Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều Bài 3: trái đất. thuyết kiến tạo mảng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều Bài 3: trái đất. thuyết kiến tạo mảng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: TRÁI ĐẤT. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?
- A. Vỏ Trái Đất.
- B. Lớp Manti trên.
- C. Lớp Manti dưới.
- D. Nhân Trái Đất.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ Trái Đất?
- A. Độ dày dao động từ 5 — 70 km.
- B. Chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- C. Cấu tạo bởi ba tầng là macma, trầm tích, biến chất.
- D. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.
Câu 3: Nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa là gì?
- A. Các mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm).
- B. Trong quá trình dịch chuyển các mảng kiến tạo tách rời nhau hoặc xô vào nhau hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
- C. Cả hai phương án trên đều đúng
- D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 4: Các loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá biến chất?
- A. Đá granit, đá badan.
- B. Đá hoa, đá vôi.
- C. Đá vôi, sa thạch.
- D. Đá gơ nai, đá phiến.
Câu 5: Quan sát hình sau và cho biết hai mảng kiến tạo trên đang dịch chuyển theo hướng nào? Kết quả của sự dịch chuyển đó là gì?
- A. hai mảng kiến tạo xô vào nhau, tạo thành các dãy núi
- B. hai mảng kiến tạo tách rời nhau, tạo thành các khe nứt và hình thành sống núi dưới đại dương
- C. Cả hai phương án trên đều đúng
- D. Cả hai phương án trên đều sai
Câu 6: Thạch quyển được giới hạn bởi
- A. vỏ Trái Đất và lớp Manti.
- B. lớp Manti.
- C. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti.
- D. vỏ Trái Đất và phần dưới của lớp Manti.
Câu 7: Đá Macma có công dụng chủ yếu gì trong đời sống?
- A. Làm vật liệu xây dựng các công trình, đường giao thông.
- B. Nguyên liệu công nghiệp hóa chất.
- C. Làm đồ gia dụng.
- D. Nguyên liệu sản xuất thực phẩm.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?
- A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
- B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
- C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
- D. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.
Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về nguồn gốc của Trái Đất?
- A. Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào nguồn gốc hình thành Trái Đất.
- B. Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào những mũi khoan sâu trong lòng đất.
- C. Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào nghiên cứu đáy biển sâu.
- D. Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất.
Câu 10: Nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, rắn chắc, độ dày dao động từ 3 km đến 70 km là
- A. Lớp ba-dan.
- B. Lớp gra-nit.
- C. Vỏ cảnh quan.
- D. Vỏ trái đất.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích?
- A. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
- B. Phân bố thành một lớp liên tục
- C. Có nơi mỏng, nơi dày
- D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
Câu 2: Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất bao gồm
- A. ba-dan, gra-nit, mac-ma.
- B. trầm tích, đá sét, đá vôi
- C. mac-ma, gra-nit, đá vôi.
- D. mac-ma, trầm tích và biến chất.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng với đặc điểm của vỏ lục địa?
- A. Vỏ lục địa luôn dày gấp hai lần vỏ đại dương.
- B. Vỏ lục địa luôn dày hơn vỏ đại dương.
- C. Vỏ lục địa luôn mỏng hơn nhiều so với vỏ đại dương.
- D. Vỏ lục địa luôn có độ dày bằng độ dày của vỏ đại dương.
Câu 4: Hãy đặt tên các mảng kiến tạo lớn dưới đây vào đúng vị trí được đánh số trên hình
- A. Mảng Nam Mỹ
- B. Mảng Bắc Mỹ
- C. Mảng Phi
- D. Mảng Âu – Á
E. Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.
G. Mảng Nam Cực
H. Mảng Thái Bình Dương
A. 1-D, 2-C, 3-E, 4-H 5-G; 6-A; 7-B;
B. 1-C; 2-D; 3-E; 4-H; 5-G; 6-A; 7-B;
C. 1-D; 2-C; 3-H; 4-E; 5-G; 6-A; 7-B;
D. 1-D; 2-C; 3-E; 4-H; 5-A; 6-G; 7-B;
Câu 5: Lớp nào chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất?
- A. Nhân ngoài Trái Đất
- B. Lớp vỏ Trái Đất
- C. Lớp Manti
- D. Nhân trong của Trái Đất
Câu 6: Ý nào sau đây đúng về đặc điểm của tầng trầm tích?
- A. Nằm trên cùng, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng này không liên tục và có độ dày không đều.
- B. Nằm ở dưới cùng, hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi động đặc lại, cấu tạo chủ yếu nên vỏ đại dương.
- C. Nằm trên cùng, được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại, cấu tạo nên vỏ đại dương.
- D. Nằm ở giữa, gồm các loại đá nhẹ, được hình thành do vật chất nóng chảy wor dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại, tầng này chỉ có ở lục địa.
Câu 7: Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là?
- A. Trái Đất có hình khối cầu.
- B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- D. Trục Trái Đất nghiêng 23 độ 27 phút.
Câu 8: Đặc điểm nào đúng với đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất?
- A. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nhẹ
- B. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn và quánh dẻo
- C. Có độ dày nhỏ nhất nhưng nhiệt độ và áp suất lớn nhất
- D. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.
Câu 9: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là?
- A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.
- B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
- C. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
- D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời
Câu 10: Loại đá nào phổ biến ở Bắc bộ Việt Nam?
- A. Đá granit, đá badan.
- B. Đá hoa, đá vôi.
- C. Đá vôi, sa thạch.
- D. Đá gơ nai, đá phiến.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Nêu nguồn gốc hình thành Trái Đất?
Câu 2 (4 điểm). Nêu đặc điểm của vỏ Trái Đất?
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Trình bày sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày sự khác nhau giữa đá và khoáng vật?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm
- A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
- B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
- C. Lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
- D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân
Câu 2. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là
- A. mảng kiến tạo.
- B. mảng lục địa.
- C. mảng đại dương.
- D. vỏ trái đất.
Câu 3. Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?
- A. Vỏ Trái Đất.
- B. Lớp Manti trên.
- C. Lớp Manti dưới.
- D. Nhân Trái Đất.
Câu 4. So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có đặc điểm gì?
- A. Độ dày lớn hơn, không có tầng granit
- B. Độ dày nhỏ hơn, có tầng granit
- C. Độ dày lớn hơn, có tầng granit
- D. Độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?
Câu 2 (2 điểm): Tại sao đá macma thường được dùng để rải trên nền đường sắt?
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Độ dày của vỏ Trái Đất dao động từ
- A. 5 km (ở đại dương) - 7 km (ở lục địa).
- B. 5 km (ở lục địa) - 70 km (ở đại dương).
- C. 5 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).
- D. 50 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).
Câu 2. Đá mac-ma (Đá gra-nit, đá ba-dan,...) có những tính chất nào sau đây?
- A. có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở đưới sâu, khi tròa lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.
- B. có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chạt của các vật liệu phá hủy từ các loại đá khác nhau.
- C. có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình thành từ các lọa đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.
- D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Tầng granit gồm các loại đá nào sau đây?
- A. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
- B. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.
- C. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.
- D. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.
Câu 4. Đá biến chất (đá gơ - nai, đá hoa,...) có những tính chất nào sau đây?
- A. có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở đưới sâu, khi tròa lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.
- B. có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình thành từ các lọa đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.
- C. có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chạt của các vật liệu phá hủy từ các loại đá khác nhau.
- D. Đáp án khác.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Đá vôi ở Việt Nam có nguồn gốc hình thành như thế nào và phân bố ở những vùng nào?
Câu 2 (2 điểm): Nguyên nhân nào tạo nên sự đa dạng, phong phú của địa hình bề mặt trên Trái Đất?