Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 chân trời Bài 9: Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 chân trời sáng tạo Bài 9: Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 9: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phương thức chăn nuôi bán chăn thả có đặc điểm gì?
- Vật nuôi đi lại tự do, không có chuồng trại.
- Vật nuôi tự kiếm thức ăn có trong tự nhiên.
- Vật nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự tìm kiếm.
- Vật nuôi chỉ sử dụng thức ăn, nước uống do người chăn nuôi cung cấp.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
- Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
- Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
- Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là tiềm năng phát triển chăn nuôi ở nước ta?
- Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng.
- Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
- Người dân cần cù, ham học hỏi và thưởng xuyên cập nhật kiến thức mới về chăn nuôi.
- Diện tích đất dành cho chăn nuôi ngày càng mở rộng.
Câu 4: Có mấy phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta?
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 5: Từ chất thải vật nuôi, người ta thường có thể sản xuất ra sản phẩm nào sau đây?
- Khí sinh học (biogas).
- Vật liệu xây dựng.
- Nguyên liệu cho ngành dệt may.
- D. Thức ăn chăn nuôi.
Câu 6: Nuôi gà có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa | 2. Trứng |
3. Thịt | 4. Sức kéo |
5. Phân hữu cơ | 6. Lông vũ. |
- 1, 2, 3, 5.
- 2, 3, 5, 6.
- 2, 3, 4, 5.
- 1, 2, 5, 6.
Câu 7: Để phân biệt các giống gia cầm, ta dựa vào các đặc điểm nào?
- Khả năng đề kháng dịch bệnh của gia cầm.
- Đặc điểm ngoại hình, tầm vóc, màu lông.
- Khả năng sinh trưởng và phát triển.
- Khả năng sinh sản.
Câu 8: Theo em, chăn nuôi và trồng trọt có quan hệ với nhau như thế nào?
- Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.
- Cả A và B.
- Không có mối quan hệ, riêng biệt.
Câu 9: Tình huống: Bạn Quang có tính cẩn thận và rất yêu động vật. Quang mơ ước sau này sẽ nghiên cứu tạo ra các loại vaccine để phòng bệnh cho vật nuôi. Theo em, bạn Quang phù hợp với ngành nghề nào trong chăn nuôi?
- Nhân viên y tế.
- Bác sĩ điều dưỡng.
- Bác sĩ thú y.
- Kĩ sư chăn nuôi.
Câu 10: Nối hình ảnh (cột A) với tên của gia súc ăn cỏ (cột B) cho phù hợp.
A |
| B |
Hình a | 1. Bò vàng Việt Nam | |
Hình b | 2. Bò lai Sind | |
Hình c | 3. Bò sữa Hà Lan | |
Hình d | 4. Trâu Việt Nam |
- Hình a – 3; Hình b – 1; Hình c – 4; Hình d – 2.
- Hình a – 4; Hình b – 1; Hình c – 3; Hình d – 2.
- Hình a – 1; Hình b – 3; Hình c – 4; Hình d – 2.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là đặc điểm của chăn nuôi nông bộ?
- Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi lớn.
- Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít.
- Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi nhiều.
- Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi tùy theo từng trang trại.
Câu 2: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả giống vật nuôi bản địa?
- Con vật dễ nuôi, chịu được kham khổ.
- Con vật nhanh lớn, cho năng suất cao.
- Sản phẩm thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản.
- Con vật dễ thích nghi với điều kiện môi trường địa phương.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- Sản phẩm chăn nuôi rất phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao, vì vạy phát triển chăn nuôi sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con người.
- Sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, vì vậy phát triển chăn nuôi sẽ góp phần cải thiện đời sống người lao động.
- Chăn nuôi làm giảm ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu.
- Chăn nuôi cung cấp nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Câu 4: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)?
- Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.
- Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia súc.
- Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia cầm.
- Là phương thức chăn nuôi ghép nhiều loại gia súc, gia cầm.
Câu 5: Nuôi lợn (heo) có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa | 2. Trứng |
3. Thịt | 4. Sức kéo |
5. Phân hữu cơ | 6. Lông vũ. |
- 1, 3.
- 3, 4.
- 3, 5.
- 4, 6.
Câu 6: Ý nào đưới đây là phù hợp nhất để mô tả chăn nuôi thông minh?
- Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
- Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
- Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
- Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm giảm chi phí nhân công; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
Câu 7: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò?
- Trứng.
- Thịt.
- Sữa.
- Da.
Câu 8: Loài vật nuôi nào phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp?
- Gà, vịt, lợn.
- Trâu, bò.
- Ong.
- Cừu, dê.
Câu 9: Nối hình ảnh (cột A) với tên phương thức chăn nuôi (cột B) cho phù hợp.
A |
| B |
Hình a | 1. Bán chăn thả | |
Hình b | 2. Chăn thả | |
Hình c | 3. Nuôi nhốt |
- Hình a – 2; Hình b – 3; Hình c – 1.
- Hình a – 1; Hình b – 3; Hình c – 2.
- Hình a – 3; Hình b – 2; Hình c – 1.
- Hình a – 3; Hình b – 1; Hình c – 2.
Câu 10: Tình huống: Bạn Hương rất yêu động vật, thích chăm sóc vật nuôi, yêu thích nghiên cứu khoa học. Hương ước mơ sau này sẽ nghiên cứu tạo ra nhiều công thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi. Theo em, bạn Hương phù hợp với ngành nghề nào trong chăn nuôi?
- Nhân viên y tế.
- Bác sĩ điều dưỡng.
- Bác sĩ thú y.
- Kĩ sư chăn nuôi.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): Nêu đặc điểm của một số giống gia súc ăn cỏ được nuôi phổ biến ở nước ta?
Câu 2 (4 điểm): Giống vật nuôi bản địa có ưu và nhược điểm gì?
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm): Nêu đặc điểm của một số giống lợn được nuôi phổ biến ở nước ta?
Câu 2 (4 điểm): Nêu hiểu biết của em về chăn nuôi công nghệ cao?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Gà Đông Tảo có xuất xử ở địa phương nào sau đây?
- Văn Lâm – Hưng Yên.
- Khoái Châu – Hưng Yên.
- Tiên Lữ - Hưng Yên.
- Văn Giang – Hưng Yên.
Câu 2: Loài động vật nuôi nào phù hợp với phương thức chăn nuôi chăn thả?
- Trâu bò.
- Lợn.
- Tằm.
- Thỏ.
Câu 3: Hình bên đang minh họa cho biện pháp chăn nuôi nào?
- Chăn nuôi nông bộ.
- Chăn nuôi hữu cơ.
- Tự chế biến, cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
- Liên kết các khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là của vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta?
- Được nuôi ở hầu hết các địa phương.
- Được nuôi tại một số địa phương nhất định.
- Sản phẩm thơm ngon, được nhiều người yêu thích.
- Sản phẩm dễ bán, giá cao, góp phần đem lại thu nhập cao cho người lao động.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Ở nước ta, lợn được nuôi phổ biến ở đâu?
Câu 2: Phương thức chăn thả tự do có những nhược điểm gì?
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Con vật nào dưới đây thường không cung cấp sức kéo?
- Trâu.
- Bò.
- Lợn.
- Ngựa.
Câu 2: Nuôi bò không cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa | 2. Trứng |
3. Thịt | 4. Sức kéo |
5. Phân hữu cơ | 6. Lông vũ. |
- 2.
- 2, 4.
- 1, 3.
D.3, 5, 6.
Câu 3: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức nuôi chăn thả tự do?
- Con vật có thể đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
- Có mức dầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên.
- Cho năng suất thấp và khó kiểm soát dịch bênh.
- Con vật được nuôi trong chuống kết hợp với chăn thả.
Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là triển vọng ngành chăn nuôi của nước ta?
- Sản xuất hàng hóa theo mô hình khép kín.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững.
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Chăn nuôi bằng phương thức chăn thả hoàn toàn.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Kể tên các phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta?
Câu 2: Nêu ưu điểm của phương thức chăn nuôi nuôi nhốt.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
=> Giáo án công nghệ 7 chân trời bài 9: Một số phương thức chăn nuôi ở việt nam