Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 13: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Liên kết hydrogen là loại liên kết hoá học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây

  1. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
  2. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
  3. F, O, N.... có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hoá trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động.
  4. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.

Câu 2: Tương tác van der Waals được hình thành do

  1. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử.
  2. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các phân tử.
  3. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
  4. Lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.

 

Câu 3: Chất nào sau đây có thế tạo liên kết hydrogen

  1. CH3OH.
  2. H2S.
  3. CH4.
  4. PF3.

 

Câu 4: Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen

  1. H2O.
  2. CH4.
  3. CH3OH.
  4. NH3.

Câu 5: Cho sự phân bố điện tích trong phân tử H2O dưới đây. Liên kết giữa hai phân tử H2O có thể được hình thành qua cặp nguyên tử

  1. O với O.
  2. O với H.
  3. H với H.
  4. O với S.

Câu 6: Nguyên tử H trong phân tử H2O không tạo được liên kết hydrogen với

  1. Nguyên tử O trong phân tử H2O.
  2. Nguyên tử F trong phân tử HF.
  3. Nguyên tử N trong phân tử NH3.
  4. Nguyên tử C trong phân tử CH4.

Câu 7: Những phát biểu đúng là

  1. Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
  2. Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
  3. Tương tác van der waals yếu hơn liên kết hydrogen.
  4. Tương tác van der waals mạnh hơn liên kết hydrogen.
  5. (2) và (4).
  6. (2) và (3).
  7. (1) và (3).
  8. (1) và (4).

Câu 8: Liên kết được biểu diễn bằng các đường nét đứt được minh họa như hình dưới đây có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết

  1. Liên kết hydrogen.
  2. Cộng hóa trị không phân cực.
  3. Liên kết cộng hóa trị có cực.
  4. Liên kết ion

Câu 9: Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 10: Giữa các phân tử C2H5OH

  1. Không tồn tại liên kết hydrogen.
  2. Tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C.
  3. Tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O.
  4. Tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

A

C

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những

  1. Phân tử.
  2. Hạt neutron.
  3. Hạt proton.
  4. Ion.

 

Câu 2: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, l2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

  1. Cl2.
  2. F2.
  3. Br2
  4. l2.

Câu 3: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, l2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

  1. Br2.
  2. Cl2.
  3. l2.
  4. F2.

 

Câu 4: Dãy chất nào sau đây xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần

  1. H2S, CH4, H2O.
  2. CH4, H2O, H2S.
  3. H2O, H2S, CH4.
  4. CH4, H2S, H2O.

 

Câu 5: Cho các khí hiếm sau: He, Ne, Ar, Kr, Xe. Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất lần lượt là

  1. Ar và Ne.
  2. He và Xe.
  3. Xe và He.
  4. He và K.

 

Câu 6: Cho các chất sau: C2H6; H2O; NH3; PF3; C2H5OH. Số chất tạo được liên kết hydrogen là

  1. 4.
  2. 2.
  3. 5.
  4. 3.

 

Câu 7: Giữa H2O và HF có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen

  1. 2.
  2. 4.
  3. 4.
  4. 5.

 

Câu 8: Nhiệt độ sôi của từng chất methane, ethane, propane và butane là một trong bốn nhiệt độ sau: 0°C; - 164°C; - 42°C và - 88 °C. Nhiệt độ sôi - 88 °C là của chất nào sau đây

  1. Methane.
  2. Propane.
  3. Butane.
  4. Ethane.

 

Câu 9: Cho các chất C2H6; CH3OH: CH3COOH. Số chất tạo được liên kết hydrogen 

  1. 3.
  2. 1.
  3. 2.
  4. 0.

 

Câu 10: Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do

  1. Tương tác hút tĩnh điện.
  2. Sự nhường – nhận electron.
  3. Sự góp chung electron.
  4. Tương tác ion.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

C

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

B

D

C

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Trong các khí hiếm sau: Ne, Rn, Ar, Kr, khí nào có nhiệt sôi thấp nhất? Giải thích.

Câu 2 (6 điểm). Cho dãy  các phân tử C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào có thể tạo liên kết hydrogen. Vì sao? Vẽ sơ đồ biểu diễn hydrogen giữa các phân tử đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Khí Ne

Nhiệt độ sôi và độ nóng chảy của khí hiếm tăng dần do số electron tăng dần nên lực Van der Waals tăng dần dẫn đến nhiệt độ sôi và nóng chảy tăng dần. Ne có khối lượng phân tử nhỏ nhất, số electron ít nhất nên nhiệt độ sôi thấp nhất

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Phân tử có thể tạo liên kết hydrogen: CH3OH, NH3

Sơ đồ 

2 điểm

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). So sánh nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ammonia (NH3) và methan (CH4). Giải thích.

Câu 2 (4 điểm). Vì sao không nên ướp lạnh các lon bia, nước giải khát,... trong ngăn đá của tủ lạnh?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Nguyên tử N có độ âm điện lớn nhưng phân tử NH3 phân cực. Vì vậy giữa các phân tử NH3 có liên kết hydrogen.

- Nguyên tử C có độ âm điện không chênh lệch với H lên CH4 không phân cực vì vậy giữa các phân tử CH4 không có liên kết hydrogen.

- Liên kết hydrogen làm cho nhiệt độ sôi và độ tan tăng nên nhiệt độ và độ tan trong nước của NH3 lớn hơn CH4.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Lúc nào có cấu trúc tinh thể phân tử với 4 phân tử H2O phân bố ở bốn đỉnh một tứ diện đều, bên trong là cấu trúc rỗng nên nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng.

- Vì vậy mà khi ướp lạnh các lon bia, nước giải khát,... trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ dễ bị méo, biến dạng thậm chí nổ các lon bia, nước giải khát.

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Liên kết hydrogen ảnh hưởng đến nước như thế nào

  1. Làm tăng nhiệt động đông đặc và nhiệt độ sôi của nước.
  2. Làm kết cấu lỏng của nước trở nên đặc hơn.
  3. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.
  4. Không ảnh hưởng gì.

 

Câu 2: Tương tác van der Waals làm tăng

  1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc của các chất.
  2. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất.
  3. Nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ sôi của các chất.
  4. Nhiệt độ bề mặt của các chất.

 

Câu 3: Hợp chất nào sau đây có liên kết hydrogen giữa các phân tử

  1. H2S.
  2. CH4.
  3. CH3– NH2.
  4. CH3Cl.

Câu 4: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng là

  1. Liên kết ion.
  2. Liên kết hydrogen.
  3. Liên kết cộng hóa trị không cực.
  4. Liên kết cộng hóa trị không cực.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Tương tác van der Waals được hình thành như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử : CH4, H2O, PH3, H2S.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Tương tác tĩnh điện lưỡng cực  - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Liên kết hydrogen hình giữa nguyên tử H (đã có liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn thường là F, O, N)

=> H2O có thể tham gia liên kết hydrogen lên phân tử

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hợp chất nào sau đây có liên kết hydrogen giữa các phân tử

  1. NH3.
  2. CH4.
  3. H3C – CH3.
  4. PH3.

 

Câu 2: Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là

  1. N, P, Si.
  2. N, O, F.
  3. O, F, I.
  4. F, O, Bo.

Câu 3: Đâu là ứng dụng của tương tác van der Waals

  1. Lụa.
  2. Băng dính, bang keo.
  3. Nhà hơi.
  4. Bóng bay.

 

Câu 4: Vì sao con tắc kè có thể di chuyển trên mặt kính trơn nhẵn, thẳng đứng?

  1. Vì lòng bàn chân của con tắc kè có các giác hút.
  2. Vì có sự bám hút (tương tác van der Waals) giữa bàn chân con tắc kè và mặt kính.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Tương tác van der Waals phụ thuộc vào yếu tố nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Hình thành giữa nguyên tử hydrogen linh động  với nguyên tử có độ âm điện lớn ( F, O, N,...) đồng thời có cặp electron có cặp hóa trị chưa liên kết.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Số lương electron hay proton trong nguyên tử

- Điểm tiếp xúc giữa các phân tử

2 điểm

2 điểm

=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác vander waals (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay