Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 1: Lịch sử là gì?

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 1: Lịch sử là gì?. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử loài người:

A. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sông lớn.

B. Máy tính điện tử đầu tiên ra đời.

C. Năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 2: Lịch sử là gì?

A. Những gì sẽ diễn ra trong tương lai. 

B. Những gì đã diễn ra trong quá khứ. 

C. Những hoạt động của con người trong tương lai. 

D. Những hoạt động của con người đang diễn ra.

Câu 3: Tục ngữ có câu “Tam sao thất bản”, loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó:

A. Tư liệu gốc. 

B. Tư liệu truyền miệng. 

C. Tư liệu gốc. 

D. Tư liệu hiện vật.

Câu 4: Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Các bài nghiên cứu khoa học.

Câu 5: Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử dân tộc ta:

A. Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. 

B. Kì nghỉ hè ở biển của em kết thúc vào ngày 1/8/2021. 

C. Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã đã chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc

Câu 6: Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học:

A. Sử học.               

B. Khảo cổ học.             

C. Việt Nam học.         

D. Cơ sở văn hóa.

Câu 7: Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là:

A. Con người.

B. Thượng đế.

C. Vạn vật.

D. Chúa trời.

Câu 8: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử:

A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.

B. Sự hình thành các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. 

C. Hoạt động của vương triều Nguyễn.

D. Các trận đánh lớn của quân và dân ta. 

Câu 9: Tác giả của câu danh ngôn Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống là:

A. Đê-mô-crit.

B. Hê-ra-crit.

C. Xanh-xi-mông.

D. Xi-xê-rông.

Câu 10: Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Không được coi là một tư liệu.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

B

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

A

D

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí,…phản ánh các sự kiện lịch sử, nhất là về đời sống chính trị, văn hóa được gọi là:

A. Tư liệu hiện vật. 

B. Tư liệu chữ viết. 

C. Tư liệu gốc. 

D. Tư liệu truyền miệng.

Câu 2: Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống:

A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.

B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.

C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.

Câu 3: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cho biết điều gì về lịch sử dân tộc ta:

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trân trọng chính nghĩa. 

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. 

D. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai. 

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử:

A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 

B. Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 

C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. 

D. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lịch sử vì hởi nghĩa được diễn ra vào năm 40-43 đã xảy ra trong quá khứ.

Câu 5: Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử vì:

A. Ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.

B. Bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.

C. Cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.

D. Cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.

Câu 6: Sự kiện nào sau đây không được gọi là lịch sử:

A. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

B. Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

C. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40. 

D. Sự xuất hiện của thế hệ máy tính vào năm 2025.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc học lịch sử:

A. Giúp đúc kết bài học từ quá khứ, phục vụ hiện tạo, xây dựng tương lai.

B. Giúp hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương.

C. Giúp hiểu được sự hình thành, phát triển của khoa học tự nhiên.

D. Giúp tìm hiểu sự hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại. 

Câu 8: Nguồn tư liệu có giá trị xác thực nhất là:

A. Tư liệu truyền miệng. 

B. Tư liệu hiện vật. 

C. Tư liệu chữ viết. 

D. Tư liệu gốc. 

Câu 9: Một góc di tích Hoàng thành Thăng Long (số 18, Hoàng Diệu, Hà Nội). ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long là: 

A. Tư liệu gốc. 

B. Tư liệu truyền miệng. 

C. Tư liệu gốc. 

D. Tư liệu hiện vật.

Câu 10: Những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại,…) được truyền từ đời này qua đời khác được gọi là:

A. Tư liệu truyền miệng. 

B. Tư liệu gốc. 

C. Tư liệu chữ viết. 

D. Tư liệu hiện vật

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày khái niệm lịch sử và môn lịch sử. 

Câu 2 (4 điểm). Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Khái niệm lịch sử và môn lịch sử: 

+ Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

+ Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Căn cứ vào các loại tư liệu lịch sử để biết và dựng lại lịch sử (tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, tư liệu gốc).

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Từ đoạn tư liệu dưới đây, em có nhận xét gì về vai trò của lịch sử?

“Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương để răn dạy cho đời sau. Sử phải tỏ rõ được công bằng, phải trái, yêu ghét, vì lời khen của sử còn vinh dự hơn áo đẹp vua ban, lời chê của sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, sử thực là cái cân, cái gương của muôn đời”

(Theo Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972).

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về:

A. Toàn bộ những hoạt động đã diễn ra của con người trong quá khứ.

B. Xã hội loài người trong quá khứ.

C. Lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. 

D. Những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Các bài nghiên cứu khoa học.

Câu 3. Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử vì:

A. Ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.

B. Bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.

C. Cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.

D. Cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử

Câu 4. Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống:

A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.

B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.

C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ sau: 

                                               Dân ta phải biết sử ta

                                  Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Câu 2 (2 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

D

D

Tự luận: 

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Từ “gốc tích” trong câu thơ nghĩa là lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là một phần của lịch sử đất nước ta - “sử ta”.

- Ý nghĩa của câu thơ: người Việt Nam phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Không đồng ý với ý kiến.

- Học môn Lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.

2 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Lịch sử là gì?

A. Những gì sẽ diễn ra trong tương lai. 

B. Những gì đã diễn ra trong quá khứ. 

C. Những hoạt động của con người trong tương lai. 

D. Những hoạt động của con người đang diễn ra

Câu 2. Các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí,…phản ánh các sự kiện lịch sử, nhất là về đời sống chính trị, văn hóa được gọi là:

A. Tư liệu hiện vật. 

B. Tư liệu chữ viết. 

C. Tư liệu gốc. 

D. Tư liệu truyền miệng. 

Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử:

A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 

B. Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 

C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. 

D. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lịch sử vì hởi nghĩa được diễn ra vào năm 40-43 đã xảy ra trong quá khứ. 

Câu 4. Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học:

A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.

B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.

C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.

D. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người. 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Bản thân em biết được thêm những gì thông qua việc học tập lịch sử. 

Câu 2 (2 điểm): Theo em, việc biên soạn các tác phẩm lịch sử có tác dụng gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay