Đáp án Tin học 11 định hướng khoa học máy tính Cánh diều chủ đề D bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

File đáp án Tin học 11 định hướng tin học ứng dụng cánh diều chủ đề chủ đề D bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓATRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI PHÒNG TRÁNH LỪA ĐẢO VÀ ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG

KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Theo em, lừa đảo trên không gian mạng dễ gặp hay hiếm thấy? Dễ tránh hay khó tránh? Vì sao?

Trả lời:

  • Lừa đảo trên mạng dễ gặp, rất khó tránh vì chúng có rất nhiều chiêu trò lừa đảo và đánh vào đúng tâm lí người dùng

 

1. LỪA ĐẢO QUA MẠNG

Câu 1: Em hãy sử dụng máy tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng” và cho biết:

1) Số kết quả trả về là nhiều hay ít?

2) Có thể tính được có bao nhiêu dạng lừa đảo hay không?

Trả lời:

1) Số kết quả trả về rất nhiều

2) Không thể tính được có dạng lừa đảo

 

2. VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN MẠNG

Câu 1. Theo em cụm từ “anh hùng bàn phím" có hàm ý gì? Hãy nêu vài ví dụ cụ thể về “anh hùng bàn phím"

Trả lời:

  • Theo định nghĩa của chính "cư dân" trên mạng xã hội, cụm từ "anh hùng bàn phím" thực chất được sử dụng với ý nghĩa mỉa mai, chê cười những người "giấu mặt" sau màn hình máy tính. Họ bình luận (comment) qua bàn phím, một cách thoải mái, không cần quan tâm vấn đề đó đúng hay sai, bởi họ nghĩ mạng xã hội là thế giới ảo.

Vài ví dụ:

  • Một số việc trên facebook, chưa rõ nguyên nhân do đâu, thì cư dân mạng đã quay qua chỉ trích nói những lời không đúng sự việc

 

Câu 2: Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em nên làm gì và tránh những gì?

Trả lời:

Nên làm:

  • Đăng và chia sẻ những nội dung bổ ích lên cho mọi người cùng xem
  • Tuyên truyền lên trang của mình những cảnh báo mà chúng ta dễ gặp nhất để mọi người cùng nhau cảnh giác

Không nên:

  • Đăng hoặc chia sẻ những nội dung không ý nghĩa
  • Nói những từ thô tục trên mạng

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Em sẽ làm gì khi nhận được email bảo được thưởng một phần quà vì là khách hàng trung thành và phải gửi ngay một khoản tiền để nhận thưởng?

Trả lời:

  • Trước tiên xác minh sự thật thông tin như thế nào, thông tin công ty ở đâu, nội dung có đúng hay không, đến cơ quan công an gần nhất để xác minh và không nên tin vào nhưng tin nhắn như thế này mà chuyển tiền

 

Câu 2: Ngày 17/6/2021. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, trong đó có quy định chung về Quy tắc lành mạnh: hành vi ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em hãy trích ra một số quy tắc ứng xử cho cá nhân về điều này.

Trả lời:

Điều 3. Quy tắc ứng xử chung

Quy tắc ứng xử chung là những quy tắc áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng:

  1. Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  2. Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  3. Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
  4. Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Điều 4. Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân

  1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
  2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
  3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
  5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
  6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
  7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
  8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bả

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy cho biết những dấu hiệu để phát hiện lừa đảo qua mạng.

Trả lời:

  • Cảnh báo rủi ro từ hành vi mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng.
  • Cảnh giác với phương thức thủ đoạn giả danh, mạo danh cơ quan tư pháp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Nâng cao sức đề kháng trước thông tin xấu độc, lừa đảo trên không gian mạng

 

Câu 2: Hãy cho biết quy tắc nền tảng về văn hoá, đạo đức trên mạng.

Trả lời:

- Trên không gian mạng, các tiêu chuẩn vẻ hành xử có đạo đức, có văn hoá, tuân thủ pháp luật cũng như trong cuộc sống thực. Hãy ý thức rằng khi lên mạng là đang ở giữa cộng đồng

  1. Hãy đặt mình vào vị trí người khác.
  2. Rộng lượng với người khác, không gây chiến trên mạng.
  3. Tôn trọng “Văn hóa nhóm”.
  4. Tôn trọng thời gian và công sức của người khác.
  5. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
  6. Không lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu. 

 

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Câu 1: Cần làm gì trước khi nháy vào một liên kết trong email từ người gửi chưa chắc chắn đáng tin?

Trả lời:

Khi nhận được một liên kết trong email từ người gửi chưa chắc chắn đáng tin, cần lưu ý một số điểm sau:

- Chú ý những cách viết sai chính tả đánh lừa người đọc (Ví dụ: Trong tên miền chữ "o" được thay bằng số 0, thay “m” bằng “r” và “n”. 

- Nếu là địa chỉ đích thực, khi trỏ chuột địa chỉ sẽ hiện ra. Nếu không khớp với địa chỉ mời máy thì có thể đây là một email lừa đảo.

- Cách xưng hô chung chung, một số tình huống khẩn cấp như: Người lạ lâu ngày ít liên hệ, người quen cầu cứu, đây là một thủ đoạn lừa đảo phổ biến của kẻ lừa đảo đánh vào tâm lí người đọc. Nam nhân sẽ không kịp suy nghĩ về hậu quả. 

- Kiểm tra lại thông tin email bằng một số hình thức khác: Gọi điện, truy cập địa chỉ được gắn trên tài liệu chính thức

- Khi xác thực rằng email, tin nhắn lừa đảo, tuyệt đối không nên mở đường liên kết để thỏa mãn sự tò mò. Bạn sẽ bị đánh cắp thông tin của mình từ những kẻ xấu. 

 

Câu 2: Quy tắc ứng xử văn minh và có đạo đức trên mạng có gì khác với trong cuộc sống thực?

Trả lời:

  • Quy tắc ứng xử văn minh và có đạo đức trên mạng không có khác biệt lớn so với trong cuộc sống thực. Tuy nhiên, do tính chất không gian ảo của mạng, việc thực thi các quy tắc này có thể trở nên khó khăn hơn khi một số người không đáp ứng các quy tắc đó. Ngoài ra, việc giám sát và kiểm soát việc thực thi các quy tắc này trên mạng cũng khó khăn hơn trong cuộc sống thực.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tin học khoa học máy tính 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay