Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á. CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn quanh năm?

  1. Địa hình núi, cao nguyên ở rìa lục địa chắn gió
  2. Có gió tín phong thổi quanh năm
  3. Vị trí không giáp biển
  4. Có đường chí tuyến đi qua lãnh thổ

Câu 2: Nam Á có các hệ thống sông lớn nào?

  1. Sông Ấn, sông Hằng, sông Mê-Côn
  2. Sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát
  3. Sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang
  4. Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

Câu 3: Tại sao khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á?

  1. Bởi vì được bao bọc bởi nhiều biến và đại dương
  2. Bởi vì khu vực giáp biển và có gió mùa hoạt động
  3. Bởi vì diện tích rừng rộng lớn
  4. Bởi vì có các dòng biển nóng chảy ven bờ

Câu 4: Quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai động đất, núi lửa ở khu vực Đông Á là

  1. Triều Tiên
  2. Trung Quốc
  3. Hàn Quốc
  4. Nhật Bản

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á?

  1. Tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.
  2. Tranh giành đất đai và nguồn nước
  3. Dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng
  4. Xung đột dai dằng giữa người Ả-rap và người Do Thái.

Câu 6: Nhận định nào dưới đây là không chính xác?

  1. Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành 6 khu vực chính
  2. Phần nhiều các nước châu Á là các nước đang phát triển.
  3. Phần nhiều các nước châu Á là các nước có thu nhập bình quân đầu người cao.
  4. Mạng lưới sông ngòi ở Đông Nam Á khá dày đặc

Câu 7: Núi Phú Sĩ là biểu tượng của quốc gia nào ở Đông Á?

A.Trung Quốc

  1. Nhật Bản
  2. Hàn Quốc
  3. Triểu Tiên

Câu 8: Ở Tây Á, khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất?

  1. Vàng.
  2. Dầu mỏ
  3. Than.
  4. Sắt.

Câu 9: Ảnh hưởng lớn nhất của các dãy núi cao phía đông bắc đối với khu vực Tây Nam Á là

  1. Ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ Bắc Á thổi xuống
  2. Tạo nên sự đa dạng địa hình
  3. Tạo nên cảnh quan núi cao
  4. Cung cấp phù sa cho các con sông.

Câu 10: Đông Nam Á là cầu nối của hai đại dương nào?

  1. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
  2. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương
  3. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
  4. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

B

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

B

A

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất ở Nam Á là

  1. Pa-ki-xtan (Pakistan).
  2. Băng-la-đét (Bangladesh)
  3. Ấn Độ.
  4. Nê-pan.

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á bao gồm các quốc gia nào sau đây?

  1. Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lÍp-pin, Pa-ki-xtan.
  2. Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lÍp-pin, Đông Ti-mo.
  3. Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Đông Ti-mo, Nhật Bản.
  4. Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Đông Ti-mo, Hàn Quốc.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng địa hình khu vực Đông Á?

  1. Khu vực Đông Á chia thành 3 bộ phận
  2. Khu vực Đông Á chia thành 8 bộ phận
  3. Khu vực Đông Á chia thành 1 bộ phận
  4. Khu vực Đông Á chia thành 2 bộ phận

Câu 4: Khu vực Tây Nam Á có dòng sông nổi tiếng nào sau đây?

  1. Ti-grơ .
  2. Xưa Đa-ri-a
  3. A-mu Đa-ri-a
  4. Ô-bi

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng?

  1. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là khoáng sản, đất nông nghiệp, rừng.
  2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là rừng, khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.
  3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là khoáng sản, rừng, nguồn nước..
  4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Ảnh hưởng lớn nhất của các dãy núi cao phía đông bắc đối với khu vực Tây Nam Á là ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ Bắc Á thổi xuống
  2. Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi nhờ có các dòng biển nóng chảy ven bờ
  3. Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi nhờ được bao bọc bởi nhiều biển và đại dương
  4. Nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn quanh năm là do có gió tín phong thổi quanh năm

Câu 7: Vì sao Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nè nhất của thiên tai động đất, núi lửa ở khu vực Đông Á?

  1. Đây là một quốc gia có lãnh thổ gồm nhiều đảo tạo thành. Trên lãnh thổ Nhật Bản có khoảng hơn 80 núi lửa hoạt động và mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ xảy ra.
  2. Đây là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa gió là gió mùa mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và gió mùa mùa đông lạnh khô. Vùng tiếp giáp với biển và đại dương rộng lớn nên thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của động đất
  3. Đây là quốc gia có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ, khu vực thống trị quanh năm của khối áp cao cận chí tuyến
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng về khu vực Bắc Á?

  1. Khu vực Bắc Á có những con sông lớn như Lê-na, I-ê-nit-xây, Ô-bi
  2. Khu vực Bắc Á có những con sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, Sông Ấn
  3. Khu vực Bắc Á có những con sông lớn như Sông Hồng, Nin, Trường Giang
  4. Khu vực Bắc Á có những con sông lớn như Sông Ấn, Mê-công, Sông Hoàng Hà

Câu 9: Cô-oét thuộc khu vực nào của châu Á?

  1. Đông Nam Á
  2. Tây Nam Á
  3. Bắc Á
  4. Trung Á

Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng về khu vực Châu Á?

  1. Khu vực Bắc Á có 3 khu vực chính là Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia, miền núi Đông và Nam Xi-bia.
  2. Khu vực Trung Á bị các hệ thống núi bao bọc xung quanh
  3. Khu vực Đông Á chia thành 2 bộ phận lục địa và hải đảo
  4. Khu vực Tây Á có khí hậu mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

D

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

A

B

D

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Á?

Câu 2 (4 điểm). Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Trung Á?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Bắc Á có ba khu vực địa hình chính là đồng bằng Tây Xibia, cao nguyên Trung Xibia, miền núi Đông và Nam Xibia.

Vùng giáp Bắc Băng Dương thuộc đới lạnh với thực vật chủ yếu là dài nguyên; phần lớn lãnh thổ còn lại có khí hậu ôn đới lục địa với thực vật chủ yếu là rừng tai-ga. Các sông lớn như: Lê-na (Lena), I-ê-nit-xây (Yenisei), Ô-bi.... chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng mùa đông, lũ vào mùa xuân. Bai-can là hồ nước ngọt lớn và sâu nhất thế giới.

Bắc Á có nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm: sắt, thiếc, đồng, than đá, dầu mỏ.....

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Trung Á: Ca-dắc-xtan (Kazakhstan), U-dơ-bê-ki-xtan (Uzbekistan), Tát-gi-ki-xtan (Tajikistan),Tuốc-mê-ni-xtan (Turkmenistan),Cư-rơ-gư-xtan (Kyrgyzstan).

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Á?

Câu 2 (4 điểm). Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Bắc Á?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Tây Á có ba khu vực địa hình chính: các sơn nguyên ở bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và miền núi cao.

Khí hậu Tây Á chủ yếu là cận nhiệt địa trung hải ở phía bắc và nhiệt đới khô ở phía nam nên khô hạn và nóng; hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích. Trên các vùng núi cao (từ 1.000 m trở lên) phát triển rừng thưa và cây bụi do khí hậu dịu mát hơn.

Hai sông lớn trong khu vực là Tigro (Tigris) và Ơ-phrát (Euphrates). Biến Chết là hồ nước mặn nổi tiếng trên thế giới, nằm dưới mực nước biến 427 m.

Khoáng sản quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, tập trung chủ yếu ở vịnh Péc-xich (Persian). Các khoáng sản khác có đồng, sắt, than đá,...

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Bắc Á: Phần lãnh thổ châu Á của Liên bang Nga.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khu vực nào ở châu Á không tiếp giáp với đại dương?

  1. Bắc Á.
  2. Tây Nam Á.
  3. Trung Á.
  4. Nam Á.

Câu 2. Trên phần đất liền của Đông Nam Á, các dạng địa hình chủ yếu là

  1. Núi cao, cao nguyên và đồng bằng.
  2. Đồng bằng.
  3. Cao nguyên và đồng bằng.
  4. Núi trung bình, núi thấp, cao nguyên và đồng bằng.

Câu 3. Khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nào?

  1. Nhiệt đới
  2. Xích đạo
  3. Nhiệt đới gió mùa
  4. Ôn đới

Câu 4. Khí hậu chủ yếu của Tây Á là

  1. khí hậu gió mùa.
  2. khí hậu hải dương.
  3. khí hậu lục địa.
  4. khí hậu xích đạo.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hiện nay, châu Á có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? Trên bản đồ chính trị, châu Á được chia thành mấy khu vực, là những khu vực nào?

Câu 2 (2 điểm): Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Nam Á?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Hiện nay, châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau.

Trên bản đồ chính trị, châu Á được chia thành 5 khu vực, đó là: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á và Tây Á.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Nam Á: Ấn Độ, Pakistan (Pakistan), I-ran (Iran), Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan), Nê-pan (Nepal), Bu-tan (Bhutan), Băng-la-đét (Bangladesh), Xri Lan-ca (Sri Lanka), Man-đi-vơ (Maldives).

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính?

  1. Ba.
  2. Bốn.
  3. Năm.
  4. Sáu.

Câu 2. Trên phần đất liền của Đông Nam Á, hướng địa hình chủ yếu là hướng

  1. Bắc - Nam.
  2. Bắc - Nam và Đông - Tây.
  3. Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam.
  4. Bắc - Nam và Đông Bắc - Tây Nam.

Câu 3. Các nước ở Tây Á có khí hậu

  1. Cận nhiệt địa trung hải, cảnh quan chủ yếu là rừng lá cứng.
  2. Ôn đới lục địa, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên.
  3. Nhiệt đới gió mùa, cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng.
  4. Rất khô hạn và nóng, cảnh quan phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 4. Hướng nghiêng chung nào của địa hình khu vực Nam Á?

  1. Hướng Tây - Đông.
  2. Hướng vòng cung.
  3. Hướng Tây Bắc - Đông Nam.
  4. Hướng Tây Bắc.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Á?

Câu 2 (2 điểm): Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Đông Á?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia ở châu Á rất khác nhau, có nước phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Xin-ga-po,.... và các nước đang phát triển. Trong những năm gần dây, tình hình kinh tế - xã hội của nhiều nước châu Á đang có chuyển biến tích cực.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á: Mông Cổ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản.

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay