Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phật giáo ra đời ở quốc gia nào của châu Á?

  1. Ấn Độ
  2. Trung Quốc 
  3. Thái Lan
  4. Lào 

Câu 2: Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, có được thành tựu trên chủ yếu là nhờ

  1. sự phát triển của nền kinh tế.
  2. đời sống người dân được nâng cao.
  3. thực hiện chính dân số.
  4. tỉ lệ người nữ ít hơn nam.

Câu 3: Dựa vào bảng 6.2 dưới đây, em hãy nhận xét sự thay đổi số dân và tỉ lệ dân thành thị của châu Á trong giai đoạn 2005-2020. Chọn đáp án đúng nhất:

  1. Số dân và tỉ lệ dân thành thị châu Á tăng qua các năm.
  2. Số dân và tỉ lệ dân thành thị châu Á giảm qua các năm.
  3. Số dân và tỉ lệ dân thành thị châu Á không thay đổi qua các năm.
  4. Số dân châu Á tăng 0.66 tỉ người, trung bình mỗi năm tăng 44 triệu người. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, tăng 9,9% trong 15 năm (trung bình mỗi năm tăng 0.66%)

Câu 4: Dựa vào hình 7.1 dưới đây, em hãy xác định các khu vực của châu Á và các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong từng khu vực.

  1. Bắc Á, Trung Á, Đông Á
  2. Bắc Á, Trung Á, Đông Á
  3. Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Tây Á
  4. Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Tây Á, Nam Á, Đông Nam Á

Câu 5: Cơ cấu dân số trẻ của số người từ 15-64 tuổi chiếm bao nhiêu phần trăm dân số?

  1. 20%
  2. 30%
  3. 70%
  4. 10%

Câu 6: Dựa vào thông tin trong bài và bảng 6.1, em hãy cho biết số dân châu Á năm 2020 (không tính liên bang Nga)

  1. 4,64 tỉ người
  2. 5,64 tỉ người
  3. 6,64 tỉ người
  4. 7.64 tỉ người

Câu 7: Đa số các quốc gia châu Á có

  1. Cơ cấu dân số già là chủ yếu. 
  2. Cơ cấu dân số trẻ là chủ yếu. 
  3. Cơ cấu dân số bước vào giai đoạn già hoá. 
  4. Cơ cấu dân số bước vào giai đoạn dân số vàng.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô dân số châu Á?

  1. Đông dân nhất thế giới.
  2. Gia tăng dân số ngang mức trung bình thế giới.
  3. Dân cư thưa thớt.
  4. Dân cư phân bố không đều.

Câu 9: Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở:

  1. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.
  2. B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.
  3. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á
  4. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

Câu 10: Quốc gia đông dân nhất châu Á là

  1. Trung Quốc
  2. Thái Lan
  3. Việt Nam
  4. Ấn Độ

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

D

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

A

D

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dựa vào bảng 5.1 dưới đây, em hãy cho biết số dân châu Á so với các châu lục khác.

  1. Đông nhất.
  2. Gấp đôi châu Phi.
  3. Chiếm 2/3 thế giới.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Khu vực nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất châu Á?

  1. Nam Liên Bang Nga và trung tâm Ấn Độ.
  2. Đông Nam Thổ Nhĩ Kì và I-ran.
  3. Bắc Liên Bang Nga và Tây Trung Quốc.
  4. Phần lớn bán đảo Trung Ấn và Mông Cổ.

Câu 3: Năm 2020, châu Á (chưa tính Liên bang Nga) có mật độ dân số là

  1. 143 người/km2.
  2. 147 người/km2
  3. 149 người/km2.
  4. 150 người/km2.

Câu 4: Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á đang có xu hướng:

  1. giảm.
  2. ngang với mức trung bình thế giới.
  3. Tất cả đều đúng.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á?

  1. Dân số đứng thứ 2 thế giới.
  2. Là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên thế giới.
  3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.
  4. Thành phần chủng tộc đa dạng.

Câu 6: Quốc gia có dân số đông thứ hai ở châu Á (năm 2020) là

  1. Ấn Độ. 
  2. Trung Quốc. 
  3. Inđônêxia.
  4. Nhật Bản. 

Câu 7: Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào là chủ yếu?

  1. Môn-gô-lô-it
  2. Ơ-rô-nê-ô-it 
  3. Ô-xtra-lô-it
  4. Nê-grô-it 

Câu 8: Dân cư - xã hội châu Á mang đặc điểm nào sau đây?

  1. Dân số đứng thứ 2 thế giới.
  2. Thành phần chủng tộc không đa dạng.
  3. Dân cư tập trung chủ yếu ở miền núi.
  4. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.

Câu 9: Tây Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn nào?

  1. Ki-tô giáo, Phật giáo.
  2. Hồi giáo, Ki-tô giáo.
  3. Ấn Độ giáo, Phật giáo.
  4. Ki-tô giáo, Hồi giáo.

Câu 10: Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?

  1. Đồng bằng ven biển.
  2. Cao nguyên badan.
  3. Sơn nguyên đá vôi.
  4. Bán bình nguyên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

D

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

D

D

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày cơ cấu dân số của châu Á?

Câu 2 (4 điểm). Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị có trên 10 triệu người?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Châu Á có cơ cấu dân số trẻ với nhóm người từ 0 đến 14 tuổi chiếm gần 24% số dân, nhóm người từ 65 tuổi trở lên chiếm gần 9% số dân (năm 2020). Tuy nhiên, châu Á cũng có quốc gia có cơ cấu dân số già như Nhật Bản; một số quốc gia khác đang trong xu hướng già hoá dân số như Hàn Quốc, Trung Quốc,... Cơ cấu dân số theo giới của các nước châu Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ trong tổng số dân. Những yếu tố này ảnh hưởng đến lực lượng lao động, tác động đến sự phát triển kinh tế các quốc gia trong tương lai

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Các đô thị có số dân trên 10 triệu người: I-xtan-bun, La-ho, Ca-ra-si, Niu Đê-li, Mumbai, Hai-đê-ra-bát, Ban-ga-lo, Côn-ca-ta, Đắc Ca, Băng Cốc, Gia-các-ta, Trùng Khánh, Quảng Châu, Ma-ni-la, Thượng Hải, Bắc Kinh, Ô-xa-ca, Tô-ky-ô.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Phân tích lịch sử phát triển châu Á trong thời Cổ đại và Trung đại?

Câu 2 (4 điểm). Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị từ 5 triệu đến dưới 10 triệu người?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Thời Cổ đại và Trung đại

Nhiều dân tộc châu Á đã đạt trình độ phát triển cao của thế giới.

- Vào thời đó, cư dân ở nhiều nước châu Á đã biết khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nghề thủ

công, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng. Họ đã tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng, được các nước phương Tây

ưa chuộng, nhờ đó, thương nghiệp phát triển.

- Đã có các con đường vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Các đô thị có số dân từ 5 đến dưới 10 triệu người: Bát Đa, Tê-hê-ran, Chen-nai, An-ta-ha-bát, Cu-a-la Lăm-pơ, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thành Đô, Hồng Kông, Thiên Tân, Thẩm Dương, Xê-un, Phủ-cu-ô-ca, Na-gôi-a.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cơ cấu dân số trẻ của số người từ 15-64 tuổi chiếm bao nhiêu phần trăm dân số?

  1. 20%
  2. 30%
  3. 70%
  4. 10%

Câu 2. Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, có được thành tựu trên chủ yếu là nhờ

  1. sự phát triển của nền kinh tế.
  2. đời sống người dân được nâng cao.
  3. thực hiện chính dân số.
  4. tỉ lệ người nữ ít hơn nam.

Câu 3. Dựa vào bảng 6.2 dưới đây, em hãy nhận xét sự thay đổi số dân và tỉ lệ dân thành thị của châu Á trong giai đoạn 2005-2020. Chọn đáp án đúng nhất:

  1. Số dân và tỉ lệ dân thành thị châu Á tăng qua các năm.
  2. Số dân và tỉ lệ dân thành thị châu Á giảm qua các năm.
  3. Số dân và tỉ lệ dân thành thị châu Á không thay đổi qua các năm.
  4. Số dân châu Á tăng 0.66 tỉ người, trung bình mỗi năm tăng 44 triệu người. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, tăng 9,9% trong 15 năm (trung bình mỗi năm tăng 0.66%).

Câu 4. Quốc gia có dân số đông thứ hai ở châu Á (năm 2020) là

  1. Ấn Độ. 
  2. Trung Quốc. 
  3. Inđônêxia.
  4. Nhật Bản. 
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Các đô thị lớn ở châu Á thường tập trung ở khu vực ven biển. Giải thích tại sao?

Câu 2 (2 điểm): Dân cư châu Á bao gồm những chủng tộc nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

D

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Các đô thị lớn ở châu Á thường tập trung ở khu vực ven biển vì: Ở khu vực ven biển, địa hình bằng phẳng và không hiểm trở như vùng trung tâm châu lục. Nơi đây là khu vực có khí hậu gió mùa và không khắc nghiệt như các vùng khí hậu lục địa nằm trong lục địa. Nơi đây cũng thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các quốc gia và các khu vực khác trên thế giới.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Dân cư châu Á bao gồm nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it (Mongoloid), Ơ-rô-pê-ô-it (Europeoid), Ô-xtra-lô-it (Australoid),... với nền văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào là chủ yếu?

  1. Môn-gô-lô-it
  2. Ơ-rô-nê-ô-it 
  3. Ô-xtra-lô-it
  4. Nê-grô-it 

Câu 2. Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á đang có xu hướng:

  1. giảm.
  2. ngang với mức trung bình thế giới.
  3. Tất cả đều đúng.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 3. Năm 2020, châu Á (chưa tính Liên bang Nga) có mật độ dân số là

  1. 143 người/km2.
  2. 147 người/km2
  3. 149 người/km2.
  4. 150 người/km2.

Câu 4. Quan sát hình 5.1. dưới đây, em hãy cho biết khu vực nào có chủng tộc Môn-gô-lô-it sống đan xen với chủng tộc Ô-xtra-lô-it?

  1. Bắc Á.
  2. Đông Á.
  3. Đông Nam Á.
  4. Tây Nam Á.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày quy mô dân số của châu Á?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày đặc điểm tôn giáo của châu Á?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Năm 2020, số dân của châu Á là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga), chiếm gần 60% số dân thế giới. Hai quốc gia đông dân nhất châu Á là Trung Quốc (1,44 tỉ người) và Ấn Độ (1,39 tỷ người). Thời gian gần đây, tỷ suất tăng dân số tự nhiên của châu Á đang có xu hướng giảm, chỉ còn 0,86% vào năm 2020.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo lớn, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn hoá nhân loại, bao gồm Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo. Ấn Độ giáo và Phật giáo khởi nguồn tại Ấn Độ, Kitô giáo và Hồi giáo ra đời trên vùng đất Tây Nam Á. Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các quốc gia châu Á.

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay