Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều Bài 2: Thời gian trong lịch sử. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năm đầu tiên của Công lịch là năm:

A. Thánh Ala ra đời.

B. Thần Brahma ra đời.

C. Phật Thích Ca ra đời.

D. Chúa Giê-su ra đời

Câu 2: Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định:

A. Không gian diễn ra các sự kiện.

B. Chủ thể của sự kiện đã diễn ra.

C. Mối quan hệ giữa các sự kiện.

D. Thời gian xảy ra các sự kiện.

Câu 3: Công lịch là loại lịch dung ở:

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Trên thế giới.

Câu 4: Âm lịch được tính theo:

A. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời. 

B. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. 

C. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. 

D. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất. 

Câu 5: Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, cách tính nào sau đây là đúng:

A. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.

B. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó.

C. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại cộng với năm đó.

D. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó trừ đi năm hiện tại.

Câu 6: Một thập kỉ gồm:

A. 10 năm.

B. 100 năm.

C. 1 000 năm. 

D. 10 000 năm. 

Câu 7: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm:

A. Đức Phật ra đời.

B. Chúa Giê-su ra đời.

C. Chúa Giê-su qua đời.

D. Nguyệt thực toàn phần.

Câu 8: Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là:

A. 1840 năm.

B. 2021 năm.

C. 2200 năm.

D. 2179 năm.

Câu 9: Công lịch được dùng cho đến:

A. Hết thời cổ đại. 

B. Hết thời cận đại. 

C. Hết thời trung đại. 

D. Cho đến ngày nay. 

Câu 10: Năm 938 thuộc thế kỉ, thiên niên kỉ:

A. Thế kỉ XI, thiên niên kỉ I.

B. Thế kỉ X, thiên niên kỉ I.

C. Thế kỉ IX, thiên niên kỉ II.

D. Thế kỉ IX, thiên niên kỉ I.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

D

D

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

C

D

B


 

ĐỀ 2

...........................................

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Hãy cho biết cách tính thời gian của người xưa. Âm lịch, dương lịch là gì?

Câu 2 (4 điểm). Nêu một số khái niệm sau: Công nguyên, trước Công nguyên, thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Người xưa tính thời gian bắt đầu từ sự phân biệt sáng - tối (ngày - đêm) trên cơ sở quan sát, tính toán quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất, Trái đất quay quanh Mặt trời và làm ra lịch.

-  Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.

- Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

+ Công nguyên: Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê-su (người sáng lập đạo Ki-tô giáo) ra đời là năm đầu tiên của Công nguyên. 

+ Trước Công nguyên: trước năm chúa Giê-su ra đời.

+ Một thập kỉ là 10 năm. Một thế kỉ là 100 năm. Một thiên niên kỉ là 1000 năm.

4 điểm

ĐỀ 2

...........................................

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Từ xa xưa, để đảm bảo thuận lợi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người Việt Nam đã dựa vào quan sát, tính toán quy luật chuyển động của Mặt trăng, Trái đất,…và đúc kết như sau:

                                     “Trông trời, trông đất, trông mây

                           Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”

Theo em, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người Việt Nam thường tính theo:

A. Dương lịch.

B. Âm lịch.

C. Công lịch.

D. Cả A và C đều đúng. 

Câu 2. Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Khoảng thời gian theo thế kỉ, theo năm của sự kiện so với năm 2013 là:

A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 102 năm.

B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 192 năm.

C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3 000 năm.

D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 000 năm.

Câu 3. Ngày lễ ở nước ta được tính theo Âm lịch là:

A. Ngày Nhà giáo Việt Nam.

B. Ngày Quốc khách.

C. Tết Nguyên đán.

D. Ngày Thương binh liệt sĩ.

Câu 4. Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra vào ngày 7/2/1418, hãy tính thời gian theo âm lịch, dương lịch cho sự kiện lịch sử này:

A. Âm lịch: 2/1 năm Mậu Tuất. Dương lịch: 7/2/1418.

B. Âm lịch: 3/1 năm Mậu Tuất. Dương lịch: 7/2/1418.

C. Âm lịch:1/2 năm Mậu Tuất. Dương lịch: 7/2/1418.

D. Âm lịch: 2/2 năm Mậu Tuất. Dương lịch: 7/2/1418.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Theo em, trên tờ lịch có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch mà không ghi âm lịch không? Tại sao?

Câu 2 (2 điểm): Các sự kiện dưới đây xảy ra cách năm hiện tại khoảng bao nhiêu năm?

a. Khoảng thiên niên kỉ II TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch. 

b. Thục Phán lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 TCN

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

C

A

Tự luận: 

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Trên tờ lịch không nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch, mà cần có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch vì: việc dùng âm lịch khá phổ biến ở Việt Nam, liên quan đến văn hóa cổ truyền của dân tộc.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Khoảng thiên niên kỉ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch: 3000 + 2021 = 5021 năm

- Thục Phán lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 TCN: 208+2021= 2229 năm.

2 điểm

ĐỀ 2

...........................................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay