Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 22: HYDROGEN HALIDE. MUỐI HALIDE

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen mạnh?

  1. HCl.          
  2. HI.            
  3. HF.          
  4. HBr.

Câu 2: Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ở áp suất thường?

  1. HCl.            
  2. HBr.              
  3. HF.           
  4. HI.

 

Câu 3: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết biến đổi như thế nào?

  1. Tăng dần.           
  2. Giảm dần 
  3. Không đổi.           
  4. Tuần hoàn

 

Câu 4: Dung dịch hydrohalic acid nào sau đây có tính acid yếu?

  1. HF.        
  2. HBr.          
  3. HCl.          
  4. HI.

Câu 5: Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Tương tác van der Waals tăng dần.  
  2. Phân tử khối tăng dần.                       
  3. Độ bền liên kết giảm dần.
  4. Độ phân cực liên kết giảm dần.

Câu 6: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ phân cực của liên kết biến đổi như thế nào?

  1. Tuần hoàn             
  2. Tăng dần.           
  3. Giảm dần.             
  4. Không đổi.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(a) Muối iodized dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine.

(b) Chloramine – B được dùng phun khử khuẩn phòng dịch Covid – 19.

(c) Nước Javel được dùng để tẩy màu và sát trùng.

(d) Muối ăn là nguyên liệu sản xuất xút, chlorine, nước Javel.

Số phát biểu đúng là

  1. 1.          
  2. 2.             
  3. 3.               
  4. 4. 

Câu 8: Cho các dung dịch hydrofluoric acid, potassium iodide, sodium chloride, kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Khi dùng thuốc thử silicon dioxide và silver nitrate để nhận biết Y, Z thu được kết quả cho trong bảng sau: 

Chất thử

Thuốc thử

Hiện tượng

Y

silicon dioxide

silicon dioxide bị hoà tan

Z

silver nitrate

có kết tủa màu vàng

Các dung dịch ban đầu được kí hiệu tương ứng là

  1. Z, Y, X.         
  2. Y, X, Z.      
  3. Y, Z, X.        
  4. X, Z, Y. 

Câu 9: Cho từ từ đến hết 10 g dung dịch X gồm NaF 0,84% và NaCl 1,17%, vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m g kết tủa. Tính giá trị của m là

  1. 0,343 g.         
  2. 0,162 g.      
  3. 0,287 g.        
  4. 0,324 g. 

Câu 10: Để pha 500g nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước xúc miệng thì cần bao nhiêu gam muối ăn?

  1. 4,5 gam.
  2. 5,5 gam.
  3. 7,5 gam.
  4. 9,0 gam.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

B

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

C

C

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?

  1. HCl.       
  2. NaBr.         
  3. NaCl.        
  4. HF.

 

Câu 2: Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thu được các sản phẩm

  1. FeCl3và H2.          
  2. FeCl2và Cl2.
  3. FeCl3và Cl2.         
  4. FeCl2và H2.

Câu 3: Hydrohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện là 

  1. HBr.           
  2. HF.            
  3. HI.           
  4. HCl.

 

Câu 4: Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon là

  1. HF.          
  2. HCl.          
  3. HBr.            
  4. HI. 

 

Câu 5: Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?

  1. NaHCO3.   
  2. CaCO3.    
  3. NaOH      
  4. MnO2.

 

Câu 6: Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây?

  1. FeCO3           
  2. Fe.              
  3. Fe(OH)2.        
  4. Fe2O3

 

Câu 7: Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?

  1. Phenolphthalein.              
  2. Hồ tinh bột.
  3. Quỳ tím.                           
  4. Nước brom.

 

Câu 8: Cho X, Y là hai nguyên tố halogen có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp (ZX < ZY). Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước thu được dung dịch A. Cho từ từ A vào cốc đựng dung dịch AgNO3 dư, thu được 23,75 gam kết tủa. Biết cả NaX và NaY đều tạo kết tủa với AgNO3. Kí hiệu của hai nguyên tố X và Y lần lượt là

  1. F và Cl.
  2. Cl và Br.
  3. Br và I.
  4. Cl và I.

 

Câu 9: Hòa tan 10 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

  1. 11,1 gam
  2. 13,55 gam
  3. 12,2 gam
  4. 15,8 gam

 

Câu 10: Cho các phản ứng hóa học sau:

(a) I2 + NaCl

(b) NaBr + H2SO4 (đặc)

(c) NaF + AgNO3

(d) NaCl (rắn) + H2SO(đặc)

(e) KMnO4 + HCl

Số phản ứng hóa học xảy ra là? (Biết các điều kiện có đủ).

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

D

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

B

D

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Cho 1,2gam  iron tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng muối thu được.

Câu 2 (6 điểm). Cho 26,6 g hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 g dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4 g kết tủa. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của KCl và NaCl trong hỗn hợp đầu.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

1 điểm

2 điểm

1 điểm

Câu 2

(6 điểm)

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Cho 47,76 g hỗn hợp gồm NaX, NaY (X và Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 86,01 g kết tủa.

  1. Tìm công thức của NaX NaY.

b.Tính khối lượng mỗi muối.

Câu 2 (4 điểm). Cho 100ml dung dịch AgNO3 0,2 M tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

1 điểm

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

1 điểm

2 điểm

1 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là do xảy ra phản ứng hoá học nào sau đây?

  1. SiO2+ 4HF → SiF4+ 2H2O.
  2. NaOH + HF → NaF + H2O
  3. H2+ F2→ 2HF. 
  4. 2F2+ 2H2O → 4HF + O2.

 

Câu 2: Trong dãy hydrohalic acid, tử HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chính là

  1. tương tác van der Waals tăng dần.
  2. độ phân cực liên kết giảm dần.
  3. phân tử khối tăng dần.
  4. độ bền liên kết giảm dần.

 

Câu 3: Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?

  1. KBr.               
  2. KI.             
  3. NaCl.             
  4. NaBr. 

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
  2. NaCl rắn tác dụng với H2SO4đặc, nóng, thu được hydrogen chloride.
  3. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.
  4. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Giải thích vì sao Ag không tác dụng với HCl?

Câu 2 (4 điểm). Cho 3,6 gam Mg phản ứng hoàn toàn với acid HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc).Tính giá trị của V.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

C

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Vì Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không tác dụng với HCl.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

1 điểm

2 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt hai dung dịch NaF và NaCl?

  1. HCl.            
  2. HF.             
  3. AgNO3.          
  4. Br2.

 

Câu 2: Nhỏ từ từ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa dung dịch hydrochloride acid, ta thấy

  1. không có hiện tượng xảy ra
  2. xuất hiện kết tủa trắng
  3. xuất hiện kết tủa vàng nhạt
  4. xuất hiện kết tủa vàng

Câu 3: Nhỏ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa dung dịch muối sodium halide thì thấy không có hiện tượng xảy ra. Công thức của muối đó là

  1. NaCl
  2. NaF
  3. NaBr
  4. NaI

 

Câu 4: Xu hướng phân cực giảm từ HF đến HI là do

  1. khối lượng phân tử tăng dần từ HF đến HI
  2. bán kính nguyên tử halogen tăng dần từ F đến I
  3. tính oxi hóa giảm dần từ F2đến I2
  4. độ âm điện giảm dần từ F đến I
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Cho các chất sau: HF, HCl, HBr, HI. Chất nào có tính acid mạnh nhất.Giải thích.

Câu 2 (4 điểm). Nêu cách nhận biết 4 lọ dung dịch bị mất nhãn sau: HCl, KOH, Ca(NO3)2, BaCl2.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Chất có tính acid mạnh nhất là HI vì tính acid của hydrogen halide tăng dần theo thứ tự sau: HF < HCl < HBr < HI.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

2 điểm

2 điểm

=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 22: Hydrogen halide. Muối halide

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay