Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: BIẾN THIÊN ENTHALPY TRONG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?

  1. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3.
  2. Phản ứng phân hủy khí NH3.
  3. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể.
  4. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

  1. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2..
  2. Phản ứng giữa H2và O2trong hỗn hợp khí..
  3. Phản ứng giữa Zn và dụng dịch H2SO4.
  4. Phản ứng đốt cháy cồn.

 

Câu 3: Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điển kiện chuẩn sau:

2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)

Biết NO2 và N2O4 có tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng

  1. Toả nhiệt, NO2bền vững hơn N2O4.
  2. Thu nhiệt, NO2bền vững hơn N2O4.
  3. Toả nhiệt, N2O4bền vững hơn NO2.
  4. Thu nhiệt, N2O4bền vững hơn NO2.

 

Câu 4: Nung KNO3 lên 550 °C xảy ra phản ứng:

Phản ứng nhiệt phân KNO3 là

  1. Toả nhiệt, có ∆H < 0.
  2. Thu nhiệt, có ∆H > 0.
  3. Toả nhiệt, có ∆H > 0.
  4. Thu nhiệt, có ∆H < 0.

Câu 5: Tiến hành quá trình ozone hoá 100g oxi theo phản ứng sau:

3O2(g) (oxygen) →   2O3(g) (ozone)

Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành  của ozone (kJ/mol) có giá trị là

  1. 142,4.
  2. 284,8.
  3. -142,2.
  4. -284,8.

Câu 6: Cho phản ứng hydrogen hoá ethylene sau:

H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C - CH3(g)

Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

C=C

C2H4

612

C – C

C2H6

346

C – H

C2H4

418

C – H

C2H6

418

H – H

H2

436

Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là

  1. 478.
  2. 134.
  3. -134.
  4. 284.

Câu 7: Cho phương trình phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) —› 2H2O(l) ∆H=-572 kJ

Khi cho 2g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32g khí O2 thì phản ứng

  1. Tỏa ra nhiệt lượng 286 kJ.
  2. Thu vào nhiệt lượng 286 kJ..
  3. Tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ..
  4. Thu vào nhiệt lượng 572 kJ.

Câu 8: Phản ứng giữa khí nitrogen và oxygen chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao (3000 °C) hoặc nhờ tia lửa điện:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

Bằng kiến thức về năng lượng liên kết trong phân tử các chất, hãy giải thích vì sao phản ứng trên khó xảy ra

  1. Do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng rất âm và sản phẩm rất dương nên phản ứng khó xảy ra..
  2. do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng bằn với sản phẩm nên phản ứng khó xảy ra..
  3. Do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng rất nhỏ  so với sản phẩm nên phản ứng khó xảy ra..
  4. Do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng rất lớn (so với sản phẩm nên phản ứng khó xảy ra.

Câu 9: Cho phản ứng nhiệt nhôm sau:

2 Al(s) + Fe2O3(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s)

Biết nhiệt tạo thành, nhiệt dung của các chất (nhiệt lượng cần cung cấp để 1 kg chất đó tăng lên 1 độ được cho trong bảng sau:

Chất

ΔfHo298(kJ/mol)

C (J/g.K)

Chất

ΔfHo298(kJ/mol)

C (J/g.K)

Al

0

Al2O3

-16,37

0,84

Fe2O3

-5,14

Fe

0

0,67

Giả thiết phản ứng xảy ra vừa đủ, hiệu suất 100% nhiệt độ ban đầu 25°C nhiệt lượng tỏa ra bị thất thoát ra ngoài môi trường là 50%. Tính nhiệt độ đạt được trong lò phản ứng nhiệt nhôm.

  1. 2934(K).
  2. 2636(K).
  3. 2934(oC).
  4. 2936(oC).

Câu 10: Cho phản ứng đốt cháy butane sau:

C4H10(g) + O2(g) → CO2(g) + H2O(g) 

Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau:

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

C - C

C4H10

346

C = O

CO2

799

C – H

C4H10

418

O – H

H2O

467

O = O

O2

495

Biến thiên enthalpy của phản ứng là

  1. +2626,5(kJ).
  2. -2626,5(kJ).
  3. +2726,5(kJ).
  4. -2726,5(kJ).

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

C

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

D

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:

2NaHCO3 (g) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (a)

4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s)                                 (b)

Khi ngừng đun nóng, phản ứng (a) đừng lại còn phản ứng (b) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ

  1. Phản ứng (a) toả nhiệt, phản ứng (b) thu nhiệt.
  2. Phản ứng (a) thu nhiệt, phân ứng (b) toả nhiệt.
  3. Cả 2 phản ứng đều toả nhiệt.
  4. Cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.

 

Câu 2: Phản ứng tỏa nhiệt là

  1. Phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
  2. Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
  3. Phản ứng không có sự giải phóng năng lượng.
  4. Phản ứng có .

Câu 3: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng

Phản ứng trên là phản ứng

  1. Tỏa nhiệt.
  2. Không có sự thay đổi năng lượng.
  3. Thu nhiệt.
  4. Có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.

 

Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

  1. Phản ứng xảy ra khi đốt than. 
  2. Phản ứng phân hủy đá vôi (CaCO3).
  3. Phản ứng đốt cháy khí hydrogen trong không khí.
  4. Phản ứng đốt cháy khí methane (CH4).

 

Câu 5: Cho các phương trình phân ứng sau, biết nhiệt sinh của NH3 bằng - 46 kJ/mol.

N2(g) + 3H2(g) →  2NH3(g) (a)

12N2(g) + 32H2(g) →  2NH3(g)  (b)

So sánh ∆H (a) và ∆H (b)

  1. ∆H (a) = ∆H (b).
  2. ∆H (a) = 2∆H (b).
  3. 2∆H (a) = ∆H (b).
  4. 2∆H (a) = 3∆H (b).

 

Câu 6: Cho phản ứng sau:

C(graphite) + O2(g) → CO2(g) 

(Biết nhiệt sinh (kJ/mol) của CO2 là - 393,5). Biến thiên enthalpy của phản ứng trên là

  1. -376,5 kJ/mol.
  2. -393,5 kJ/mol.
  3. -+393,5 kJ/mol.
  4. +376,5 kJ/mol..

 

Câu 7: Cho các phản ứng sau và biến thiên enthalpy chuẩn

(a)2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O(I) + CO2(g)   = + 20,33 kJ

(b) 4NH3(g) + 3O2(g) → 2N2(g) + 6H2O(l)  = - 1531 kJ

Phản ứng nào tỏa nhiệt? Phản ứng nào thu nhiệt?

  1. Phản ứng (a) tỏa nhiệt, phản ứng (b) tỏa nhiệt.
  2. Phản ứng (a) tỏa nhiệt, phản ứng (b) thu nhiệt.
  3. Phản ứng (a) thu nhiệt, phản ứng (b) tỏa nhiệt.
  4. Phản ứng (a) thu nhiệt, phản ứng (b) thu nhiệt.

 

Câu 8: Cho 0,5 g bột iron vào bình 25 mL dung dịch CuSO4 0,2M ở 32°C. Khuấy đều dung dịch, quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 39°C. (Giả thiết nhiệt lượng của phản ứng toả ra được dung dịch hấp thụ hết, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K). Nhiệt của phản ứng là

  1. 214 (kJ).
  2. 221 (kJ).
  3. 127 (kJ).
  4. 147 (kJ).

 

Câu 9: Để làm nóng khẩu phần ăn, người ta dùng phản ứng giữa CaO và H2O

CaO (s) + H2O (l) → Ca(OH)2 (aq)          ∆H = -105 kJ.

Cần cho m gam CaO vào 250g H2O để nâng nhiệt độ từ 20°C lên 80°C. Giá trị của m là

  1. 38,06 (g).
  2. 33,6 (g).
  3. 34,02 (g).
  4. 37,22 (g).

 

Câu 10: Nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí methane (CH4) là bao nhiêu, biết nhiệt tạo thành của các chất như sau: 

Chất

CH4 (k)

CO2 (k)

H2O (k)

fH (kJ/mol)

-75

- 392

- 286

  1. -666,75.103(kJ).
  2. -658,77.103(kJ).
  3. -666,75.10-3(kJ).
  4. -658,77.10-3(kJ).

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

C

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

D

B

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Xét phản ứng sau:

SO2 (g) + O2 (g) → SO3 (l)

Biết nhiệt tạo thành  của SO2 là -296,8kJ/mol và của SO3 (l) là -441,0kJ/mol. Tính biến thiên của phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Câu 2 (6 điểm). Xét phản ứng sau:

4 FeS2 (s) + 11O2(g)→ 2Fe2O3(s) + 8SO2(g) 

biết nhiệt tạo thành  của FeS2 (s) là -177,9 kJ/mol và Fe2O3(s) là -825,5 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành của SO2 (g)

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

2 điểm

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Dung dịch glucose C6H12O6 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/ml phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2(g) và H2O(l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là bao nhiêu?

Câu 2 (4 điểm). Xét phản ứng nhiệt hóa học sau:

NaOH (aq) + HCl (aq) → NaCl + H2O (l)

Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào cần để trung hòa hết 20g NaOH là bao nhiêu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

1,5 điểm

1 điểm

1,5 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các quá trình sau:

(a) Nước hóa rắn.

(b) Sự tiêu hóa thức ăn.

(c) Quá trình chạy của con người.

(d) Khí CH4 đốt ở trong lò.

Các quá trình tỏa nhiệt là

  1. a và b.
  2. a và c.
  3. b và c.
  4. a, c và d.

 

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các phản ứng cháy đều thu nhiệt.

(b) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.

(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Số phát biểu sai 

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

 

Câu 3: Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?

  1. 2C(than chì) + O2(g)→2CO(g).
  2. C(than chì)+ 1/2O2(g)→CO(g).
  3. C(than chì)+ O(g)→CO(g).
  4. C(than chì) + CO2(g)→2CO(g).

 

Câu 4: Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.

Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là

  1. Cung cấp, giải phóng.
  2. Giải phóng, cung cấp.
  3. Cung cấp, cung cấp.
  4. Giải phóng, giải phóng.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Phương trình nhiệt hóa học là gì?

Câu 2 (4 điểm). Cho phản ứng sau: N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g),  , thu được 1 mol NO từ phản ứng trên. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Tính lượng nhiệt đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Là phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của SO3 là -441,0 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của SO2 là

  1. -441,0 kJ/mol.
  2. -144,2 kJ/mol.
  3. -296,8 kJ/mol.

 

Câu 2: Cho biết biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện tiêu chuẩn:

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 là -393,5 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO là

  1. -110,5 kJ/mol.
  2. +110,5 kJ/mol.
  3. -141,5 kJ/mol.
  4. -221,0 kJ/mol.

Câu 3: Cho 1,5 g bột Mg (dư) vào 100 mL dung dịch HCl 1 M, sau khi phản ứng hoàn toàn, nhiệt độ dung dịch tăng lên 8,3°C. Biết nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/g.K, nhiệt lượng của phản ứng là

  1. 69,72 kJ.
  2. 63,31 kJ.
  3. 83,72 kJ.
  4. 79,69 kJ.

 

Câu 4: Một người thợ xây trong buổi sáng kéo được 500 kg vật liệu xây dựng lên tầng cao 10 m. Để bù vào năng lượng đã tiêu hao, người đó cần uống cốc nước hoà tan m g glucose. Biết nhiệt tạo thành của glucose (C6H12O6), CO2 và H2O lần lượt là –1 271, –393,5 và – 285,8 kJ/mol. Giá trị của m là

  1. 0,32.
  2. 0,62.
  3. 3,15.
  4. 3,12.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Thế nào là phản ứng thu nhiệt?

Câu 2 (4 điểm). Xét phản ứng sau:

C( graphit) + 2N2O (g) → CO2(g) + 2N2 (g)

 biết nhiệt tạo thành  của CO2 (g) là -393,5 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành của NO2.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt từ môi trường

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

2 điểm

2 điểm

=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 17: Enthalpy tạo thành và sự biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay