Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG MỘT NHÓM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhóm A gồm các nguyên tố  

  1. Nguyên tố p và f.
  2. Nguyên tố p và d.   
  3. Nguyên tố s và p.
  4. Nguyên tố s và d.

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Nguyên tử của các nguyên tố cùng một nhóm A có (1)………… (electron hóa trị) bằng nhau, trừ (2)………... trong nhóm (3)……….”

  1. (1) số lớp electron; (2) He; (3) VIIA.
  2. (1) số electron lớp ngoài cùng; (2) Ne; (3) VIIA.
  3. (1) số electron lớp ngoài cùng; (2) He; (3) VIIIA. 
  4. (1) số electron phân lớp ngoài cùng; (2) Ne; (3) VIIIA.

Câu 3: Sau mỗi chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A được

  1. Lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn. 
  2. Thay đổi một cách ngẫu nhiên.
  3. Nhắc lại.
  4. Thêm một electron. 

 

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Sự biến đổi (1)………..  cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi (2)………… tăng dần là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về (3)………… của các nguyên tố.”

  1. (1) liên tục; (2) số lớp electron; (3) tính chất.
  2. (1) tuần hoàn; (2) điện tích hạt nhân; (3) tính chất.
  3. (1) tuần hoàn; (2) số lớp electron; (3) tính chất hóa học.
  4. (1) liên tục; (2) điện tích hạt nhân; (3) tính chất hóa học.

Câu 5: Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là

  1. Cl, F, Li, Be.
  2. F, Be, Li, Cl.
  3. Li, Be, F, Cl.
  4. Be, Li, F, Cl.

Câu 6: Cho các nguyên tố sau: Li (Z=3), O (Z=8), F (Z=9), Na (Z=11). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là

  1. F, Li, O, Na.
  2. Li, Na, O, F.
  3. F, Na, O, Li.
  4. F, O, Li, Na.

Câu 7: Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là

  1. Mg, K, Si, N.
  2. N, Si, Mg, K.
  3. K, Mg, Si, N
  4. K, Mg, N, Si.

Câu 8: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Số phát biểu không đúng là

  1. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.
  2. Thứ tự tăng dần độ âm điện là X, Y, Z.
  3. Các nguyên tố này đều là kim loại kiềm thổ.
  4. Các nguyên tố này thuộc cùng một nhóm.
  5. Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là X, Y, Z.
  6. 2.
  7. 3.
  8. 4.
  9. 5.

Câu 9: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 7, 13, 15. Số phát biểu không đúng là

  1. X, Y, Z thuộc cùng một chu kì.
  2. Thứ tự tăng dần độ âm điện là Y, Z, X.
  3. X, Y, Z có số thứ tự nhóm bằng nhau.
  4. Thứ tự tăng dần tính kim loại là X, Z, Y. 
  5. Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là X, Y, Z. 
  6. 1.
  7. 2.
  8. 3.
  9. 4.

Câu 10: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37. Số phát biểu đúng là

  1. Các nguyên tố này đều là kim loại nhóm IA.
  2. Thứ tự tăng dần tính kim loại là Y, X, Z.
  3. Các nguyên tố này có cùng số electron hóa trị.
  4. Thứ tự tăng dần độ âm điện là X, Y, Z.
  5. Các nguyên tố này có cùng số thứ tự nhóm. 
  6. 5.
  7. 4.
  8. 3.
  9. 2.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

A

C

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bán kính nguyên tử được xác định gần đúng bằng

  1. Một nửa khoảng cách trung bình giữa hai hạt nhân nguyên tử gần nhau nhất trong chất rắn đơn chất hoặc trong phân tử hai nguyên tử giống nhau.
  2. Khoảng cách trung bình giữa hai hạt nhân nguyên tử gần nhau nhất trong chất rắn đơn chất hoặc trong phân tử hai nguyên tử giống nhau.
  3. Khoảng cách trung bình từ hạt nhân đến các electron phân lớp ngoài cùng. 
  4. Khoảng cách trung bình từ hạt nhân đến các electron lớp ngoài cùng.

 

Câu 2: Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào

  1. Lực hút giữa hạt nhân với các electron phân lớp ngoài cùng.
  2. Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.
  3. Độ âm điện của nguyên tử.
  4. Số hiệu nguyên tử.

 

Câu 3: Bán kính nguyên tử và lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng có quan hệ như thế nào

  1. Với các nguyên tố nhóm A tỉ lệ nghịch, với các nguyên tố nhóm B tỉ lệ thuận. 
  2. Không ảnh hưởng lẫn nhau.
  3. Tỉ lệ nghịch.
  4. Tỉ lệ thuận.   

 

Câu 4: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử

  1. Xấp xỉ bằng nhau. 
  2. Biến đổi ngẫu nhiên.
  3. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. 
  4. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. 

 

Câu 5: Độ âm điện của các nguyên tố Mg, Al, B và N xếp theo chiều tăng dần là

  1. B < Mg < Al < N.
  2. Mg < Al < B < N
  3. Al < B < Mg < N.
  4. Mg < B < Al < N.

 

Câu 6: Độ âm điện của các nguyên tố F, Cl, Br và I xếp theo chiều giảm dần là

  1. I > Br > F > Cl.
  2. Cl > F > I > Br.
  3. I > Br > Cl > F.
  4. F > Cl > Br > I.

 

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính rất lớn. Phát biểu nào sau đây về X là đúng

  1. Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại.
  2. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại.
  3. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim.
  4. Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim.

 

Câu 8: Số phát biểu đúng là

  1. F là kim loại mạnh nhất.
  2. Li là kim loại có độ âm điện lớn nhất.
  3. He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.
  4. Be là kim loại yếu nhất trong nhóm IIA.
  5. 3.
  6. 1.
  7. 4.
  8. 2.

 

Câu 9: Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì. Số phát biểu đúng là 

  1. Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự R < Q < T.
  2. Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự R < Q < T.
  3. Tính phi kim tăng dần theo thứ tự R < Q < T.
  4. Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự R < Q < T.
  5. Độ âm điện tăng dần theo thứ tự R < Q < T.
  6. 3
  7. 4.
  8. 5.

 

Câu 10: Hai ion X+ và Y- đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar (Z=18). Số phát biểu đúng là

  1. Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 4. 
  2. Bán kính của ion Y-lớn hơn bán kính của ion X+.
  3. Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y.
  4. X ở chu kì 3 còn Y ở chu kì 4. 
  5. X có tính kim loại mạnh hơn Y. 
  6. 2.
  7. 3.
  8. 4.
  9. 5.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

C

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

B

D

B

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về bán kính nguyên tử của

  1. a) lithium (Z = 3) và potassium (Z = 19).
  2. b) calcium (Z = 20) và selenium (Z = 34).

Câu 2 (6 điểm). Trong bảng tuần hoàn, độ âm điện của nguyên tử và đơn chất biến đổi theo xu hướng nào trong một chu kì, trong một nhóm A? Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

a) Bán kính nguyên tử potassium lớn hơn bán kính nguyên tử lithium do Li và K thuộc nhóm IA, điện tích hạt nhân của potassium lớn hơn điện tích hạt nhân của lithium, nhưng Li có 2 lớp electron còn K có 4 lớp electron nên lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng của potassium nhỏ hơn.

b) Bán kính của calcium lớn hơn bán kính của selenium do Ca và Se cùng thuộc chu kì 4, lực hút giữa điện tích hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng của Ca nhỏ hơn so với Se

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng. Do khi số electron lớp ngoài cùng tăng, điện tích hạt nhân tăng thì lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng.

- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện giảm. Do khi số lớp electron tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm.

3 điểm

3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trong bảng tuần hoàn, tính kim loại và phi kim của nguyên tử và đơn chất biến đổi theo xu hướng nào trong một chu kì, trong một nhóm A? Vì sao?

Câu 2 (4 điểm). Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắp xếp các nguyên tố Ba, Mg, Ca, Sr theo thứ tự giảm dần tính kim loại.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.

- Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Dựa vào bảng tuần hoàn, ta nhận thấy 4 nguyên tố này thuộc nhóm IIA, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân Mg (Z = 12), Ca (Z = 20), Sr (Z = 38), Ba (Z = 56) thì tính kim loại tăng dần.

⇒ Thứ tự giảm dần tính kim loại là Ba, Sr, Ca, Mg.

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự tính phi kim tăng dần của các nguyên tố đó là

  1. Z < Y < X.
  2. X < Z < Y.
  3. Y < X < Z.
  4. Z < X < Y.

 

Câu 2: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần tính phi kim

  1. N, P, As, Bi.
  2. C, Si, Ge, Sn.
  3. Te, Se, S, O.
  4. F, Cl, Br, I.

 

Câu 3: Trong bảng tuần hoàn, hai nguyên tố X và Y có cùng số thứ tự nhóm. X thuộc nhóm A, Y thuộc nhóm B. Phát biểu nào dưới đây không đúng

  1. X và Y có tính chất hóa học tương tự nhau.
  2. X và Y có hóa trị cao nhất bằng nhau.
  3. X và Y có số electron lớp ngoài cùng khác nhau.
  4. Cấu hình electron của X và Y khác nhau.

 

Câu 4: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại

  1. Li, Be, Na, K.
  2. Mg, K, Rb, Cs.
  3. AL, Na, K, Ca.
  4. Mg, Na, Rb, Sr.

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Bán kính nguyên tử tăng và giảm do đâu?

Câu 2 (4 điểm). Nêu khái niệm tính kim loại, tính phi kim.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng. Bán kính giảm là do lực hút tăng và ngược lại bán kính tăng là do lực hút giảm.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để trở thành ion âm.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năng lượng tối thiểu cần thiết để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở thể khí, ở trạng thái cơ bản là khái niệm của

  1. Năng lượng ion hóa tối thiểu.
  2. Năng lượng cation hóa cơ bản.
  3. Năng lượng cation hóa tối thiểu.
  4. Năng lượng ion hóa thứ nhất.

 

Câu 2: Trong một chu kì, năng lượng ion hóa thứ nhất 

  1. Tỉ lệ nghịch với tính phi kim.
  2. Tỉ lệ nghịch với độ âm điện.
  3. Tỉ lệ thuận với bán kính nguyên tử.
  4. Có xu hướng tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. 

Câu 3: Trong một nhóm A, năng lượng ion hóa thứ nhất

  1. Có xu hướng tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  2. Tỉ lệ thuận với độ âm điện.
  3. Tỉ lệ thuận với bán kính nguyên tử.
  4. Tỉ lệ thuận với tính kim loại.

 

Câu 4: Cho các nguyên tố C (Z=6), Si (Z=14), Ca (Z=20), Co (Z=17). Thứ tự tăng dần tính kim loại là

  1. Si, C, Co, Ca.
  2. Ca, Co, C, Si.
  3. C, Si, Co, Ca.
  4. Co, Ca, Si, C.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Độ âm điện của một nguyên tử là gì?

Câu 2 (4 điểm). Bán kính nguyên tử có xu hướng biến đổi như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Độ âm điện của một nguyên tử (χ) là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố hóa học khi tạo thành liên kết hóa học.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Trong một nhóm, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

2 điểm

2 điểm

=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay