Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối Bài 19: Tốc độ phản ứng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức Bài 19: Tốc độ phản ứng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: BIẾN THIÊN ENTHALPY TRONG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau

H2 + Cl2 → 2HCl

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là

  1. .
  2. .
  3. .

Câu 2: Trong dung dịch phản ứng thuỷ phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau:

CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H+ H2O

Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Nồng độ acid tăng dần theo thời gian.
  2. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong binh phản ứng bằng 0.
  3. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.
  4. HCl chuyển hoá dần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.

 

Câu 3: Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3.

Tốc độ hấp thụ khí CO2 sẽ thay đổi như thế nào nếu thêm các HCl vào dung dịch

  1. Giảm.
  2. Tăng.
  3. Không thay đổi.
  4. Tăng sau đó giảm.

 

Câu 4: Sục khí CO2 vào bình chứa dung dịch Na2CO3. Nếu tăng áp suất, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

  1. Giảm.
  2. Tăng.
  3. Không thay đổi.
  4. Tăng sau đó giảm.

Câu 5: Khi để ở nhiệt độ 30°C, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản ở 0°C (trong tủ lạnh), quả táo đó bị hư sau 24 ngày. Hệ số nhiệt độ của phản ứng xảy ra khi quả táo bị hư là

  1. 3.
  2. 2.
  3. 1.
  4. 4.

Câu 6: Khi để ở nhiệt độ 30°C, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản ở 0°C (trong tủ lạnh), quả táo đó bị hư sau 24 ngày. Nếu bảo quản ở 20°C, quả táo sẽ bị hư sau bao nhiêu ngày?

  1. 2 ngày.
  2. 3 ngày.
  3. 6 ngày.
  4. 7 ngày.

Câu 7: Cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng 

(1) Để phản ứng hoả học xảy ra, các hạt (phân tử, nguyên tử, ion) của chất phản ứng phải va chạm với nhau.

(2) Khi áp suất khi CO tăng, tốc độ phản ứng 4CO + Fe3O4 → 4CO2 + 3Fe tăng lên.

(3) Khi tăng nhiệt độ lên 10°C, tốc độ của các phản ứng hoá học đều tăng gấp đôi.

(4) Nếu năng lượng va chạm giữa hai phân tử chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng hoạt hoá thì sẽ gây ra phản ứng hoá học.

(5) Phản ứng có năng lượng hoạt hoá càng thấp thì xảy ra càng nhanh

  1. 5.
  2. 4.
  3. 3.
  4. 2.

Câu 8: Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau:

4NH3 +5O2 → 4NO + 6H2O

Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (binh kín) 560 mL khí NH3 và 672 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 g nước tạo thành.

Tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h là

  1. 2,6.10-3(mol/h).
  2. 2,6.103(mol/h).
  3. 1,6.103(mol/h).
  4. 1,6.10-3(mol/h).

Câu 9: Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau:

4NH3 +5O2 → 4NO + 6H2O

Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (binh kín) 560 mL khí NH3 và 672 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 g nước tạo thành.

Số mol NH3 sau 2,5 giờ là

  1. 9.10-3mol.
  2. 9.103mol.
  3. 7.10-2mol.
  4. 7.10-3mol.

Câu 10: Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau:

4NH3 +5O2 → 4NO + 6H2O

Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (binh kín) 560 mL khí NH3 và 672 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 g nước tạo thành.

Số mol O2 sau 2,5 giờ là

  1. 0,08 mol.
  2. 0,01 mol.
  3. 0,12 mol.
  4. 0,13 mol.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

D

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các phản ứng hoá học sau

  1. a) Fe3O4(s) + 4CO (g) → 3Fe (s) + 4CO(g)
  2. b) 2NO2(g) → N2O4(g)
  3. c) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl (g)
  4. d) CaO (s) + SiO2(s) → CaSiO3(s)
  5. e) CaO (s) + CO2(g) → CaCO3(s)
  6. g) 2KI (aq) + H2O2(aq) → I2(s) + 2KOH (aq)

Tốc độ những phản ứng nào ở trên thay đổi khi áp suất thay đổi?

  1. a, b, c, e.
  2. a, c, e, g.
  3. b, d, e, g.
  4. a, b, d, e.

 

Câu 2: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Khi H2thoát ra nhanh hơn.
  2. Bột Fe tan nhanh hơn.
  3. Lượng muối thu được nhiều hơn.
  4. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn. 

Câu 3: Cho phản ứng hoá học xảy ra trong pha khí sau:

N2 + 3H2 → 2NH3

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Khi nhiệt độ phản ứng tăng lên,

  1. tốc độ chuyển động của phân tử chất đầu (N2, H2) tăng lên.
  2. tốc độ va chạm giữa phân tử N2và H2 tăng lên.
  3. số va chạm hiệu quả tăng lên.
  4. tốc độ chuyển động của phân tử chất sản phẩm (NH3) giảm.

 

Câu 4: Cho phản ứng hoá học sau

Zn (s) + H2SO4 (aq) → ZnSO4 (aq) + H2 (g)

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  1. Diện tích bề mặt zinc.
  2. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
  3. Nhiệt độ của dung dịch sulfuric acid.
  4. Thể tích dung dịch sulfuric acid.

 

Câu 5: Ở 225°C, khí NO2 và O2 có phản ứng sau

2NO + O2 → 2NO2.

Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng:

Tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ NO lên 2 lần

  1. Giảm 2 lần.
  2. Giảm 4 lần.
  3. Tăng 4 lần.
  4. Tăng 2 lần.

 

Câu 6: Ở 225°C, khí NO2 và O2 có phản ứng sau

2NO + O2 → 2NO2.

Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng:

Tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu giảm nồng độ O2 đi 3 lần

  1. Tăng 3 lần.
  2. Giảm 3 lần.
  3. Tăng 4 lần.
  4. Giảm 4 lần.

 

Câu 7: Ở 225°C, khí NO2 và O2 có phản ứng sau

2NO + O2 → 2NO2.

Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng:

Tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ NO2 đi 2 lần

  1. Tăng 2 lần.
  2. Không thay đổi.
  3. Giảm 3 lần.
  4. Tăng 4 lần.

 

Câu 8: Thực hiện phản ứng sau CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO + H2O

Theo dõi thể tích CO2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). 

 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

  1. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0.
  2. Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian.
  3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 mL/s.
  4. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau.

 

Câu 9: Thực hiện phản ứng sau:

H2SO4 + Na2S2O3 → Na2SO4 + SO2 + S + H2O

Theo dõi thể tích SO2 thoát ra theo thời gian, ta có bảng sau (thể tích khi được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). 

Thời gian (s)

0

10

20

30

40

50

60

70

Thể tích SO2 (mL)

0,0

12,5

20,0

26,5

31,0

32,5

33

33

Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng: từ 0 ÷ 10 giây là

  1. 1,80 (mL/s).
  2. 1,25 (mL/s).
  3. 1,42 (mL/s).
  4. 1,22 (mL/s).

 

Câu 10: Xét phản ứng sau

2ClO2 + 2NaOH  → NaClO3 + NaClO2 + H2O

Tốc độ phản ứng được viết như sau

Thực hiện phản ứng với những nồng độ chất đầu khác nhau và đo tốc độ phản ứng tương ứng thu được kết quả trong bảng sau

STT

Nồng độ CIO2 (M)

Nồng độ NaOH (M)

Tốc độ phản ứng (mol / (L.s))

1

0,01

0,01

2.10−4

2

0,02

0,01

8.10−4

3

0,01

0,02

4.10−4

Giá trị x và y trong biểu thức tốc độ phản ứng là 

  1. x = 2, y = 1.
  2. x = 1, y = 2.
  3. x = 2, y = 2.
  4. x = 1, y = 1.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

D

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

D

B

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Xét chất phản ứng: 2CO(g) → CO2(g) + C(s) 

Để tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần thì nồng độ khí CO2 thay đổi như thế nào?

Câu 2 (6 điểm). Một phản ứng hóa học xảy ra ở 30 độ C khi nhiệt độ thêm 10 độ C tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Để tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Ta có công thức

2 điểm

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Một phản ứng hóa học xảy ra theo phương trình:

A + B → C 

Nồng độ ban đầu của chất A là 0,8M, chất B là 1M. Sau 20 phút nồng độ chất A giảm xuống còn 0,78M 

Tính nồng độ mol của chất B sau 20 phút. 

Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian nói trên.

Câu 2 (4 điểm). Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C, tại thời điểm t2 với (t2 > t1) nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào? 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các phản ứng hoá học sau

(a) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(b) 3Fe +2O2 → Fe3O4

(c) 4K + O2 → 2K2O

(d) CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

Ở điều kiện thường, phản ứng nào xảy ra nhanh

  1. (a), (b).
  2. (a), (b), (c).
  3. (b), (d).
  4. (b), (c), (d).

 

Câu 2: Thả 1 mảnh magnesium có khối lượng 0,1 g vào dung dịch HCl loãng. Sau 5 giây thấy mảnh magnesium tan hết. Tốc độ trung bình của phản ứng hoà tan magnesium là

  1. 0,04 g/s.
  2. 0,01 g/s.
  3. 0,03 g/s.
  4. 0,02 g/s.

 

Câu 3: Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là

  1. 0,5 mol.
  2. 1,5 mol.
  3. 3,0 mol.
  4. 4,5 mol.

 

Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta đo được tốc độ trung bình của phản ứng của zinc (dạng bột) với dung dịch H2SO4 0,005 mol/s. 

 Nếu ban đầu cho 0,4 mol zinc (dạng bột) vào dung dịch H2SO4 ở trên thì sau bao lâu còn lại 0,05 mol zinc. 

  1. 59 (s).
  2. 70 (s).
  3. 38 (s).
  4. 78(s).
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Để kiểm soát tốc độ phản ứng ta cần phải làm như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Khi tăng nhiệt độ thêm 10°C tốc độ phản ứng tăng 4 lần. Nếu giảm nhiệt độ phản ứng từ 70°C - 40°C thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Ta cần kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc và chất xúc tác

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

2 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thực hiện phản ứng:

2ICl + H2 → I2 + 2HCl

Nồng độ đầu của ICl và H2 được lấy đúng theo tỉ lệ hợp thức. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau:

Cho biết các đường (a) tương ứng với sự biến đổi nồng độ chất nào trong phương trình phản ứng trên. 

  1. HCl.
  2. I2.
  3. ICl.
  4. H2.

 

Câu 2: Phosgen (COCl2) là một chất độc hoá học được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Phản ứng tổng hợp phosgen như sau:

CO + Cl2 → COCl

Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: v = k.CCO.C3/2Cl2

Tốc độ phản ứng thay đổi như nào nếu giảm nồng độ Cl2 xuống 4 lần

  1. Tăng 8 lần.
  2. Giảm 8 lần.
  3. Tăng 4 lần.
  4. Giảm 4 lần.

Câu 3: Phản ứng phân huỷ ethyl iodide trong pha khis xảy ra như sau:

C2H5I → C2H4 + HI

Ở 127°C, hằng số tốc độ của phản ứng là 1,60 10−7s−1; ở 227°C là 4,25.10−4s−1

Hệ số nhiệt độ của phản ứng trên là

  1. 4,5.
  2. 3,4.
  3. 1,2.
  4. 2,2.

 

Câu 4: Phản ứng phân huỷ ethyl iodide trong pha khí xảy ra như sau:

C2H5I → C2H4 + HI

Ở 127°C, hằng số tốc độ của phản ứng là 1,60 10−7s−1; ở 227°C là 4,25.10−4s−1

Hằng số tốc độ của phản ứng ở 167°C là

  1. 3,75.10-6.
  2. 1,35.10-6.
  3. 0,83.10-4.
  4. 0,81.10-4.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Tốc độ của phản ứng hóa học là gì?

Câu 2 (4 điểm). Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2 

Nồng độ ban đầu của Br2 là a M, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-4 m/s. Tính giá trị của a.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

D

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Tốc độ phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

2 điểm

2 điểm

=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 19: Tốc độ phản ứng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay