Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 cánh diều Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 cánh diều Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ VÀ ORBITAL NGUYÊN TỬ
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, các electron được sắp xếp vào các lớp electron. Kí hiệu của các lớp thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt là
- A, B, C, D;
- V, X, Y, Z,
- K, L, M, N
- M, N, O, P
Câu 2: Số electron tối đa ở lớp thứ n (n ≤ 4) là
- 2n2
- n2
- 2n
- n
Câu 3: Lớp M có tối đa số electron là
- 2
- 18
- 8
- 32
Câu 4: Cho các phát biểu khi nói về mô hình Rutherford – Bohr:
(1) Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt trời.
(2) Electron không chuyển động theo quỹ đạo xác định mà trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân.
(3) Electron không bị hút vào hạt nhân do còn chịu tác dụng của lực quán tính li tâm.
Phát biểu đúng là:
- (1)
- (1), (3)
- (2), (3)
- (2)
Câu 5: Nguyên tử Li (Z = 3) có 2 electron ở lớp K và 1 electron ở lớp L. Theo mô hình Rutherford – Bohr, so sánh năng lượng của electron giữa hai lớp đúng là
- Năng lượng của electron ở lớp K thấp hơn năng lượng của electron ở lớp L;
- Năng lượng của electron ở lớp K bằng năng lượng của electron ở lớp L;
- Năng lượng của electron ở lớp K cao hơn năng lượng của electron ở lớp L;
- Cả A, B và C đều sai.
Câu 6: Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số tám nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống hệt nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm?
- 80%;
- 45%;
- 90%.
- 40%;
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mô hình Rutherford – Bohr?
- Electron trên lớp K có năng lượng cao hơn trên lớp L
- Electron trên lớp M có năng lượng cao hơn trên lớp K
- Electron ở lớp K gần hạt nhân hơn so với electron ở lớp L
- Electron ở lớp M xa hạt nhân hơn so với electron ở lớp L
Câu 8: Trong cấu hình electron của nguyên tử R có electron ngoài cùng được biểu diễn bằng 4 số lượng tử: n = 3, l = 1, m = 0, ms = 1/2 . Nguyên tử R có tên là:
- Clo
- Brom
- Photpho
- Nhôm
Câu 9: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 10: Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là:
- 16
- 14
- 6
- 8
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
A |
B |
B |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
A |
A |
C |
A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phát biểu đúng khi nói về mô hình nguyên tử hiện đại là
- Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt trời.
- Electron chuyển động rất nhanh, không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thấy giống nhau.
- Electron chuyển động rất nhanh, theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thấy khác nhau.
- Electron chuyển động rất nhanh, không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thấy khác nhau.
Câu 2: Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử là:
- Electron chuyển động xung quanh hạt nhân (mô hình Rutherford – Bohr) và electron chỉ chuyển động ở một khu vực nhất định bên ngoài hạt nhân (mô hình hiện đại);
- Electron chuyển động theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt trời (mô hình hiện đại) và electron chuyển động không theo quỹ đạo xác định (mô hình Rutherford – Bohr);
- Electron chuyển động theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt trời (mô hình hiện đại) và electron chuyển động không theo quỹ đạo xác định (mô hình Rutherford – Bohr);
- Electron chuyển động (mô hình Rutherford – Bohr) và electron không chuyển động (mô hình hiện đại);
Câu 3: Theo mô hình Rutherford – Bohr: Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ
- năng lượng của các electron tăng dần;
- năng lượng của các electron giảm dần;
- năng lượng của các electron không đổi;
- khối lượng của các electron tăng dần;
Câu 4: Theo mô hình Rutherford – Bohr, khi electron của nguyên tử H hấp thụ một năng lượng phù hợp thì.
- electron đó sẽ tiến gần hạt nhân hơn;
- electron dừng chuyển động;
- electron vẫn chuyển động theo quỹ đạo cũ, không thay đổi.
- electron đó sẽ chuyển ra xa hạt nhân hơn;
Câu 5: Nguyên tử F có 9 electron. Theo mô hình Rutherford – Bohr, tỉ lệ số lượng electron trên lớp thứ hai so với số lượng electron trên lớp thứ nhất là
- 2 : 12
- 7 : 2
- 5 : 3
- 2 : 7
Câu 6: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong mô tả sau đây về mô hình hành tinh nguyên tử theo Rutherford – Bohr.
Khối lượng nguyên tử tập trung ở ...(1)... Electron quay xung quanh hạt nhân theo những ...(2)... xác định. Electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng ...(3)... Khi nguyên tử hấp thụ năng lượng phù hợp, electron sẽ chuyển ...(4)... hạt nhân hơn.
- hạt nhân - nguyên tử - thấp - tới gần
- hạt nhân - quỹ đạo – cao – ra xa
- nguyên tử - quỹ đạo – thấp – ra xa
- Đáp án khác
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là
- 1+
- 4+
- 2+
- 3+
Câu 8: Nguyên tố X có Z = 17. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp
- K
- M
- L
- N
Câu 9: Fluorine là nguyên tố hóa học có mặt trong nhiều hợp chất được ứng dụng trong nha khoa, y tế. Nguyên tố F có 9 electron. Hãy đề xuất phương án sắp xếp những electron này vào 5 orbital nguyên tử. Cho biết số cặp electron ghép đôi và số lượng electron độc thân trong trường hợp đó.
- có 2 cặp electron ghép đôi và 1 electron độc thân
- có 4 cặp electron ghép đôi và 1 electron độc thân
- có 4 cặp electron ghép đôi và 2 electron độc thân
- có 4 cặp electron ghép đôi và không có electron độc thân
Câu 10: Cần ít nhất bao nhiêu orbital nguyên tử để chứa được: 2, 8, 18 electron?
- lần lượt là 2, 8 và 9.
- lần lượt là 1, 4 và 18.
- lần lượt là 1, 2 và 9.
- lần lượt là 1, 4 và 9.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
C |
A |
D |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
A |
B |
B |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Nguyên tố Ca có Z=29; viết cấu hình electron của Cu2+?
Câu 2 (6 điểm). Nguyên tử X có tổng số electron của phân lớp s là 7. Tổng số phân lớp electron của X là
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
2 điểm 2 điểm |
|
Câu 2 (6 điểm) |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3s. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3s và có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3.
- a) Hãy viết cấu hình electron của X và Y
- b) X và Y là kim loại hay phi kim
Câu 2 (4 điểm). Trạng thái cơ bản của orbital s có chứa electron của nguyên tử có số hiệu 20 là
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
a, Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3s và có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên Y có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p3. Số electron của Y là 13. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3, mà X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3s nên X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s2 b, Vì X có 2 electron ở lớp ngoài cùng nên X là kim loại Vì Y có 5 lớp electron lớp ngoài cùng nên Y là phi kim |
2 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
- Các (e) ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
- Các (e) ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất
- Các (e) ở lớp K có mức năng lượng cao nhất
- Các (e) ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất
Câu 2: Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện địa được mô tả
- Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử
- Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định tròn hay hình bầu dục
- Electron chuyển động cạnh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử
- Electron chuyển động rất chậm gần hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử
Câu 3: Nguyên tử O có 8 electron. Theo mô hình Rutherford – Bohr, nguyên tử O có số electron có cùng năng lượng ở lớp thứ nhất là
- 8
- 6
- 4
- 2
Câu 4: Theo mô hình nguyên tử hiện đại, xác suất tìm thấy electron lớn nhất là ở A. bên ngoài các orbital nguyên tử
- trong các orbital nguyên tử
- bên trong hạt nhân nguyên tử
- bất kì vị trí nào
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Orbital nguyên tử là gì?
Câu 2 (4 điểm). Nguyên tố X có tổng số eletron trên phân lớp p là 13 electron. X thuộc nguyên tố gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
D |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Là khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất. |
2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Cấu hình electron X: 1s22s22p63s23p63d104s24p1 Tổng số electron trên phân lớp p là 13 electron: 2p63p64p1 Electron cuối cùng điền vào phân lớp 4p1 nên X là nguyên tố p |
2 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vùng nào sau đây ứng với xác suất tìm thấy electron trong nguyên tử bằng 100%?
- Trong toàn bộ khoảng không gian xung quanh hạt nhân
- Trong các orbital nguyên tử
- Bên ngoài các orbital nguyên tử
- Ở bên trong hạt nhân
Câu 2: Số phát biểu đúng về mô hình nguyên tử hiện đại trong các phát biểu sau là ?
(1) Theo mô hình nguyên tử hiện đại, electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân.
(2) Tất cả các AO nguyên tử đều có hình dạng giống nhau.
(3) Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron.
(4) Các electron s chuyển động trong các AO có hình số tám nổi.
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 3: Nếu 5 electron được điền vào 3 AO thì số lượng electron độc thân là
- 0
- 5
- 2
- 1
Câu 4: Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây?
- Nguyên lí vững bền
- Nguyên lí Pauli
- Quy tắc Pauli
- Quy tắc Hund
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Nêu quy tắc Hund.
Câu 2 (4 điểm). Viết cấu hình của electron của nguyên tử chlorine (Z = 17). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn nguyên tử chlorine nhường hay nhận bao nhiêu eletron. chlorine thể hiện tính chất kim loại hay phi kim.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
A |
D |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d….. |
2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
2 điểm 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 4. Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử