Đáp án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5: Củng cố, mở rộng

File Đáp án câu hỏi và bài tập trong sách ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5: Củng cố, mở rộng. Phần này giúp kiểm tra nhanh đáp án trong các bài học. Có file word để tải về, rất thuận tiện trong việc dạy và học. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, ghi nhớ. Tránh trường hợp, học sinh học vẹt môn ngữ văn 7 kết nối tri thức

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

CỦNG CỐ. MỞ RỘNG

Câu 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và Chuyện cơm hến:

Tháng Giêng, mơ về trắng non rét ngọt

Chuyện cơm hến

Thể loại

Những hình ảnh nổi bật

Đặc điểm lời văn

Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả

Trả lời:

Tháng Giêng, mơ về trắng non rét ngọt

Chuyện cơm hến

Thể loại

Tùy bút

Tản văn

Những hình ảnh nổi bật

- Hình ảnh về xuân Hà Nội đầu tháng Giêng: Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,…

- Sau rằm tháng Giêng: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác, mưa xuân thay thế cho mưa phùn khi trời đã hết nồm,….

- Không gian gia đình: Nhang trầm, đèn nến, nhất là không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường trước

- Giới thiệu về thói quen ăn cay của người dân xứ Huế

- Món ăn: cơm hến – đặc trưng của xứ Huế:

+ Về cơm: cơm nguội

+ Hến: xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ.

+ Rau sống: làm bằng chân chuối hoặc bắp chuối xát mỏng như sợi tơ, trộn lẫn với bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, giá trần, có khi được thêm những cánh bông vạn thọ vàng.

- Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa

Đặc điểm lời văn

Tâm tình, như đang trò chuyện với bạn đọc, uyển chuyển, linh hoạt, đầy sáng tạo.

Lời văn ngắn gọn, như lời tâm tình, đang trò chuyện với bạn đọc.

Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả

Tác giả đã bộc lộ tình cảm tha thiết của bản thân với thiên nhiên đất trời lúc xuân sang.

Tác giả đã bộc lộ sự trân trọng, tự hào về món ăn quê hương, muốn gìn giữ nét đẹp đó.

 

Câu 2: Tìm đọc một số tùy bút và tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực. Chọn trong số đó một số tác phẩm mà em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Tác phẩm viết về vùng miền hay món ăn cụ thể nào?
  2. Tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc gì?
  3. Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động?
  4. Em thấy chi tiết nào thú vị nhất?

Trả lời:

Em thích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

a, Viết về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà của vùng Tây Bắc.

b, Tác giả biểu lộ sự tự hào, trân trọng trước sự hùng vĩ của dòng sông cũng như là sự cảm thán trước vẻ đẹp trữ tình nên thơ mà ít người khám phá ra được của nó.

c, Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc: “không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”; “nhìn dòng sông Đà như một cố nhân”; “Hùng vĩ của Sông Đà”; “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến”……

d, Chi tiết thú vị: Tác giả tưởng tượng có một anh quay phim có thể vào trong quãng sông ấy để quay lại những thước phim để đời cho người xem thưởng thức.

Câu 3: Tìm đọc một số văn bản viết về những nét văn hóa truyền thống ở các vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc nước ngoài.

Trả lời:

Một số tác phẩm: Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng); Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân;...

=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 5: Củng cố, mở rộng; Thực hành đọc Những khuôn cửa dấu yêu (Trương Anh Ngọc)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word Đáp án ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay