Đáp án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 14: Phố cổ Hội An

File đáp án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 14: Phố cổ Hội An. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều

 

BÀI 14: PHỐ CỔ HỘI AN

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Mặt sau của tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng được lưu hành ở Việt Nam từ năm 2006 có in phong cảnh Chùa Cầu ở phố cổ Hội An. Em có biết phố cổ Hội An nằm ở đâu không? Ngoài Chùa Cầu còn có những công trình kiến trúc tiêu biểu nào tạo nên nét đặc sắc của phố cổ này?

Trả lời:

- Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

- Những công trình tiêu biểu ở Hội An: 

  • Chùa Cầu Nhật Bản
  • Nhà cổ Phùng Hưng
  • Hội quán Phúc Kiến

KHÁM PHÁ

  1. Vị trí địa lí

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của phố cổ Hội An.

Trả lời:

Phố cổ Hội An thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phần lớn phố cổ nằm ở phường Minh An, bên bờ sông Hoài - một nhánh của sông Thu Bồn.

 

  1. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy mô tả những nét độc đáo trong kiến trúc của Nhà cổ Phùng Hưng.

Trả lời:

Nhà cổ Phùng Hưng đã có lịch sử hơn 200 năm. Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, ngói âm dương. Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản.

 

Hội quán Phúc Kiến

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả kiến trúc của Hội quán Phúc Kiến.

Trả lời:

Ban đầu, Hội quán là một ngôi chùa nhỏ của người Việt. Về sau, cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến (Trung Quốc) đã tu bổ, tôn tạo, đổi tên thành Hội quán Phúc Kiến để thờ thần, các vị tiền bối và là nơi hội họp của những người cùng quê. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống. Đây là hội quán lớn nhất Hội An với kiến trúc bề thế, trang trọng và những nét chạm khắc tinh xảo, sống động.

 

Chùa Cầu

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:

- Mô tả nét kiến trúc độc đáo của Chùa Cầu.

- Kể lại truyền thuyết về Chùa Cầu.

Trả lời:

- Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An. Năm 1653, cầu được nối thêm một gian nhô ra ở giữa để làm chùa, gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. 

- Truyền thuyết về Chùa Cầu

Theo truyền thuyết, ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái, đầu của nó nằm ở Ấn Độ, đuôi ở Nhật Bản và lưng vắt qua Hội An. Mỗi khi thuỷ quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, Hội An sẽ bị ngập lụt. Vì thế, cầu được người Nhật xây dựng (thường gọi là Cầu Nhật Bản) với ý nghĩa như một thanh kiếm cắm vào sống lưng thuỷ quái, ngăn không cho nó quẫy mình, để bảo vệ yên bình cho người dân.

(Theo Trần Văn An, Đôi điều về truyền thuyết “Trấn Cù dậy” ở Hội An, Bản tin Bảo tồn Di sản, Số 03 (15)– 2011, tr.31 – 34)

 

  1. Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, em hãy đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An.

Trả lời:

Để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An, cần thực hiện một số biện pháp sau: trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc bảo đảm nguyên gốc kiến trúc, cấu trúc cổ, tránh làm biến dạng di tích; xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ; xây dựng hệ thống xử lí rác hiện đại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân, khách du lịch; tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An,...

LUYỆN TẬP

Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục 2, em hãy hoàn thành bảng thống kê công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An theo gợi ý dưới đây

Trả lời:

Tên công trình

Nét độc đáo về kiến trúc

Biện pháp bảo tồn, phát huy

Chùa Cầu

Dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

- Có ý thức bảo vệ các công trình trong khu phố cổ;
- Tiến hành trùng tu các công trình đã xuống cấp trong khu phố cổ;
- Tích cực tuyên truyền, quảng báo vẻ đẹp của phố cổ Hội An.

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa cùng quê đến Hội An buôn bán và là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần che chở cho cuộc sống của người dân địa phương. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống.

Nhà cổ Phùng Hưng

Có kết cấu hai tầng với dạng nhà ống, hẹp ở chiều ngang và chiều sâu khá dài. Những lớp ngói âm dương đều tăm tắp được tính toán theo thuật phong thuỷ ngũ hành tạo nên một sắc thái đặc trưng. Không gian bên trong nhà chính thiết kế rộng rãi, dành cho buôn bán với chỗ bán hàng, kho hàng và phòng thờ.

 

Câu 2: Tại sao Chùa Cầu được sử dụng làm biểu tượng của phố cổ Hội An

Trả lời:

Chùa Cầu mang những giá trị lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn với người dân nơi đây. Năm 1990 Chùa Cầu được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia và hình ảnh của nó được khắc họa trên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của Việt Nam. Chính vì vậy mà khi nhắc đến phố cổ Hội An người t nhớ ngay đến Chùa Cầu.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

  1. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc nổi tiếng của Hội An mà em yêu thích.
  2. Thiết kế “Sổ tay hướng dẫn du lịch văn minh ở phố cổ Hội An” dành cho học sinh, trong đó có các lưu ý về giữ gìn môi trường và bảo vệ di sản.

Trả lời:

  1. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc nổi tiếng của Hội An mà em yêu thích.

Phố cổ Hội An có nhiều khu phố cổ cũng được xây dựng từ thế kỷ 16 và đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc cổ từ phố xá, nhà cửa đến đền đài, chùa chiền, giếng cổ… Một trong số đó phải kể đến Chùa Cầu – một công trình độc đáo, một nét kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc Việt. Chùa Câu ban đầu là một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

 

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 14: Phố cổ Hội An

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án lịch sử và địa lí 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay