp án lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 6: Khái lược tiến trình lich jsử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 6. KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX1. Khái quát tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Câu 1: Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).
Trả lời:
Sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh):
2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
Câu 1: Em hãy nêu những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Mô tả sự thịnh vượng đó qua mô hình phục dựng 6.2 và tư liệu 6.3.
Trả lời:
Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường:
- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương, nhiều khoa thi được mở ra để triều đình tuyển chọn nhân tài làm quan.
- Nhà Đường tiếp tục chính sách bành trướng lãnh thổ và đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.
- Về kinh tế:
+ Nhà Đường ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển: gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới.
- Trong hai thế kỉ VII - VIII, đô thi Trường An có khoảng 2 triệu người sinh sống, bao gồm cả người của nước khác.
Thông qua mô hình phục dựng 6.2, ta thấy được khung cảnh mua bán tấp nập, đông đúc của đô thị Trường An với sự tham gia của thương nhân của khắp thế giới thông qua hình ảnh lạc đà và ngựa - phương tiện vận chuyển hàng hoá lúc bấy giờ. Còn với tư liệu 6.3, chúng ta thấy được sự no đủ về lương thực và sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Trung Quốc dưới thời Đường.
3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh
Câu 1: Em hãy mô tả những biểu hiện sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh. Bức tranh 6.6 cho em biết điều gì về hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Minh - Thanh?
Trả lời:
Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh:
- Về nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vua đầu triều Minh - Thanh thường giảm thuế khoá, chia ruộng đất cho nông dân đồng thời chú trọng công tác thuỷ lợi.
+ Việc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông,...đã góp phần cho sự phát triển của nông nghiệp.
- Về thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp phát triển đa dạng, những nghề thủ công nổi tiếng nhất thời kì này là dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...
+ Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị.
+ Thời nhà Thanh đã hình thành nên những khu vực chuyên môn hoá sản xuất và đông đảo người làm thuê.
- Về thương nghiệp:
+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
+ Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
+ Hàng hoá Trung Quốc được buôn bán khắp thế giới, tập trung ở Ấn Độ, Ba Tư, Ả-rập và các nước Đông Nam Á.
=> Bức tranh 6.6 cho thấy hoạt động thương mại buôn bán bằng đường biển ở Trung Quốc thời Minh - Thanh phát triển rất mạnh.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1: Tại sao thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc?
Trả lời:
Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc bởi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.
- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương.
- Nhiều khoa thi được mở ra để tuyển chọn nhân tài.
- Nhà Đường tiếp tục chính sách bành trướng lãnh thổ và đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.
- Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển: gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới.
- Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Câu 2: Lập bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và thời Mịnh - Thanh. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh - Thanh so với thời Đường là gì?
Lĩnh vực | Thời Đường | Thời Minh - Thanh |
Nông nghiệp | ||
Thủ công nghiệp | ||
Thương nghiệp |
Trả lời:
Lĩnh vực | Thời Đường | Thời Minh - Thanh |
Nông nghiệp | Ban hành chính sách phát triển nông nghiệp như miễn giảm sưu thuế, thi hành chế độ quân điền | + Sản xuất nông nghiệp gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. + Các vua đầu triều Minh - Thanh thường giảm thuế khoá, chia ruộng đất cho nông dân đồng thời chú trọng công tác thuỷ lợi. + Việc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông,...đã góp phần cho sự phát triển của nông nghiệp. |
Thủ công nghiệp | Thủ công nghiệp phát triển với hai ngành nghề nổi bật nhất là làm gốm sứ và dệt tơ lụa với các mặt hàng đi đến được phương Tâ | + Thủ công nghiệp phát triển đa dạng, những nghề thủ công nổi tiếng nhất thời kì này là dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,... + Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị. + Thời nhà Thanh đã hình thành nên những khu vực chuyên môn hoá sản xuất và đông đảo người làm thuê. |
Thương nghiệp | Thương nghiệp phát triển, con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới | + Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh. + Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. + Hàng hoá Trung Quốc được buôn bán khắp thế giới, tập trung ở Ấn Độ, Ba Tư, Ả-rập và các nước Đông Nam Á. |
Câu 3: Thời Minh - Thanh, trấn Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức.
Trả lời:
Thành phố Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, giáp các tỉnh Chiết Giang, An Huy, là cái nôi sinh ra văn hóa gốm sứ và nghề chế tạo đồ gốm sứ của Giang Tây. Do có kỹ thuật sản xuất vượt trội, sản phẩm đạt chất lượng tốt mà Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Một trong những lý do tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho đồ sứ tại Cảnh Đức Trấn là phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt với sự phân công lao động rất kỹ càng. Cũng vì vậy mà những thợ tham gia vào từng khâu trong quá trình này đều rất điêu luyện. Tại Cảnh Đức Trấn, ở mọi khâu đều xuất hiện những người thợ, nghệ nhân lành nghề. Kỹ năng, kỹ thuật của họ đa phần được truyền thụ dựa trên nền tảng quan hệ huyết thống, nhưng thông thường chỉ truyền thụ trong nội tộc, tức truyền cho đầu trai, chứ không truyền cho đầu gái. Quy trình chế tác đồ sứ Cảnh Đức Trấn thường chia thành mấy công đoạn chính: tạo phôi, sửa phôi, tráng men, vẽ phôi và nung trong lò. Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn thường có chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú, phong cách độc đáo. Có thể nói rằng, đồ gốm sứ đại diện cho văn hóa truyền thống, rực rỡ của Trung Quốc, có giá trị lịch sử quan trọng, trong đó tiêu biểu là đồ gốm sứ của Cảnh Đức Trấn.