Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều Bài 25: tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều Bài 25: tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của

  • A. vùng công nghiệp.
  • B. khu công nghiệp tập trung
  • C. điểm công nghiệp
  • D. trung tâm công nghiệp

Câu 2: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của

  • A. vùng công nghiệp.
  • B. trung tâm công nghiệp.
  • C. khu công nghiệp tập trung.
  • D. điểm công nghiệp.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đặc điểm của vùng công nghiệp?

  • A. Có các xí nghiệp phục vụ, bổ trợ.
  • B. Có các ngành phục vụ, bổ trợ.
  • C. Là hình thức ở trình độ cao.
  • D. Có các xí nghiệp hạt nhân.

Câu 4: Khu công nghiệp có đặc điểm

  • A. Không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ giữa các xí nghiệp
  • B. Gồm một số xí nghiệp nằm gần nguồn | nguyên, nhiên liệu
  • C. Hình thức đơn giản nhất, đồng nhất với một điểm dân cư
  • D. Các xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng chế độ ưu đãi riêng

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp?

  • A. Chi phí sản xuất thấp.
  • B. Tập trung nhiều xí nghiệp.
  • C. Có vị trí địa lí thuận lợi.
  • D. Có ranh giới không rõ.

Câu 6: “Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là

  • A. trung tâm công nghiệp.
  • B. khu chế xuất
  • C. vùng công nghiệp
  • D. điểm công nghiệp.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không hoàn toàn đúng với vùng công nghiệp?

  • A. Gắn với một đô thị vừa và lớn.
  • B. Bao gồm điểm, khu, trung tâm.
  • C. Là một vùng lãnh thổ rộng lớn.
  • D. Có một số các ngành chủ yếu.

Câu 8: Việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp không có vai trò nào dưới đây?

  • A. Định hướng phát triển nền kinh tế của đất nước.
  • B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước
  • C. Sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội
  • D. Thu hút nguồn lực từ bên ngoài

Câu 9: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi là

  • A. điềm công nghiệp
  • B. trung tâm công nghiệp.
  • C. khu công nghiệp
  • D. vùng công nghiệp

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp?

  • A. Có các xí nghiệp nòng cốt, bổ trợ và phục vụ.
  • B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguyên nhiên liệu.
  • C. Gắn với đô thị vừa và lớn, vị trí địa lí thuận lợi.
  • D. Bao gồm khu công nghiệp và điểm công nghiệp.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCABDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBAABB



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Gắn với đô thị vừa và lớn
  • B. Có ranh giới địa lí xác định.
  • C. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp
  • D. Có ngành công nghiệp chủ đạo

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây đúng với điểm công nghiệp?

  • A. Gắn với đô thị vừa và lớn, vị trí địa lí thuận lợi.
  • B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguyên nhiên liệu.
  • C. Có các xí nghiệp nòng cốt, bổ trợ và phục vụ.
  • D. Bao gồm khu công nghiệp và điểm công nghiệp.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

  • A. Khu chế xuất là để bố trí các cơ sở công nghiệp chỉ dành cho xuất khẩu.
  • B. Vùng công nghiệp là lãnh thổ sản xuất chuyên môn hóa và cấu trúc rõ.
  • C. Khu công nghiệp tổng hợp có cơ sở sản xuất cho xuất khẩu, tiêu dùng.
  • D. Trung tâm công nghiệp không có ngành sản xuất theo chuyên môn hóa.

Câu 4: Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là

  • A. điểm công nghiệp.
  • B. xí nghiệp công nghiệp.
  • C. trung tâm công nghiệp.
  • D. khu công nghiệp.

Câu 5: “Sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa để xuất khẩu”, đây là đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

  • A. Điểm công nghiệp.
  • B. Trung tâm công nghiệp
  • C. Vùng công nghiệp.
  • D. Khu công nghiệp

Câu 6: Đà Nẵng là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

  • A. Vùng công nghiệp
  • B. Điểm công nghiệp.
  • C. Trung tâm công nghiệp.
  • D. Khu công nghiệp

Câu 7: Vùng công nghiệp không phải cùng sử dụng

  • A. nguồn nguyên liệu.
  • B. cơ sở hạ tầng.
  • C. hệ thống năng lượng.
  • D. nguồn lao động.

Câu 8: Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Diện tích lớn nhất.
  • B. Phức tạp nhất.
  • C. Đơn giản nhất.
  • D. Trình độ cao nhất.

Câu 9: Tứ giác công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ được gọi là

  • A. trung tâm công nghiệp.
  • B. vùng công nghiệp.
  • C. khu công nghiệp.
  • D. điểm công nghiệp.

Câu 10: Hà Nội là

  • A. điểm công nghiệp
  • B. trung tâm công nghiệp
  • C. khu công nghiệp
  • D. vùng công nghiệp

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBBDBD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCACBB



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Ở nhiều nước đang phát trển đang rất chú trọng ưu tiên hình thành các khu công nghiệp?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

 - Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.  - Góp phân đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. quyết việc làm, đào tạo lao động có  - Giải kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.

 - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững. - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Nhiều nước đang phát triển đang rất chú trọng ưu tiên hình thành các khu công nghiệp vì:

 + Nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư (vốn, kĩ thuật và công nghệ hiện đại, trình độ quản lí,...).  +Tập trung cho sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hoá,...  + Tạo việc làm, xoá bỏ sự chênh lệch phát triển giữa các địa phương,....

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trung tâm công nghiệp có những đặc điểm nào?

Câu 2 (4 điểm). Các quốc gia cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề gì khi thu hút, trnh thủ nguồn lực bên ngoài?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn liền với độ thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.  - Bao gồm khu công nghiệp, nhóm xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.  - Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân) quyết định hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp.  - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ nhằm tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu, sửa chữa máy móc, thiết bị, cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho nhu cầu của dân cư trong trung tâm.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Việc thu hút, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài đối với mỗi quốc gia cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề

 + Tránh việc trở thành “bãi thải công nghiệp” của các nước phát triển, kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.  + Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, vốn vay, vốn viện trợ phải tính toán sát thực tế, hiệu quả, đặc biệt tránh sự lệ thuộc, đánh mất quyền tự chủ,...

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm có

  • A. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ
  • B. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ
  • C. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ
  • D. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ

Câu 2. "Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, đồng nhất với một điểm dân cư" là đặc điểm của

  • A. khu công nghiệp.
  • B. trung tâm công nghiệp.
  • C. điểm công nghiệp.
  • D. vùng công nghiệp.

Câu 3. Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là

  • A. xí nghiệp công nghiệp.
  • B. trung tâm công nghiệp.
  • C. khu công nghiệp.
  • D. điểm công nghiệp.

Câu 4. Lãnh thổ công nghiệp không có hoặc có rất ít mối liên hệ giữa các xí nghiệp là

  • A. khu công nghiệp.
  • B. trung tâm công nghiệp.
  • C. điểm công nghiệp
  • D. vùng công nghiệp.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Ở Việt Nam việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và công nghệ cao có ý nghĩa gì?

Câu 2 (2 điểm): Vùng công nghiệp tổng hợp có đặc điểm gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBCAC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Ý nghĩa của việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu công nghệ cao:

 + Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  + Thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của nước ngoài.  + Tạo ra nhiều sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu thu ngoại tệ.  + Tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, hình thành đô thị mới.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Vùng công nghiệp tổng hợp: về lí thuyết các vùng công nghiệp ngành có thể chồng chéo lên nhau và trở nên thành phần của vùng công nghiệp tổng hợp. Vùng công nghiệp tổng hợp không phải là tổng thể của vùng ngành mà là vùng hoàn toàn mới về chất, bởi vì tập hợp của các ngành theo lãnh thổ sẽ có các điều kiện và đặc điểm phân bố sản xuất khác xa so với từng ngành riêng lẻ

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Trình độ cao nhất
  • B. Phức tạp nhất.
  • C. Đơn giản nhất.
  • D. Diện tích lớn nhất. 

Câu 2. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp quan trọng và phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá là

  • A. điểm công nghiệp
  • B. khu công nghiệp
  • C. trung tâm công nghiệp.
  • D. vùng công nghiệp.

Câu 3.  Đâu không phải là vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

  • A. Góp phần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
  • B. Sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường
  • C. Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước
  • D. Thu hút nguồn lực từ bên ngoài

Câu 4. Trung tâm công nghiệp thường là

  • A. tổ chức ở trình độ thấp
  • B. các thành phố nhỏ
  • C. các thành phố vừa và lớn
  • D. các vùng lãnh thổ rộng lớn

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Để một trung tâm công nghiệp phát triển mạnh cần những điều kiện gì?

Câu 2 (2 điểm): Vùng công nghiệp ngành có đặc điểm gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCBAC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Một trung tâm công nghiệp muốn phát triển mạnh phải có nhiều thuận lợi:

 - Vị trí địa lí thuận lợi: trung tâm của vùng, đầu mối giao thông, cảng biển,..  - Nguồn nguyên liệu khoáng sản, nguyên liệu từ nông nghiệp dồi dào.  - Dân cư đông đúc, nguồn lao động được đào tạo tốt.  - Cơ sở vật chất kĩ thuật mạnh.  - Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, cung cấp điện, nước được bảo đảm.  - Thị trường tiêu thụ rộng.  - Sự hỗ trợ các trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu khoa học – kĩ thuật  - Chính sách của Nhà nước, sự đầu tư từ nước ngoài.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Vùng công nghiệp ngành: cơ chế hình thành của nó thể hiện ở chỗ mỗi ngành công nghiệp lựa chọn cho mình phần lãnh thổ tốt nhất về các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế,...), đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế – kĩ thuật và các yếu tố phân bố sản xuất. Như vậy, vùng công nghiệp ngành là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại. Các vùng công nghiệp ngành thường gặp là vùng khai thác than, dầu khí, luyện kim, hóa chất

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay