Giáo án gộp Kinh tế pháp luật 11 cánh diều kì II

Giáo án học kì 2 sách Giáo dục kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì II của Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

............................................

............................................

............................................


BÀI MẪU

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 15. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để xác định được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại và tố cáo, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại và tố cáo.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm thực hiện đúng hoặc sai quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo; Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo phù hợp với lứa tuổi.

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo ở khu dân cư và trong xã hội; Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo phù hợp với lứa tuổi ở nhà và trong cộng đồng.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: 

+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

+ Tôn trọng và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;

  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;

  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản;

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết, làm quen với quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

b. Nội dung:

  • HS thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi.

  • GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Một số hành vi, việc làm thực hiện đúng hoặc sai quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thường gặp trong cuộc sống.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân mà các em biết: Hãy chia sẻ thông tin về một số vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS thảo luận cặp đôi để cùng thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời đại diện 1 hoặc 2 cặp đôi trả lời câu hỏi.

+ Trường hợp 1: Phát hiện một tụ điểm thường xuyên tổ chức đánh bạc, tiêm chích ma túy cho thanh niên xã, A đã gửi đơn tố cáo kèm theo các hình ảnh, bằng chứng tới cơ quan công an địa phương.

+ Trường hợp 2: Chứng kiến bạn M - 15 tuổi đi làm thuê cho quán ăn thường xuyên bị ông chủ đánh đập, chửi mắng, bà H đã viết đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý hành vi của ông chủ quán.

  • Một số HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo?

➢ Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quyền công dân về khiếu nại

a. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ quyền của công dân về khiếu nại.

b. Nội dung:

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và nhóm, đọc hiểu thông tin, trường hợp mục 1 trang 103 - 104 SGK.

- GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền công dân về khiếu nại.

c. Sản phẩm học tập: Quyền công dân về khiếu nại.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành 4 - 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Cá nhân: Đọc thông tin về Luật Khiếu nại và các trường hợp ở mục 1 SGK.

+ Trao đổi, thảo luận nhóm về các trường hợp; trả lời các câu hỏi trong SGK trang 104:

a) Từ thông tin, theo em trong các trường hợp trên, các quyền của người khiếu nại nào đã được thực hiện?

b) Em hiểu thế nào là quyền khiếu nại của công dân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, trao đổi, thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận:

+ Trường hợp 1: anh H là người khiếu nại đã thực hiện quyền tự mình khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông.

+ Trường hợp 2: người khiếu nại là mẹ chị N thực hiện quyền khiếu nại.

+ Trường hợp 3: người khiếu nại là ông A đã thực hiện quyền yêu cầu cơ quan giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Cụ thể, ông A đã yêu cầu áp dụng các biện pháp để tránh hư hỏng lô hàng hóa của mình.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào kết quả thảo luận của HS và phần sản phẩm để đưa ra nhận xét, đánh giá về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về kiến thức cần ghi nhớ.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại

a. Quyền công dân về khiếu nại

- Công dân có quyền tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại; tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; được quyền nhận các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.

- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó; nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại; được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo của Luật Tố tụng Hành chính; rút khiếu nại.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa vụ của công dân về khiếu nại

a. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.

c. Sản phẩm học tập: Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.

d. Tổ chức hoạt động:

............................................

............................................

............................................

 

Hoạt động 5. Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

a. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

c. Sản phẩm học tập: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Đọc và thảo luận tình huống 1 và 2 mục 3 SGK và trả lời câu hỏi trong SGK trang 109:

Theo em, hậu quả của các hành vi do chủ thể trong tình huống 1 và 2 gây ra là gì?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm nghiên cứu trường hợp và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình:

- Hành vi của các chủ thể trong tình huống 1 và 2 đã gây ra những hậu quả sau:

+ Xúc phạm uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - trưởng phòng H.

+ Làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét và kết luận theo nội dung SGK.

- GV tổng kết và chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

- Hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, Nhà nước, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm uy tín, danh dự, hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1. Việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân đem đến nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ việc

A. là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.

C. thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước.

D. góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 2. Anh T và chị P cùng công tác tại một trạm thủy nông. Trong giờ làm việc, chị P phát hiện anh T sau khi uống rượu đã vận hành trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt gây ngập úng trên diện rộng. Lo sợ bị kỷ luật, anh T nhắn tin đe dọa yêu cầu chị P phải giữ bí mật việc làm trên của anh. Để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và công dân, chị P cần thực hiện quyền nào sau đây?

A. Tố cáo.             B. Tranh tụng.                 C. Khiếu nại.                   D. Khởi tố.

Câu 3. Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ tổ chức nào là thực hiện quyền

A. khiếu nại.                   B. tố cáo.               C. truy xuất.          D. phán quyết.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền tố cáo của công dân?

A. Được nhận thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo.

B. Được công khai họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.

C. Được khen thưởng hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

D. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

Câu 5. Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận văn bản nào sau đây?

A. Thông báo hiện trạng hồ chứa thủy lợi.

B. Thông báo phân bổ ngân sách trung ương

C. Quyết định sáp nhập địa giới hành chính.

D. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại và tố cáo để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời cá nhân HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

A

B

B

D

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập (SGK tr.109-110)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm HS làm việc cá nhân và theo nhóm, hoàn thành 4 bài tập trong Phần Luyện tập.

Bài tập 1. Trong các trường hợp dưới đây, chủ thể nào thực hiện đúng, chủ thể nào thực hiện chưa đúng quyền khiếu nại, tố cáo? Vì sao?

A. Bà T gửi đơn đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã N khiếu nại về quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã N đối với bà T.

B. Bạn M báo cáo với nhà trường về hành vi gian lận trong thi cử của bạn cùng lớp.

C. Ông V vận động người dân tổ dân phố nơi ông sinh sống không bị kích động, lôi kéo, dụ dỗ người khác đi khiếu nại đông người trái quy định pháp luật.

D. A cố tình vu khống, tố cáo đến cơ quan nơi chị L công tác những điều không đúng sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị L.

Bài tập 2. Em hãy nêu những hành vi được làm và những hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo trong các câu dưới đây:

A. Cố tình khiếu nại, tố cáo sai sự thật.

B. Người khiếu nại quyết định rút khiếu nại.

C. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối trật tự công cộng.

D. Cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật.

Bài tập 3. Em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo.

Bài tập 4. Em hãy xử lí tình huống sau:

a. "Do xây dựng nhà khi chưa xin phép xây dựng nên ông A bị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử phạt vi phạm hành chính (Quyết định số 13/QĐ-XPVPHC), trong đó phạt tiền ông A là 500 000 đồng và buộc ông A phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Ông A liền khiếu nại quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đến Tòa án nhân dân huyện yêu cầu Toà án huỷ quyết định nêu trên của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A."

Em hãy nhận xét về hành vi khiếu nại của ông A. Theo quy định về quyền khiếu nại thì ông A có quyền khởi kiện hành chính tại Toà án đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã không? Giải thích vì sao.

b. "K công tác tại bộ phận quản lí cấp phép dự án xây dựng. Lãnh đạo huyện A nhận được một số phản ánh về việc anh K trả kết quả không đúng thời hạn, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và công dân khi đến giao dịch các thủ tục cấp phép xây dựng. Sự việc tiếp diễn cho đến ngày lãnh đạo huyện A nhận được đơn thư tố cáo của ông B (giám đốc doanh nghiệp) rằng anh K gây phiền hà, sách nhiễu khi đến làm thủ tục cấp phép xây dựng công trình, hậu quả là chậm tiến độ đầu tư xây dựng công trình, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp của ông B."

Em hãy nhận xét về hành vi của anh K. Theo quy định pháp luật về quyền tố cáo, doanh nghiệp của ông B sẽ thực hiện quyền như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày câu trả lời:

Bài tập 1: 

- Các trường hợp chủ thể thực hiện đúng: A, B, C.

- Các trường hợp chủ thể thực hiện chưa đúng: D.

Bài tập 2:

- Các hành vi được làm: B.

- Các hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo: A, C, D.

Bài tập 3:

(GV yêu cầu HS nghiên cứu lại nội dung SGK và hoàn thành bài tập)

Bài tập 4:

a. 

+ Hành vi khiếu nại của ông A là không đúng pháp luật, vì ông đã thực hiện hành vi trái pháp luật nên không được thực hiện quyền khiếu nại.

+ Ông A không có quyền khởi kiện hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại, người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này, ông A xây dựng nhà khi chưa xin phép là hành vi trái pháp luật, nên ông không có quyền khởi kiện tại Toà án hành chính.

b. 

+ Anh K đã có hành vi gây phiền hà cho tổ chức và công dân khi đến làm các thủ tục cấp giấy phép xây dựng.

+ Theo quy định của pháp luật, ông B sẽ thực hiện quyền tố cáo bằng cách:

1/ Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2/ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lí giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thực hiện được quy định về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

c. Sản phẩm học tập: Xây dựng được kế hoạch tìm hiểu và thiết kế sản phẩm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 - 6 HS): Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS thực hiện nhiệm vụ theo GV đã hướng dẫn.

- GV theo dõi, động viên, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS nộp sản phẩm cho GV vào tiết học tiếp theo.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

- GV tổng kết nội dung chính và hướng dẫn HS tự đánh giá sau bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại.

+ Quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo.

+ Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Làm bài tập trong SBT.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 16. Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (350k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (150k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (150k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (150k)
  • ....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD GD KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD. GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 1: Cạnh trang trong kinh tế thị trường
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 3: Thị trường lao động
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 4: Việc làm

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 5: Thất nghiệp
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 6: Lạm phát

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. VĂN HOÁ TIÊU DÙNG

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 9: Văn hoá tiêu dùng

GIÁO ÁN WORD. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

II. GIÁO ÁN POWERPOINT GD KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT. GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 3: Thị trường lao động
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 4: Việc làm

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 5: Thất nghiệp
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 6: Lạm phát

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. VĂN HOÁ TIÊU DÙNG

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

GIÁO ÁN POWERPOINT. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ GD KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 1 Bài 1: Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên (P1)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 1 Bài 1: Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên (P2)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 1 Bài 1: Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên (P3)
 
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 1 Bài 2: Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên (P1)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 1 Bài 2: Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên (P2)

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động (P1)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động (P2)
 
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động (P1)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động (P2)
 
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động (P1)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động (P2)

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 3 Bài 6: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật dân sự
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 3 Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 3 Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ GD KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 1: Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 1: Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 2: Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 6: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật dân sự
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Chat hỗ trợ
Chat ngay