Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều Bài 21: địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều Bài 21: địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 21: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nước nào sau đây trồng nhiều lúa gạo?

  1. Ô-xtrây-li-a
  2. Thái Lan
  3. Trung Quốc
  4. Việt Nam

Câu 2: Đối tượng của ngành lâm nghiệp là

  1. đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp
  2. các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài và chậm
  3. phân bố không gian rộng lớn và chủ yếu ở vùng núi
  4. tiến hành trên quy mô rộng, hoạt động ở ngoài trời

Câu 3: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt?

  1. Ngô
  2. Cà phê
  3. Lúa mì

Câu 4: Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn thường ở khu vực

  1. vịnh
  2. ngoài biển
  3. đầm phá
  4. cửa sông

Câu 5: Loại rừng trồng nào sau đây hiện nay có diện tích lớn hơn cả?

  1. Đặc dụng
  2. Sản xuất
  3. Phòng hộ
  4. Khác

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với tình hình trồng rừng trên thế giới?

  1. Chất lượng rừng trồng cao hơn tự nhiên
  2. Trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường
  3. Diện tích trồng rừng ngày càng mở rộng
  4. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng

Câu 7: Vai trò nào dưới đây của ngành trồng trọt đóng góp quan trọng vào việc ổn định xã hội?

  1. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
  2. Đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.
  3. Góp phần bảo vệ môi trường
  4. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

Câu 8: Ngành trồng trọt có tác động trực tiếp tới đời sống của nông dân, điều đó được thể hiện rõ nhất ở việc

  1. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp
  2. là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
  3. tạo việc làm. giúp ổn định đời sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn
  4. góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường

Câu 9: Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào

  1. địa hình
  2. nguồn nước và khí hậu
  3. đất đai
  4. giống thuỷ sản

Câu 10: Các quốc gia có diện tích rừng lớn nhất thế giới năm 2019 là

  1. Liên bang Nga, Phần Lan, Bra-xin, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a
  2. Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Bra-xin, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a
  3. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc.
  4. Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

D

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

C

B

D

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đặc điểm đặc trưng của lâm nghiệp là

  1. phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.
  2. gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.
  3. Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm
  4. phải tuân theo các quy luật sinh học

Câu 2: Loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm mà không gây béo phì cho con người là

  1. trứng, sữa.
  2. thịt trâu
  3. lúa gạo
  4. thuỷ sản

Câu 3: Điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường của các nước châu Á phù hợp với vật nuôi nào nhất?

  1. Cừu
  2. Gia cầm
  3. Bò sữa
  4. Trâu

Câu 4: Ý nghĩa của việc trồng rừng là

  1. khai thác gỗ phục vụ cho ngành công nghiệp
  2. khai thác các loài cây dược liệu để chữa bệnh
  3. tái tạo nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường
  4. khai thác các loài cây thực phẩm.

Câu 5: Quốc gia nào sau đây không có diện tích rừng trồng vào loại lớn nhất thế giới?

  1. Bra-xin
  2. Ấn Độ
  3. Liên Bang Nga
  4. Trung Quốc

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành nông nghiệp?

  1. Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ
  2. Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ
  3. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa
  4. Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ

Câu 7: Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước

  1. nước mặn và nước ngọt
  2. nước ngọt và nước lợ
  3. nước lợ và nước mặn
  4. sông hồ và nước mặn

Câu 8: Phát triển ngành sản xuất nào sau đây góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia?

  1. Lâm sản
  2. Thuỷ sản
  3. Nông sản
  4. Khoáng sản

Câu 9: Loại cây nào sau đây phân bố ở cả miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng?

  1. Khoai lang.
  2. Lúa gạo
  3. Lúa mì
  4. Ngô

Câu 10: Vùng ven đô thị có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là thói quen ăn uống của người ở khu vực Tây Âu, Hoa Kỳ  nên chăn nuôi nhiều

  1. Lợn
  2. Bò sữa
  3. Cừu

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

D

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

B

D

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt?

Câu 2 (4 điểm). Một số loài vật nuôi chính trên thế giới có sự phân bố như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.

 - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chê biên. Là cơ sở đê phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuât khâu có giá trị.

 - Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Đặc điểm của ngành trồng trọt:

- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiền bộ của khoa học — công nghệ.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Sự phân bố của một số vật nuôi chính:

+ Chăn nuôi gia súc: Bò (nuôi rộng rãi khắp nơi); trâu (nhiều ở vùng nhiệt đới), lợn (nuôi nhiều nơi, nhất là vùng đồng bằng trồng cây lương thực; cừu (ở vùng cận nhiệt đới bán hoang mạc), dê (ở vùng khô hạn)...

+ Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Tại sao cây công nghiệp thường được trồng tập trung thành vùng còn cây lương thực được trồng phổ biến ở khắp nơi?

Câu 2 (4 điểm). Ở các nước đang phát triển ngành chăn nuôi thường có vai trò bé hơn ngành trồng trọt. Giải thích tại sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Cây công nghiệp thường được trồng tập trung thành vùng còn cây lương thực được trồng phổ biến ở khắp nơi do:

- Cây lương thực có đặc điểm sinh thái rộng và nhu cầu phổ biến, rộng rãi khắp nơi trên thế giới nên được trồng phổ biến khắp nơi.

- Cây công nghiệp thường được trồng thành vùng tập trung, do: phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ở các nước đang phát triển, vai trò của ngành chăn nuôi thường nhỏ bé hơn ngành trồng trọt do:

- Tập trung nhiều nhất cho sản xuất lương thực, do dân đông, tăng; cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa đảm bảo.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật hạn chế, công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển; thiếu vốn đầu tư...

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Vai trò nào không phải vai trò của ngành chăn nuôi?

  1. Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người
  2. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
  3. Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển
  4. Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Câu 2. Vùng có khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa thích hợp để trồng loại cây trồng nào nhất?

  1. Chè
  2. Lúa gạo
  3. Cà phê
  4. Hồ tiêu

Câu 3.  Đối tượng của ngành chăn nuôi là

  1. các vật nuôi
  2. cây trồng
  3. hình thức chăn nuôi
  4. thức ăn

Câu 4. Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào

  1. thị trường tiêu thụ
  2. cơ sở thức ăn
  3. con giống
  4. hình thức chăn nuôi
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Làm thế nào để bảo vệ tài nguyên rừng

Câu 2 (2 điểm): Tại sao hiện nay khai thác thủy sản biển và đại dương phát triển hơn khai thác nội địa?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

+ Khai thác hợp lí, khoanh vùng quản lí, bảo vệ, trồng thêm rừng mới.

+ Cần ngăn chặn nạn phá rừng.

+ Giao đất giao rừng cho người dân.

+ Giáo dục mọi người phải có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng vì rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Hiện nay khai thác thủy sản biển và đại dương phát triển hơn khai thác nội địa do:

- Khai thác biển và đại dương: Có nhiều ngư trường lớn, sinh vật có giá trị cao, năng suất và sản lượng cao.

- Khai thác nội địa: Nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, ít sinh vật có giá trị cao, năng suất và sản lượng nhỏ

2 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Vai trò nào không phải vai trò của ngành lâm nghiệp?

  1. Cung cấp làm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội(gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu,..).
  2. Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn đất, điều tiết lượng nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai
  3. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
  4. Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

Câu 2. Cây lương thực phân bố chủ yếu ở:

  1. vùng đất khô hạn, ít mưa
  2. có khí hậu ôn hoà, đất feralit, nhiều
  3. vùng có khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa
  4. có nhiệt cao, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất ba dan và đất đá vôi

Câu 3.  Vai trò nào không phải là vai trò của ngành nông nghiệp?

  1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
  2. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội và bảo vệ môi trường
  3. Giúp các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
  4. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Câu 4. Các vật nuôi nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?

  1. Lợn, cừu, dê.
  2. Bò, lợn, dê.
  3. Trâu, dê, cừu
  4. Gà, lợn, cừu.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Phá rừng gây ra những hậu quả gì?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao trong ngành thủy sản hiện nay lại phát triển nuôi trồng hơn khai thác?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

+ Thay đổi thời tiết và khí hậu.

+ Gây lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất.

+ Làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

+ Tăng lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ Trái Đất tăng làm

+ Nhiệt đ băng tan, nước biển dâng lên, làm ngập một số vùng đất thấp.

+ Làm giảm tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cũng như nơi cư trú của nhiều loài động vật.

+ Mất cân bằng sinh thái.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Hiện nay nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh hơn khai thác thủy sản do:

- Nuôi trồng thuỷ sản: Điều kiện nuôi nhiều thuận lợi, tính chủ động cao, nuôi được nhiều sinh vật có giá trị và quý hiếm,...

- Khai thác thuỷ sản: Nguồn lợi ngày càng suy giảm, phụ thuộc nhiều vào ngư trường và các yếu tố thiên nhiên, có tính mùa vụ khó đáp ứng nhu cầu thường xuyên của thị trường

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay