Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều Bài 5: ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều Bài 5: ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: NGOẠI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến quá trình phong hóa hóa học là?

  • A. Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,… Tác động va đập của sóng, nước chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của con người.
  • B. Do khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao,… dưới tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm và khí carbonic.
  • C. Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn, nấm, rễ cây, động vật phá hủy đá thông qua quá trình tìm kiếm thức ăn và nguồn dinh dưỡng, tìm nơi cư trú,…
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là

  • A. nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng, thủy triều, dòng biển .. ).
  • B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  • C. nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời.
  • D. nguồn năng lượng từ lòng đất.

Câu 3: Ngoại lực là?

  • A. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
  • B. Lực phát sinh từ bên trong trái đất.
  • C. Lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời.
  • D. Lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt trái đất.

Câu 4: Khả năng di chuyển xa hay gần của vật liệu phụ thuộc vào

1. Động năng của các quá trình tác động lên nó.

2. Kích thước và trọng lượng của vật liệu.

3. Điều kiện bề mặt đệm.

4. Kích thước vật ngăn cản.

5. Tùy thuộc vào hướng di chuyển của vật liệu.

Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

  • A. 2.
  • B. 5.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 5: Ở Việt Nam quá trình bóc mòn tác động đến dạng địa hình nào nhiều nhất?

  • A. Miền núi.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Cao nguyên.
  • D. Trung du.

Câu 6: Quá trình phá huỷ, làm biến đổi thành phần và tính chất của đá, khoáng vật được gọi là quá trình

  • A. xâm thực.
  • B. phong hoá hoá học
  • C. phong hoá lí học.
  • D. phong hoá sinh học.

Câu 7: Hang động Phong Nha – Khẻ Bàng do loại phong hóa nào hình thành?

  • A. Lý học.
  • B. Hóa học.
  • C. Sinh học.
  • D. Sinh học – hóa học.

Câu 8: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình lần lượt là

  • A. phong hoá - vận chuyển - bóc mòn - bồi tụ.
  • B. phong hoá - bổi tụ - bóc mòn - vận chuyển.
  • C. phong hoá - bóc mòn - vận chuyển - bồi tụ.
  • D. phong hoá - bóc mòn - bồi tụ - vận chuyển.

Câu 9: Tác động của ngoại lực là một chu trình diễn ra tuần tự theo các quá trình sau

  • A. phong hoá – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.
  • B. phong hoá – bồi tụ – bóc mòn – vận chuyển.
  • C. phong hoá – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.
  • D. phong hoá – bóc mòn – bồi tụ – vận chuyển.

Câu 10: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như

  • A. Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong.
  • B. Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.
  • C. Các cửa sông và các đồng bằng châu thổ.
  • D. Các cột đá, nấm đá.

  

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phong hóa là quá trình

  • A. phá huỷ các loại đá và khoáng vật.
  • B. làm các sản phẩm đã bị phá huỷ dời khỏi vị trí ban đầu.
  • C. di chuyển các sản phẩm đã bị phá huỷ từ nơi này đến nơi khác.
  • D. tích tụ các sản phẩm đã bị phá huỷ tạo nên địa hình mới.

Câu 2: Tại sao ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh?

  • A. khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
  • B. nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
  • C. nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
  • D. khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.

Câu 3: Em hãy nối các ý ở cột A cho phù hợp với các ý ở cột B.

Chọn phương án trả lời đúng nhất

  • A. 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 – a
  • B. 1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – a
  • C. 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d
  • D. 1 – a; 2 – b; 3 – d; 4 – c

Câu 4: Bồi tụ được hiểu là quá trình

  • A. Tích tụ các vật liệu phá huỷ.
  • B. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp.
  • C. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất.
  • D. Tạo ra các mỏ khoáng sản.

Câu 5: Kết quả phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan hiện nay nằm dưới mực nước biển là do

  • A. Hiện tượng uốn nếp.
  • B. Vận động hạ xuống của vỏ Trái Đất.
  • C. Hiện tượng đứt gãy.
  • D. Hoạt động động đất, núi lửa.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân chủ yếu xảy ra phong hóa lí học?

  • A. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm.
  • B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
  • C. Sự đóng băng của nước.
  • D. Tác động con người.

Câu 7: Các hang động đẹp ở nước ta như Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Nhị Khê, động Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) được tạo thành do kết quả của quá trình

  • A. phong hóa lí học.
  • B. phong hóa hóa học.
  • C. thổi mòn do gió.
  • D. xâm thực do dòng chảy nước.

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng về hiện tượng uốn nếp?

  • A. Xảy ra ở vùng đá có độ cứng cao.
  • B. Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao.
  • C. Tạo ra các dạng địa lũy, địa hào.
  • D. Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ Trái Đất.

Câu 9: Vì sao ở nước ta lại hình thành những cách đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình?

  • A. Xâm thực bởi băng hà.
  • B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
  • C. Sự vận động nâng nên của địa hình hai bên.
  • D. Thổi mòn do gió.

Câu 10: Phát biểu nào đúng về phong hóa?

  • A. Phong hóa hóa học là quá trình hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
  • B. Phong hóa lí học xảy ra mạnh mẽ ở miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm.
  • C. Phong hóa hóa học phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng tới nơi khác.
  • D. Phong hoá lí học xảy ra mạnh do nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm của quá trình phong hóa lí học

Câu 2 (4 điểm). Các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Địa hình trên Trái Đất rất đa dạng. Giải thích tại sao?

Câu 2 (4 điểm). Bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ có mối quan hệ như thế nào?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Bóc mòn là quá trình?

  • A. chuyển dời các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực.
  • B. bóc mòn do nước chảy tạo nên các rãnh nông (do nước chảy tràn)
  • C. bóc mòn do sóng biển tạo nên các dạng địa hình hàm ếch, nền mài mòn.
  • D. bóc mòn do gió, gió cuốn theo các hạt cát, đập mạnh vào bề mặt đá, phá hủy đá tạo nên các cột đá, tháp đá, nấm đá,…

Câu 2. Vì sao sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá?

  • A. Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó.
  • B. Nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá.
  • C. Đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 00C.
  • D. Đá dễ phá hủy ở vùng nhiệt độ thấp và vùng có nhiều khe nứt.

Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến quá trình phong hóa lí học là?

  • A. Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,… Tác động va đập của sóng, nước chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của con người.
  • B. Do khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao,… dưới tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm và khí carbonic.
  • C. Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn, nấm, rễ cây, động vật phá hủy đá thông qua quá trình tìm kiếm thức ăn và nguồn dinh dưỡng, tìm nơi cư trú,…
  • D. Cả A, B, C

Câu 4. Yếu tố nào sau đây không phải do phong hóa lý học?

  • A. Khí hậu lạnh.
  • B. Thay đổi nhiệt độ.
  • C. Sự đóng băng của nước.
  • D. Thể tích tăng lên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Phân tích mối quan hệ của nội lực và ngoại lực trong sự hình thành địa hình Trái Đất?

Câu 2 (2 điểm): Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta được hình thành chủ yếu do quá trinh nội lực hay ngoại lực? Cụ thể là do quá trình nào?

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Ngoại lực giống với nội lực ở điểm nào sau đây?

  • A. Đều có xu hướng san bằng bề mặt Trái Đất.
  • B. Đều làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất.
  • C. Đều có xu hướng giảm độ cao của các dạng địa hình.
  • D. Đều có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề hơn.

Câu 2. Phong hóa lý học xảy ra chủ yếu do

  • A. nước và các hợp chất trong nước.
  • B. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
  • C. sự phá hủy đá và các khoảng vật dưới tác động của sinh vật.
  • D. Phong hoá, đứt gãy, xâm thực, bồi tụ.

Câu 3.  Phong hóa sinh học là?

  • A. Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.
  • B. Là quá trình phá hủy làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá và khoáng vật do tác động của nước và các chất khí dễ hòa tan trong nước như CO­2, O2,…
  • C. Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật thành mảnh vụn bởi các tác nhân vật lí mà không làm thay đổi thành phần hóa học của chúng.
  • D. Đáp án khác

Câu 4. Nhiệt độ, gió, nước và sinh vật trên bề mặt Trái Đất được coi là các nhân tố

  • A. tác động của quá trình nội sinh.
  • B. liên quan tới hiện tượng tạo núi.
  • C. tác động của quá trình ngoại lực.
  • D. quyết định đến sự khác biệt của địa hình.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Tại sao ở miền khí hậu khô và khí hậu lạnh thường có địa hình các hoang mạc?

Câu 2 (2 điểm): Nêu tác động của quá trình ngoại lực?

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay