Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 chân trời Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

 

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đặc điểm cơ bản của nhà trồng trọt là gì?

  1. Làm việc liên quan đến nghiên cứu, cây trồng, canh tác, chăm sóc, bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng.
  2. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng
  3. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng
  4. Làm việc liên quan đến cây rừng

Câu 2: Người lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt cần có mấy phẩm chất và năng lực chính?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Đặc điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là gì?

  1. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.
  2. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.
  3. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.
  4. Lao động có trình độ cao

Câu 4: Biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt như

  1. Khai hoang, lấn biển
  2. Tăng vụ trên diện tích đất trồng
  3. Sử dụng thuốc hóa học
  4. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến

Câu 5: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào sai khi nói về lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam?

  1. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
  2. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
  3. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.
  4. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

Câu 6: Nội dung nào sau đây khôn đúng khi nói về yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt?

  1. Không cần có kiến thức đầy đủ về khí hậu, tích chất đất, đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây trồng, phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
  2. Có kĩ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm; sử dụng, bảo quản thiết bị, dụng cụ trong trồng trọt.
  3. Có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, cần cù, đủ sức khỏe.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến trồng trọt?

  1. Nhà trồng trọt nhân giống cây trồng (nghiên cứu mô tế bào, điều kiện nuôi cấy mô tế bào phù hợp với từng giống cây trồng).
  2. Nhà nuôi cấy mô nghiên cứu cây trồng (kĩ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng, bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng).
  3. Nhà bệnh học thực vật bảo vệ cây trồng (nghiên cứu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng).
  4. Kĩ thuật viên lâm nghiệp nhân giống cây trồng (nghiên cứu mô tế bào, điều kiện nuôi cấy mô tế bào phù hợp với từng giống cây trồng).

Câu 8: Đến năm 2020, Việt Nam là nước đứng đầu thé giới về

  1. Xuất khẩu điều, hồ tiêu
  2. Xuất khẩu cà phê
  3. Xuất khẩu gạo
  4. Xuất khẩu bông

Câu 9: Biện pháp nào sau đây thực hiên trong trồng trọt?

  1. Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật
  2. Cày đất
  3. Bón phân hạ phèn
  4. Bón phân hữu cơ

Câu 10: Kĩ sư chọn giống cây trồng

  1. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
  2. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
  3. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.
  4. Cả 3 đáp án trên

  

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đặc điểm cơ bản của nhà bệnh học thực vật là gì?

  1. Làm việc liên quan đến nghiên cứu, cây trồng, canh tác, chăm sóc, bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng.
  2. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng
  3. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng
  4. Làm việc liên quan đến cây rừng

Câu 2: Đặc điểm cơ bản của kĩ thuật viên lâm nghiệp là gì?

  1. Làm việc liên quan đến nghiên cứu, cây trồng, canh tác, chăm sóc, bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng.
  2. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng
  3. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng
  4. Làm việc liên quan đến cây rừng

Câu 3: Công việc của người lao động trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ đó là gì?

  1. Thực hiện trồng thử nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật cho các nhà khoa học trong trồng trọt.
  2. Quản lí, hỗ trợ nghiên cứu; khai thác, bảo tồn tài nguyên và môi trường rừng.
  3. Thực hiện hoạt động trồng, bảo tồn và khai thác rừng.
  4. Nghiên cứu về giống cây trồng, kĩ thuật trồng, chăm sóc cây trồng.

Câu 4: Vì sao phương thức trồng trọt đang chuyển dần sang hướng hình thành các vùng chuyên canh cây trồng?

  1. Tạo cảnh quan đẹp mặt cho khách du lịch, giúp môi trường xanh, sạch.
  2. Do sở thích và khả năng canh tác của người lao động.
  3. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm cây trồng của người lao động.
  4. Tạo thuận lợi cho việc canh tác, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học kĩ thuật.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên?

  1. Về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên đó là tiến hành đơn giản
  2. Về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên đó là đễ thực hiện
  3. Về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên đó là tránh tác động của sâu bệnh
  4. Về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên đó là thực hiện trên diện tích lớn

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Nhà máy sản xuất phân vi sinh không gây ảnh hưởng đến môi trường sống. Vì nguyên liệu chính để sản xuất phân hữu cơ vi sinh như than bùn, vỏ trấu,các phế thải sản xuất nông, thủy sản.
  2. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng vì vậy bón phân càng nhiều thì năng suất càng cao.
  3. Bón phân hợp lí là bón đúng liều lượng, đúng thời kì, đúng chủng loại, đúng tỉ lệ, phù hợp với đất và cây.
  4. Bên cạnh tác dụng tích cực, phân bón còn có mặt tiêu cực là có thể gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và thực phẩm.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về công việc của người lao động trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ đó là gì?

  1. Thực hiện trồng thử nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật cho các nhà khoa học trong trồng trọt.
  2. Quản lí, hỗ trợ nghiên cứu; khai thác, bảo tồn tài nguyên và môi trường rừng.
  3. Thực hiện hoạt động trồng, bảo tồn và khai thác rừng.
  4. Nghiên cứu về giống cây trồng, kĩ thuật trồng, chăm sóc cây trồng.

Câu 8: Nhiệm vụ không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt là

  1. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
  2. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
  3. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
  4. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà

Câu 9: Đâu không phải là vai trò của trồng trọt?

  1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
  2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
  3. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu
  4. Cung cấp nông sản cho sản xuất

Câu 10: So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây?

  1. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn.
  2. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.
  3. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn.
  4. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn.

  

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Ngành trồng trọt ở Việt Nam có vai trò như thế nào?

Câu 2 (4 điểm): Tại sao hình thành các vùng chuyên canh cây trồng lại được hướng đến trong lĩnh vực trồng trọt?

  

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Liệt kê một số ngành trồng trọt ở Việt Nam mà em biết?

Câu 2 (4 điểm): Việt Nam có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển trồng trọt?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực?

  1. Cà phê, lúa, mía.
  2. Su hào, cải bắp, cà chua.
  3. Ngô, khoai lang, khoai tây.
  4. Bông, cao su, sơn.

Câu 2: Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, không cần sử dụng biện pháp nào?

  1. Khai hoang, lấn biển
  2. Tăng vụ trên diện tích đất trồng
  3. Sử dụng thuốc hóa học
  4. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật

Câu 3: Nhiệm vụ của trồng trọt là gì?

  1. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su…
  2. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu
  3. Trồng cây lấy gỗ để sản xuất giấy
  4. Phát triển chăn nuôi: lợn (heo), gà, vịt…

Câu 4: Lí do mà trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn là gì?

  1. Thực hiện mong muốn của các nhà quản lí cây trồng.
  2. Giúp tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu trong nước.
  3. Tạo thuận lợi cho việc canh tác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
  4. Tạo thuận lợi cho hoạt động tham quan, du lịch của địa phương.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu một số biện pháp trồng trọt hiện đại?

Câu 2: Mô hình trồng trọt nào đang và sẽ áp dụng rộng rãi trong trồng trọt?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN: 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đặc điểm cơ bản của nhà nuôi cấy mô là gì?

  1. Làm việc liên quan đến nghiên cứu, cây trồng, canh tác, chăm sóc, bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng.
  2. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng
  3. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng
  4. Làm việc liên quan đến cây rừng

Câu 2: Lĩnh vực trồng trọt ở Việt Nam có triển vọng phát triển theo định hướng như thế nào?

  1. Ứng dụng công nghiệp hoá, tự động hoá nông nghiệp, công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
  2. Ứng dụng công nghiệp hoá, tự động hoá nông nghiệp, công nghệ cao, tạo các vùng nông thôn để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
  3. Ứng dụng công nghiệp hoá, tự động hoá nông nghiệp, công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn đề nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
  4. Ứng dụng công nghiệp hoá, tự động hoá nông nghiệp, công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn đề nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu quốc tế.

Câu 3: Một số nghề phổ biến trong lĩnh vực trồng trọt như

  1. Nhà phiên dịch
  2. Nhà nuôi cấy mô
  3. Nhà bệnh học động vật
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Đâu không phải là vai trò của trồng trọt?

  1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
  2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
  3. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu
  4. Cung cấp nông sản cho sản xuất
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Để làm việc trong lĩnh vực trồng trọt, người lao động phải đáp ứng được những yêu cầu nào?

Câu 2: Trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn. Giải thích tại sao?

  

=> Giáo án công nghệ 7 chân trời bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay