Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 chân trời Bài 14: một số lương thực, thực phẩm
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 chân trời Bài 14: một số lương thực, thực phẩm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực
- A. Ngô
- B. Khoai lang
- C. Sắn
- D. Táo
Câu 2. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là
- A. vật liệu.
- B. nguyên liệu.
- C. nhiên liệu.
- D. phế liệu.
Câu 3. Lương thực là:
- A. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất béo, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
- B. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất đạm, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
- C. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
- D. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn vitamin, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
Câu 4. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
- A. Cây lúa.
- B. Cây ngô.
- C. Cây lúa mì.
- D. Cây nho.
Câu 5. Thực phẩm là nhữnA.Gỗ.
- A. Là sản phẩm chứa chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (proteine) hoặc nước
- B. Là sản phẩm chỉ chứa chất bột (carbohydrate)
- C. Là sản phẩm chỉ chứa chất béo (lipid)
- D. Là sản phẩm chỉ chứa chất đạm (proteine) hoặc nước
Câu 6. Loại lương thực có trạng thái là củ, tính chất bùi và được ứng dụng làm thức ăn nuôi gia cầm, làm bột, chế biến các món ăn hàng ngày (bánh, sữa…) là ?
- A. Ngô
- B. Khoai lang
- C. Lúa mì
- D. Gạo
Câu 7. Chất nào không có trong thực phẩm
- A. Chất béo
- B. Chất đạm
- C. Oxygen
- D. Chất bộ
Câu 8. Đâu không phải tính chất của thực phẩm
- A. Đa dạng
- B. Dễ bị hỏng
- C. Không có hạn sử dụng
- D. Dễ bị biến đổi
Câu 9. Dấu hiệu nào sau đây cho biết một người bị ngộ độc sau khi ăn hay uống thực phẩm nhiễm độc?
- A. Đau bụng.
- B. Buồn nôn, nôn.
- C. Đi ngoài nhiều lần.
- D. Cả 3 dấu hiệu A, B, C.
Câu 10. Chất có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống là:
- A. Carbonhydrate.
- B. Vitamin.
- C. Chất đạm.
- D. Chất béo.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | B | C | D | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | C | D | D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
- A. Gạo.
- B. Rau xanh.
- C. Thịt.
- D. Gạo và rau xanh.
Câu 2. Nhận định nào sau đây, nói đúng về lương thực:
- A. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất đạm
- B. Lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein ( chất đạm), Lipid (chất béo), calcium, Phosphorus, các vitamine nhóm B (B1,B2…) và các khoáng chất.
- C. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn calcium, Phosphorus, các vitamine nhóm B (B1,B2…)
- D. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn Lipid (chất béo)
Câu 3. Mía là nguyên liệu chính để sản xuất?
- A.muối ăn
- B.nước mắm
- C.đường ăn
- D.dầu ăn
Câu 4. Thực phẩm nào dưới đây không phải là thực phẩm tự nhiên?
- A. rau xanh.
- B. trái cây
- C. cá.
- D. đá vôi.
Câu 5. Các loại lương thực cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
- A. Carbohydrate (chất đường, bột).
- B. Protein (chất đạm)
- C. Lipit (chất béo).
- D. Vitamin.
Câu 6. Tác nhân làm thực phẩm bị hỏng là:
- A. Vi khuẩn
- B. Nấm mốc
- C. Nấm trắng
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7. Ngũ cốc là tên gọi của năm loại thực vật nào:
- A. Gạo nếp, gạo tẻ, vừng, hạt rẻ, mì, mạch nha
- B. Gạo nếp, gạo tẻ, vừng, mì và các loại đậu
- C. Vừng, mì, mạch nha, hạt điều, hạt rẻ
- D. Vừng, mạch nha, hạt điều, hạt óc chó, hạt rẻ
Câu 8. Nhận xét nào dưới đây là đúng về lương thực?
- A. Lương thực là thức ăn chứa nhiều chất béo.
- B. Rau xanh là lương thực.
- C. Ngũ cốc là năm loại rau xanh.
- D. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.
Câu 9. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là
- A. Thực phẩm quá hạn sử dụng
- B. Thực phẩm nhiễm khuẩn
- C. Thực phẩm được chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh
- D. Các đáp án trên đều đúng
Câu 10. Khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải:
- A. Tự uống thật nhiều nước
- B. Ngồi yên xem tình hình thế nào
- C. Tự uống một số thuốc kháng sinh có sẵn
- D. Dừng ăn ngay thực phẩm đó và tới bệnh viện gần nhất.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | C | D | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | B | D | D | D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu vai trò của lương thực, thực phẩm.
Câu 2 ( 4 điểm). Nêu một số chất khoáng trong cơ thể người. Lấy ví dụ về hậu quả nếu thiếu chất khoáng và vitamin.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể - Đáp ứng nhu cầu sinh tồn cơ bản của con người, giúp duy trì cân bằng năng lượng và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết - Gợi nhớ truyền thống: Lương thực và thực phẩm cũng có vai trò văn hóa và xã hội. Chúng gắn kết con người với các truyền thống, gia đình và cộng đồng. Các món ăn đặc trưng và các mục lương thực đặc biệt thường được thể hiện trong các ngày lễ, lễ hội và các dịp đặc biệt. - Kích thích thị giác và vị giác: mang lại trải nghiệm hấp dẫn cho giác quan. - Tạo ra thu nhập và nền kinh tế: tạo ra công việc và thu nhập cho nhiều người trong ngành nuôi trồng, chế biến, phân phối và dịch vụ thực phẩm. - Quản lý tài nguyên: đòi hỏi quản lý tốt các tài nguyên như đất, nước, năng lượng và công nghệ. | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) | - Chất khoáng trong cơ thể người gồm calcium (canxi), phosphorus (photpho), iodine (iot), zinc (kẽm),... Chất khoáng vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ví dụ: Thiếu calcium, xương trở nên xốp, yếu; Thiếu iodine gây ra các bệnh về tuyến giáp (bướu cổ,...). - Cơ thể không tự tổng hợp được đa số vitamin mà phải lấy vào qua thức ăn. Nếu cơ thể thiếu vitamin sẽ dẫn tới nhiều rối loạn chuyển hoá. Ví dụ: thiếu vitamin A khiến cho mắt kém, thiếu vitamin D khiến xương và cơ thể sẽ kém phát triển,... | 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Tại sao cần ăn đa dạng thực phẩm?
Câu 2 ( 4 điểm). Trong các loại lương thực, thực phẩm sau, loại nào cần nấu chín trước khi ăn, loại nào không cần?
1. Quả dây tây 2. Củ khoai lang
3. Bắp ngô 4. Thịt trâu, bò, lợn, gà
5. Mật ong 6. Sữa bò
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Vì các loại thức ăn khác nhau cung cấp lượng năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau. Năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, cân nặng và chiều cao, công việc đòi hỏi vận động nhiều hay ít,... - Nếu ăn quá nhiều mà ít hoạt động thì thức ăn sẽ được dự trữ dưới dạng chất béo. Nếu ăn ít không đủ chất, cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng. - Một số chất cần cho cơ thể với lượng nhỏ (như chất khoáng, vitamin) nhưng rất quan trọng. | 2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) | - Loại thực phẩm cần nấu chín: 2, 3, 4 - Loại thực phẩm không cần nấu chín: 1, 5, 6 | 2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Các nguyên nhân khiến thực phẩm bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng)?
- A. Để lâu ngoài không khí.
- B. Trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau.
- C. Bảo quản thực phẩm không đúng cách.
- D. Cả 3 nguyên nhân: A, B, C.
Câu 2. Nhận định nào sai khi nói về thực phẩm:
- A. Thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể con người, động vật
- B. Thực phẩm chỉ là những thức ăn có nguồn gốc thực vật
- C. Thực phẩm là những thức ăn có nguồn gốc từ thực vât; động vật vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men.
- D. Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (proteine)
Câu 3. Các loại lương thực cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
- A. Carbohydrate (chất đường, bột).
- B. Protein (chất đạm)
- C. Lipit (chất béo).
- D. Vitamin.
Câu 4. Tại sao người ta khuyến nghị không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo?
- A. Gây ra hiện tượng thừa lipid. Lipid bị dự trữ trong máu, gan gây ra tắc nghẽn mạch máu.
- B. Dễ mắc bệnh béo phì.
- C. Dễ mắc bệnh tiểu đường.
- D. Tất cả các phương án trên.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu hiện tượng một số quá trình sau:
- a. Để mớ rau muống ngoài không khí vài ngày
- b. Để cốc sữa tươi hoặc miếng thịt tươi ngoài không khí 2 ngày. Trong thực tế người ta bảo quản thịt tươi bằng cách nào?
Câu 2: Điền tên loại lương thực, thực phẩm thích hợp vào chỗ chấm
- a. Thực phẩm chủ yếu cung cấp năng lượng chho các cơ quan trong cơ thể chúng ta là..............
- b. Để bổ sung các chất đạm cho cơ thể chúng ta cần ăn các loại thực phẩm như..............
- c. Thực phẩm bổ sung nhiều vitamin A cần thiết để duy trì thị lực tốt là..........
- d. Một khoáng chất cần thiết đễ giữa cho xương của chúng ta khỏe mạnh là............
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | B | A | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | a, Khi mớ rau muống ngoài không khí vài ngày, rau héo dần, lá xanh chuyển sang vàng rồi thối, hỏng b. Để cốc sữa tươi hoặc miếng thịt tươi bị vi khuẩn xâm nhập gây mùi khó chịu, thối hỏng Để hạn chế sự phân hủy bởi vi khuẩn người ta bảo quản thịt cá tươi trong tủ lạnh ( ngăn đá hoặc ngăn mát tùy vào thời hạn sử dụng) | 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | a. cacnohydrate ( tinh bột) b. thịt, cá, trứng, sữa,... c. cà chua, cà rốt, ớt chuông, gan động vât,... d. calcium | 0.75 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Nhận xét nào sau đây không đúng về lương thực?
- A. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.
- B. Lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong thành phần thức ăn.
- C. Lương thực bao gồm: thực vật, động vật và các sản phẩm chế biến.
- D. Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại.
Câu 2. Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
- A. Carbohydrate (chất đường, bột).
- B. Protein (chất đạm)
- C. Lipit (chất béo).
- D. Vitamin
Câu 3. Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bao gồm?
- A. Gạo
- B. Rau củ
- C. Thịt cá
- D. Ngô
Câu 4: Quá trình vắt nửa quả chanh vào cốc sữa đậu nành dẫn đến hiện tượng gì?
- A. Nước đậu nành bị đông vón
- B. Sữa đậu nành đổi màu
- C. Chan nước trong cốc
- D. Sự phân hủy của chanh
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. a. Kể tên 5 thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và 5 lương thực – thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
- b. Trong các lương thực- thực phẩm đó, loại nào có thể ăn trực tiếp, loại nào nên nấu chính?
Câu 2. Nêu những dấu hiệu cho biết thực phẩm đã hỏng. Lấy 3 ví dụ
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | C | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | a. 5 loại thực phẩm có nguồn gốc từ dộng vật: thịt động vật ( bò, gà, lợn,...) cá, trứng, sữa, mỡ lợn. 5 lương thực- thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai, hoa quả, rau b. Một số hoa quả, rau( rau thơm, xà lách, dưa leo, cà chua,...) có thể ăn trực tiếp Các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt động vật ( bò, gà, lợn,...) cá, trừng, mỡ lợn nên chế biến và nấu chính Sản phẩm từ sửa động vật ( sữa bò, sữa dê) cần qua chế biến như thanh trùng, tiệt trùng trước khi sử dụng | 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Dấu hiệu: + Thay đổi màu sắc. Ví dụ: rau, hoa quả héo và chuyển màu sắc + Có mùi khó chịu: Ví dụ: thịt cá để lâu bốc mùi ôi thiu + Nổi bong bóng hoặc lên mốc xanh. Ví dụ: các xương ninh sủi bọt, nổi váng khi để lâu vài ngày | 3 điểm |