Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 cánh diều Bài 14: Phản ứng hoá học và enthalpy
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 cánh diều Bài 14: Phản ứng hoá học và enthalpy. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ ENTHALPY
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Những phát biểu nào sau đây là đúng?
- Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
- Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.
- Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.
- Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,...) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào.
Câu 2: Những phát biểu nào sau đây là không đúng?
- Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc toả nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.
- Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng toả nhiệt.
- Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng toả nhiệt.
- Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
- Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol L-1(đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K.
- Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K.
- Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.
- Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 0°C.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng: Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền
- Là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.
- Là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.
- Được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
- Bằng 0.
Câu 5: Cho hai phản ứng cùng xảy ra ở điều kiện chuẩn:
(1) N2(g) + O2(g) → 2NO(g) (1)
(2) NO (g) + O2(g) → 2NO2 (g) (2)
Những phát biểu nào sau đây không đúng?
(a) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO là kJmol-1
(b) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 là (2) kJmol-1
(c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol N2 với 1 mol O2 tạo thành 2 mol NO là (1) kJmol-1
(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol khí NO với 0,5 mol khí O2 tạo thành 1 mol khí NO2 là (2) kJmol-1
(e) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 (g) là: (1) + (2) (kJmol-1)
- (b) và (c)
- (a), (b), (c)
- (b) và (e)
- (a), (d), (e)
Câu 6: Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?
- 2C(than chì) + O2(g) → 2CO(g)
- C(than chì) + O(g) → CO(g)
- C(than chì) + O2(g)→CO(g)
- CO(g) → C(than chì) + O(g).
Câu 7: Quá trình nào sau đây là thu nhiệt?
(1) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (hơi, ở 100oC)
(2) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (rắn, ở 0oC).
(3) CaCO3 (Đá vôi) →Nung CaO + CO2.
(4) Khí methane (CH4) cháy trong oxygen.
- (1) và (2)
- (1) và (3)
- (2) và (4)
- (3) và (4)
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1 gam C2H2(g) ở điều kiện chuẩn, thu được CO2(g) và H2O(l), giải phóng 49,98 kJ. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H2.
- 1299,48 kJ
- 823,92 kJ
- 392,56 kJ
- 1293,45 kJ
Câu 9: Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 1 mol CaO bằng cách nung CaCO3? Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
- 7,8 g
- 3,2 g.
- 2,8 g.
- 2,9 g.
Câu 10: Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
(a) Phản ứng tạo gỉ kim loại. (b) Phản ứng quang hợp.
(c) Phản ứng nhiệt phân. (d) Phản ứng đốt cháy.
- (a)
- (b)
- (a) và (d)
- (b) và (c)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
C |
A |
D |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
B |
A |
B |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
- Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.
- Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.
- Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.
- Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.
Câu 2: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng.
2H2(g) + O2 (g) → 2H2O (l) = - 571,68 kJ
Phản ứng trên là phản ứng
- thu nhiệt.
- toả nhiệt.
- không có sự thay đổi năng lượng.
- có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 3: ho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng:
N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g) = + 179,20 kJ
Phản ứng trên là phản ứng
- thu nhiệt.
- không có sự thay đổi năng lượng.
- toả nhiệt.
- có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.
Câu 4: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?
- Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C hay 298 K.
- Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298 K.
- Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C.
- Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 K.
Câu 5: Cho các phát biểu nào sau
(a) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc toả nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.
(b) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.
(c) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng toả nhiệt.
(d) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng toả nhiệt.
(e) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 6: Cho các quá trình sau:
(a) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (hơi, ở 100oC)
(b) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (rắn, ở 0oC).
(c) CaCO3 (Đá vôi) →Nung CaO + CO2.
(d) Khí methane (CH4) cháy trong oxygen.
Các quá trình tỏa nhiệt là
- (b), (d)
- (a), (b)
- (c), (d)
- (a), (d)
Câu 7: Cho các phản ứng sau và biến thiên enthalpy chuẩn
(a)2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O(I) + CO2(g) = + 20,33 kJ
(b) 4NH3(g) + 3O2(g) → 2N2(g) + 6H2O(l) = - 1531 kJ
Phản ứng nào tỏa nhiệt? Phản ứng nào thu nhiệt?
- Phản ứng (a) tỏa nhiệt, phản ứng (b) tỏa nhiệt.
- Phản ứng (a) tỏa nhiệt, phản ứng (b) thu nhiệt.
- Phản ứng (a) thu nhiệt, phản ứng (b) tỏa nhiệt.
- Phản ứng (a) thu nhiệt, phản ứng (b) thu nhiệt.
Câu 8: Cho 0,5 g bột iron vào bình 25 mL dung dịch CuSO4 0,2M ở 32°C. Khuấy đều dung dịch, quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 39°C. (Giả thiết nhiệt lượng của phản ứng toả ra được dung dịch hấp thụ hết, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K). Nhiệt của phản ứng là
- 214 (kJ).
- 221 (kJ).
- 127 (kJ).
- 147 (kJ).
Câu 9: Để làm nóng khẩu phần ăn, người ta dùng phản ứng giữa CaO và H2O
CaO (s) + H2O (l) → Ca(OH)2 (aq) ∆H = -105 kJ.
Cần cho m gam CaO vào 250g H2O để nâng nhiệt độ từ 20°C lên 80°C. Giá trị của m là
- 38,06 (g).
- 33,6 (g).
- 34,02 (g).
- 37,22 (g).
Câu 10: Nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí methane (CH4) là bao nhiêu, biết nhiệt tạo thành của các chất như sau:
Chất |
CH4 (k) |
CO2 (k) |
H2O (k) |
∆fH (kJ/mol) |
-75 |
- 392 |
- 286 |
- -666,75.103(kJ).
- -658,77.103(kJ).
- -666,75.10-3(kJ).
- -658,77.10-3(kJ).
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
D |
A |
D |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
C |
D |
B |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Xét phản ứng sau:
SO2 (g) + O2 (g) → SO3 (l)
Biết nhiệt tạo thành của SO2 là -296,8kJ/mol và của SO3 (l) là -441,0kJ/mol. Tính biến thiên của phản ứng ở điều kiện chuẩn.
Câu 2 (6 điểm). Xét phản ứng sau:
4 FeS2 (s) + 11O2(g)→ 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)
biết nhiệt tạo thành của FeS2 (s) là -177,9 kJ/mol và Fe2O3(s) là -825,5 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành của SO2 (g)
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
2 điểm 2 điểm |
|
Câu 2 (6 điểm) |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Dung dịch glucose C6H12O6 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/ml phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2(g) và H2O(l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là bao nhiêu?
Câu 2 (4 điểm). Xét phản ứng nhiệt hóa học sau:
NaOH (aq) + HCl (aq) → NaCl + H2O (l)
Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào cần để trung hòa hết 20g NaOH là bao nhiêu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm |
|
Câu 2 (4 điểm) |
1,5 điểm 1 điểm 1,5 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho các quá trình sau:
(a) Nước hóa rắn.
(b) Sự tiêu hóa thức ăn.
(c) Quá trình chạy của con người.
(d) Khí CH4 đốt ở trong lò.
Các quá trình tỏa nhiệt là
- a và b.
- a và c.
- b và c.
- a, c và d.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các phản ứng cháy đều thu nhiệt.
(b) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.
(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Số phát biểu sai là
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?
- Phản ứng nhiệt phân thuốc tím (KMnO4).
- Phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3.
- Phản ứng đốt cháy cồn (ethanol).
- Phản ứng nung NH4Cl(s)tạo ra NH3(g)và HCl(g).
Câu 4: Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.
Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là
- Cung cấp, giải phóng.
- Giải phóng, cung cấp.
- Cung cấp, cung cấp.
- Giải phóng, giải phóng.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Phương trình nhiệt hóa học là gì?
Câu 2 (4 điểm). Cho phản ứng sau: N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g), , thu được 1 mol NO từ phản ứng trên. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Tính lượng nhiệt đó.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
B |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Là phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm. |
2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của SO3 là -441,0 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của SO2 là
- -441,0 kJ/mol.
- -144,2 kJ/mol.
- -296,8 kJ/mol.
Câu 2: Cho biết biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện tiêu chuẩn:
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 là -393,5 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO là
- -110,5 kJ/mol.
- +110,5 kJ/mol.
- -141,5 kJ/mol.
- -221,0 kJ/mol.
Câu 3: Cho 1,5 g bột Mg (dư) vào 100 mL dung dịch HCl 1 M, sau khi phản ứng hoàn toàn, nhiệt độ dung dịch tăng lên 8,3°C. Biết nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/g.K, nhiệt lượng của phản ứng là
- 69,72 kJ.
- 63,31 kJ.
- 83,72 kJ.
- 79,69 kJ.
Câu 4: Một người thợ xây trong buổi sáng kéo được 500 kg vật liệu xây dựng lên tầng cao 10 m. Để bù vào năng lượng đã tiêu hao, người đó cần uống cốc nước hoà tan m g glucose. Biết nhiệt tạo thành của glucose (C6H12O6), CO2 và H2O lần lượt là –1 271, –393,5 và – 285,8 kJ/mol. Giá trị của m là
- 0,32.
- 0,62.
- 3,15.
- 3,12.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Thế nào là phản ứng thu nhiệt?
Câu 2 (4 điểm). Xét phản ứng sau:
C( graphit) + 2N2O (g) → CO2(g) + 2N2 (g)
biết nhiệt tạo thành của CO2 (g) là -393,5 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành của NO2.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
A |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt từ môi trường |
2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
2 điểm 2 điểm |
=> Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy