Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nội dung của định luật tuần hoàn là
- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của số khối.
- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của số khối.
Câu 2: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
- 1s22s22p6.
- 1s22s22p63s23p1.
- 1s22s22p63s2.
- 1s22s22p63s3.
Câu 3: Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể
- Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
- Viết được cấu hình electron của nguyên tử.
- Dự đoán được tính chất (tính kim loại, tính phi kim) của nguyên tố đó.
- Viết được công thức oxide, hydroxide tương ứng.
Câu 4: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron viết gọn của nguyên tử nguyên tố X là
- [Ar]3s23p3.
- [Ne]3s23p3.
- [Ne]3s5.
- [Ar]3s33p3.
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng là
- Basic oxide, lưỡng tính.
- Acidic oxide, acid.
- Basic oxide, base.
- Đều lưỡng tính.
Câu 6: Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Tính acid – base của oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng là
- MO3và MH2.
- M2O3 và MH3.
- M2O và MH2.
- M2O7và MH.
Câu 7: X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím. Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. Cách phân loại X, Y, Z nào sau đây là đúng
- X là kim loại; Y, Z là phi kim.
- X, Y là kim loại; Z là phi kim.
- X là phi kim; Y, Z là kim loại.
- X, Y là phi kim; Z là kim loại.
Câu 8: Một nguyên tử A có tổng số các hạt là 108. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24 hạt. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của A là
- A2O5.
- A2O3.
- A2O.
- AO2.
Câu 9: Một nguyên tử A có tổng số các hạt là 48. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Công thức hợp chất của A và hydrogen là
- RH4.
- RH3.
- RH2.
- RH.
Câu 10: Nguyên tử X có electron nằm ở phân mức năng lượng cao nhất là 3d và tạo với oxygen hợp chất oxide cao nhất là X2O3. Xác định cấu tạo phân lớp 4s và 3d của A
- 4s13d2.
- 4s13d5.
- 4s23d5.
- 4s23d1.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
C |
A |
B |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
C |
A |
C |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chromium được sử dụng nhiều trong luyện kim để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt. Nguyên tử chromium có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d54s1. Vị trí của chromium trong bảng tuần hoàn là
- Ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.
- Ô số 27, chu kì 4, nhóm IB.
- Ô số 24, chu kì 3, nhóm VB.
- Ô số 17, chu kì 4, nhóm IA.
Câu 2: Nguyên tử sắt có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d64s2. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn là
- Ô số 18, chu kì 4, nhóm VIIIA.
- Ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
- Ô số 18, chu kì 4, nhóm VIIIB.
- Ô số 26, chu kì 4, nhóm IIB.
Câu 3: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau X (1s22s22p63s1), Y (1s22s22p63s2) và Z (1s22s22p63s23p1). Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là
- X, Y, Z.
- Y, Z, X.
- Z, Y, X.
- Y, X, Z.
Câu 4: Ba nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 7, 15, 33. Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là
- Y, X, Z.
- Z, X, Y.
- Z, Y, X.
- X, Y, Z.
Câu 5: Nguyên tố X nằm ở chu kì 4, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Nguyên tử của X có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng
- 12.
- 7.
- 5.
- 2.
Câu 6: Nguyên tố X nằm ở chu kì 4, nhóm VIB của bảng tuần hoàn. Nguyên tử của X có bao nhiêu electron thuộc phân lớp ngoài cùng
- 6.
- 4.
- 2.
- 1.
Câu 7: Nguyên tố R có số hiệu nguyên tử bằng 31, electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp
- s, d.
- s, p.
- s.
- d.
Câu 8: Cation X2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là
- Chu kì 3, nhóm VIA.
- Chu kì 3, nhóm VIIIB.
- Chu kì 4, nhóm IVB.
- Chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 9: Cation X3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là
- Ô 23, chu kì 4, nhóm VB.
- Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
- Ô 29, chu kì 4, nhóm IB.
- Ô 32, chu kì 4, nhóm IVA.
Câu 10: Anion Y- có phân lớp electron ngoài cùng là 4p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là
- Ô 35, chu kì 4, nhóm VIIIA.
- Ô 32, chu kì 4, nhóm IVA.
- Ô 37, chu kì 5, nhóm IA.
- Ô 38, chu kì 5, nhóm IIA.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
C |
D |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
B |
D |
B |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Cation R+ có cấu hình electron 1s12s22p63s23p6. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 2 (6 điểm). Oxide cao nhất của một nguyên tố r chưa 40% khối lượng R. Oxide này là sản phẩm trung gian để sản xuất sulfuric acid 5,88% hydrogen về khối lượng. Chất khí này có mùi trứng thôi, khi tiếp xúc với nồng độ rất cao có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong. Viết công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của R.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 R→ R+ + 1e => Cấu hình electron của R: 1s22s22p63s23p64s1 Vị trí của R: ô số 19, chu kì 4, nhóm IA |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Oxide cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5, là chất độc, khi rơi vào da sẽ làm da bị bỏng nặng. Hợp chất khí giữ R và hydrogen có chứa 17,65% hydrogen về khối lượng. Hợp chất này được sử dụng để trung hòa các thành phần acid của dầu thô , bảo vệ thiết bị không ị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí. Xác định nguyên tố R.
Câu 2 (4 điểm). Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có điện tích là 35+. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
|
Câu 2 (4 điểm) |
Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p63d104s24p5 Vị trí của X: - Ô nguyên tố số 15 - Chu kì 4 - Nhóm VIIA |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nguyên tố R có số hiệu nguyên tử bằng 28, phân loại R
- R là khí hiếm.
- R lưỡng tính.
- R là phi kim
- R là kim loại.
Câu 2: Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 11, 13, 19. Thứ tự tăng dần tính kim loại là
- X, Z, T, Y.
- Y, X, Z, T.
- X, Z, Y, T.
- X, Y, Z, T.
Câu 3: Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 7, 9, 15. Thứ tự giảm dần tính kim loại là
- X, Z, Y, T.
- Y, T, Z, X.
- Z, X, Y, T.
- X, Y, Z, T.
Câu 4: Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14, 17. Biết độ âm điện của T lớn hơn A, thứ tự giảm dần tính kim loại là
- Y, T, X, Z.
- X, Y, Z, T.
- Y, T, Z, X.
- Z, X, Y, T.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Nguyên tử Y thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Y có số hiệu nguyên tử là bao nhiêu?
Câu 2 (4 điểm). Nguyên tử R có cấu hình electron là [Ne]3s23p5.Viết công thức oxide cao nhất của R.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
C |
A |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p5 nên Z = 15 |
2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Vì R có 7 electron lớp ngoài cùng và là nguyên tố p nên R thuộc nhóm VIIA => Công thức oxide cao nhất của R là R2O7 |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một ion X3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Công thức hydroxide tương ứng với oxide có hóa trị cao nhất của X là
- X(OH)4.
- X(OH)7.
- X(OH)3.
- X(OH)5.
Câu 2: Nguyên tố R có oxide cao nhất là RO2. Trong hợp chất khí với hydrogen chứa 75% khối lượng R. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là
- Ô 14
- Ô 7
- Ô 6.
- Ô 16.
Câu 3: Hợp chất với hydrogen của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxygen trong oxide cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là
- 52.
- 14.
- 32.
- 31.
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hydrogen, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxide cao nhất là
- 27,27%.
- 40%.
- 60%.
- 80%.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Từ cấu hình electron của nguyên tử, ta có thể suy ra điều gì?
Câu 2 (4 điểm). Nguyên tử của nguyên tố M đuộc tạo bởi anion M2- có cấu tạo electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất có hóa trị cao nhất với oxygen.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
C |
D |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Từ cấu hình ta có thể biết được: tính kim loại hay phi kim của một nguyên tố; vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và hóa trị cao nhất của chúng với oxygen. |
2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |