Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời Bài 4: Liên minh châu Âu

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 4: Liên minh châu Âu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: LIÊN MINH CHÂU ÂU

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năm 2020, đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) được bao nhiêu nước thuộc Liên minh châu Âu sử dụng?

  1. 18

  2. 19 

  3. 20

  4. 21 

Câu 2: Nhận xét đúng về tỉ trọng của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xuất khẩu của thế giới vào năm 2004 là

  1. tương đương với Hoa Kỳ.

  2. tương đương với Nhật Bản.

  3. lớn hơn cả Hoa Kì và Nhật Bản.

  4. lớn hơn Nhật Bản và nhỏ hơn Hoa Kì.

Câu 3: Trụ sở Liên minh châu Âu ở

  1. Brúc-xen (Bỉ).

  2. Pa-ri (Pháp).

  3. Am-xtéc-đam (Hà Lan).

  4. Bác-lin (Đức).

Câu 4: Trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU chiếm khoảng bao nhiêu %

trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của thế giới?

  1. 21.

  2. 31.

  3. 41.

  4. 51.

Câu 5: Liên minh châu Âu có vai trò rất quan trọng và chiếm hơn 50% trong cơ cấu:

  1. trong tổng GDP của thế giới

  2. trong viện trợ phát triển thế giới

  3. trong dân số thế giới

  4. trong xuất khẩu của thế giới

Câu 6: EU có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) ?

  1. 3.

  2. 4.

  3. 5.

  4. 6.

Câu 7: Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là:

  1. Khối thị trường chung châu Âu.

  2. Cộng đồng châu Âu.

  3. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

  4. Liên minh châu Âu.

Câu 8: Nhận xét đúng về tỉ trọng của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xuất khẩu của thế giới vào năm 2004 là

  1. tương đương với Hoa Kỳ.

  2. tương đương với Nhật Bản.

  3. lớn hơn cả Hoa Kì và Nhật Bản.

  4. lớn hơn Nhật Bản và nhỏ hơn Hoa Kì.

Câu 9: Năm 1958, Liên minh Châu Âu có bao nhiêu nước thành viên

  1. 5           

  2. 6            

  3. 7            

  4. 8

Câu 10: Lĩnh vực không phải mục đích của EU là:

  1. Kinh tế.

  2. Luật pháp.

  3. Nội vụ.

  4. Chính trị.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

C

B

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tự do lưu thông hàng hóa là

  1. bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.

  2. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

  3. tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.

  4. hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Câu 2: Những nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu là :

  1. Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Áo

  2. Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Anh

  3. Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Na Uy

  4. Pháp, Áo, Anh, Hà Lan, Phần Lan

Câu 3: Câu nào không đúng trong các câu sau ?

  1. EU có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).

  2. EU được thành lập chính thức ngày 11 tháng 11 năm 1993.

  3. EU đã thiết lập một thị trường kinh tế chung.

  4. Năm 2020, Anh đã rời khỏi EU.

Câu 4: Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm:

  1. 1957.       

  2. 1958.

  3. 1967.       

  4. 1993.

Câu 5: Việc đưa đồng tiền chung châu Âu vào lưu thông không có tác dụng nào.

  1. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung

  2. Tăng thêm rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ

  3. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU

  4. Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia

Câu 6: Khu vực nào là đối tác kinh tế lớn của Liên minh châu Âu?

  1. Bắc Mỹ

  2. Châu Á - Thái Bình Dương 

  3. Châu Đại Dương

  4. Trung và Nam Mỹ

Câu 7: Liên Minh Châu Âu khi thành lập  mục đích đầu tiên là liên minh:

  1. Kinh tế               

  2. Quân sự             

  3. Văn hóa             

  4. Thể thao.

Câu 8: Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  1. 25.

  2. 26.

  3. 27.

  4. 28.

Câu 9: Năm 2020, GDP của Liên minh châu Âu đứng thứ mấy trên thế giới?

  1. Thứ nhất.

  2. Thứ hai.

  3. Thứ ba.

  4. Thứ tư.

Câu 10: Khu vực kinh tế dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là:

  1. APEC.

  2. NAFTA.

  3. EU.

  4. ASEAN.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

B

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

C

B

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới. Giải thích tại sao?

Câu 2 (4 điểm). Liên minh châu Âu có quy mô GDP hàng đầu thế giới. Giải thích tại sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới do:

- Liên minh châu Âu có cơ quan lập pháp là Nghị viện châu Âu.

- Liên minh châu Âu có chính sách kinh tế chung, có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô), tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn.

- Công dân của Liên minh châu Âu, bên cạnh quốc tịch của quốc gia mà mình sinh sống còn có quốc tịch chung châu Âu. Sự đi lại qua biên giới của công dân các nước thành viên Liên minh rất thuận lợi.

- Các nước trong Liên minh châu Âu chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, tổ chức và tài trợ việc học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, tổ chức đào tạo nghề cho giới trẻ và những người thất nghiệp.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

EU đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Năm 2019, mặc dù chỉ chiếm 2,8 % diện tích và 6,6 % dân số nhưng GDP của EU cao hàng đầu thế giới

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Liên minh châu Âu gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi thành lập thị trường chung châu Âu?

Câu 2 (4 điểm). Liên minh châu Âu trở thành khu vực kinh tế lớn của thế giới nhờ những yếu tố chủ yếu nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Thuận lợi:

+ Tăng cường tự do lưu thông người, hàng hóa, tiền vốn và dịch vụ.

+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế và xã hội.

+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

+ Việc sử dụng đồng tiền chung, thống nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Khó khăn: Việc chuyển sang đồng Ơ-rô có thể gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Đội ngũ đông đảo người lao động có trình độ văn hóa cao, tay nghề thành thạo.

- Nền khoa học tiên tiến.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tự do lưu thông hàng hóa là

  1. bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.

  2. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

  3. tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.

  4. hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Câu 2. Trụ sở Liên minh châu Âu ở

  1. Brúc-xen (Bỉ).

  2. Pa-ri (Pháp).

  3. Am-xtéc-đam (Hà Lan).

  4. Bác-lin (Đức).

Câu 3. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm:

  1. 1957.       

  2. 1958.

  3. 1967.       

  4. 1993.

Câu 4. Năm 2020, GDP của Liên minh châu Âu đứng thứ mấy trên thế giới?

  1. Thứ nhất.

  2. Thứ hai.

  3. Thứ ba.

  4. Thứ tư.

  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới. Chứng minh ý kiến trên?

Câu 2 (2 điểm): Việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU. Giải thích tại sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, vì:

- Có chính sách kinh tế chung.

- Sử dụng đồng tiền chung (đồng Ơ-rô).

- Tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, tiền vốn.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

+ Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.

+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  1. 25.

  2. 26.

  3. 27.

  4. 28.

Câu 2. Câu nào không đúng trong các câu sau ?

  1. EU có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).

  2. EU được thành lập chính thức ngày 11 tháng 11 năm 1993.

  3. EU đã thiết lập một thị trường kinh tế chung.

  4. Năm 2020, Anh đã rời khỏi EU.

Câu 3. Nhận xét đúng về tỉ trọng của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xuất khẩu của thế giới vào năm 2004 là

  1. tương đương với Hoa Kỳ.

  2. tương đương với Nhật Bản.

  3. lớn hơn cả Hoa Kì và Nhật Bản.

  4. lớn hơn Nhật Bản và nhỏ hơn Hoa Kì.

Câu 4. Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là:

  1. Khối thị trường chung châu Âu.

  2. Cộng đồng châu Âu.

  3. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

  4. Liên minh châu Âu.

  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Tổ chức tiền thân của Liên minh châu Âu là gì?

Câu 2 (2 điểm): Hệ thống tiền tệ chung của châu Âu là gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập với 6 quốc gia thành viên là Đức, Pháp, I-ta-li-a, Hà Lan, Bỉ, Lúc-xem-bua (Luxembourg). Đến năm 2020, sau khi Anh rời Liên minh châu Âu, tổ chức này có 27 quốc gia thành viên.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) bắt đầu được sử dụng từ năm 2002. Đến năm 2020, có 19 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu sử dụng Ơ-rô là đồng tiền chính thức của quốc gia mình

2 điểm

=> Giáo án địa lí 7 chân trời bài 4: Liên minh Châu Âu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay